Nhật Bản đặt cược vào các giống lúa chịu nhiệt nhằm ứng phó với thời tiết khắc nghiệt

02/09/2024

TN&MTVật lộn với tình trạng thiếu gạo sau khi thời tiết khắc nghiệt tàn phá mùa màng năm ngoái, Nhật Bản đang hy vọng các giống lúa chịu nhiệt mới sẽ có thể giúp ngăn chặn các cú sốc về nguồn cung trong tương lai.

Nhật Bản đặt cược vào các giống lúa chịu nhiệt nhằm ứng phó với thời tiết khắc nghiệt

Nhật Bản kỳ vọng các giống lúa chịu nhiệt mới sẽ có thể giúp ngăn chặn các cú sốc về nguồn cung trong tương lai

Theo số liệu chính thức, nhiệt độ cao và điều kiện khô hạn trong mùa hè năm 2023 đã khiến năng suất lúa ở các vùng trồng chính của  nước này sụt giảm và gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo, góp phần khiến lượng gạo tồn kho tụt xuống mức thấp nhất trong 25 năm.

Với nhu cầu tăng cao - một phần do đón lượng khách du lịch kỷ lục - các siêu thị trên khắp Nhật Bản đã phải vật lộn để duy trì nguồn gạo dự trữ trong vài tháng gần đây. Thậm chí, một số siêu thị đã áp dụng hạn ngạch về số lượng gạo mà khách hàng có thể mua được.

Trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương ở Saitama - một trong những vùng nóng nhất Nhật Bản, hy vọng khoa học có thể giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt gạo trong tương lai và đang thúc đẩy một trong số nhiều dự án phát triển loại gạo có khả năng chống chịu tốt hơn.

Ông Yoshitaka Funakawa, một nông dân đang tham gia thử nghiệm giống lúa chịu nhiệt mới có tên "emihokoro" cho rằng, thời tiết sẽ tiếp tục nóng hơn, khiến ông cảm thấy nếu không có các giống lúa chịu được nhiệt độ cao thì việc trồng lúa sẽ rất khó khăn.

Năm nay, Nhật Bản đã trải qua tháng 7 nóng nhất trong lịch sử. Nhiệt độ cao làm gián đoạn quá trình tích tụ tinh bột bên trong hạt gạo, khiến chúng trở nên đục hơn, lốm đốm các đốm trắng và ít được ưa chuộng hơn, ảnh hưởng đến giá trị thị trường của cây trồng.

Tại Trung tâm Nghiên cứu công nghệ nông nghiệp Saitama, các nhà nghiên cứu đã lấy hạt giống từ khắp Nhật Bản, canh tác và thụ phấn chéo trong nỗ lực tạo ra các giống lúa có khả năng chống chịu tốt hơn (ví dụ như emihokoro).

Là niềm tự hào của Nhật Bản, gạo được xem là loại ngũ cốc cao cấp làm nguyên liệu cho các món ăn đặc trưng như sushi, đồng thời cũng là thực phẩm được tiêu thụ rộng rãi. Theo đó, năng suất lúa thấp của năm ngoái là một trong những yếu tố khiến giá gạo tăng mạnh.

Dữ liệu lạm phát tháng 7 được công bố vào tuần trước cho thấy, gạo (không bao gồm thương hiệu cao cấp nổi tiếng “koshihikari”) đã chứng kiến mức tăng giá cao nhất trong hơn 20 năm qua.

Theo Công ty Nghiên cứu BMI, mặc dù tình trạng thiếu hụt hiện tại có thể được cải thiện khi có vụ mùa mới vào đầu tháng 9, nhưng nguồn cung hạn hẹp dự kiến sẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2025, do thời tiết nắng nóng gây rủi ro cho các vụ thu hoạch sắp tới.

Trong khi đó, chính phủ ngày càng lo ngại rằng biến đổi khí hậu sẽ đe dọa đến vụ mùa quan trọng nhất của cả nước trong thời gian dài hơn nếu không có hành động nào được thực hiện.

Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản công bố hồi tháng 7, dự báo đến năm 2100, năng suất lúa ở nước này ước tính sẽ giảm khoảng 20% so với thế kỷ trước. Do đó, việc chuyển sang các giống lúa chịu nhiệt cao là biện pháp quan trọng nhất để giải quyết tác động của biến đổi khí hậu đối với cây lúa và tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra trong tương lai, Bộ Nông nghiệp nước này khẳng định.

Theo baothuathienhue.vn

Tin tức

Cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và những định hướng chiến lược

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ trưởng Trần Quý Kiên tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024

Tài nguyên

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai Luật Đất đai 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành

Bộ TN&MT làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về công tác quản lý đất đai

PGS. TS Lê Anh Tuấn: Mạch nước ngầm khai thác tràn lan là nguyên nhân chính dẫn đến vụ sụt lún

Hoàn thiện danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng

Môi trường

Khởi động dự án giảm sử dụng nhựa một lần trong trường học

Nâng cao nhận thức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa

COP16: Tăng cường cam kết bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến Liên minh toàn cầu vì 'Hòa bình với thiên nhiên'

Chia sẻ kinh nghiệm về mô hình, giải pháp quản lý Vườn di sản ASEAN bền vững

Video

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 1: Bản đồ cảnh báo lũ quét và nguy cơ sạt lở đất- Công cụ thiết yếu còn manh mún, dàn trải

Chiến lược quản trị kinh doanh nhà hàng

Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho huyện đảo Phú Quý

Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh của công dân ngành TN&MT

Chính sách

Gợi mở những định hướng phù hợp chiến lược phát triển cao nguyên xanh Lâm Đồng

Dự án tâm điểm quận Hoàng Mai: 2 trường học sát kề, hàng hiếm cho khách có con nhỏ

Tổng công ty Giấy Việt Nam phát triển gắn với bảo vệ môi trường?

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm thành viên Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án

Phát triển

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 3 tháng cuối năm 2024 của tỉnh Bắc Ninh

Tích hợp giáo dục môi trường trong công tác giảng dạy tại Nam Định

Thị trường thủ công mỹ nghệ hướng đến con số 2394 tỷ USD vào năm 2032

Diễn đàn

Vai trò của lãnh đạo báo chí, doanh nghiệp với phát triển bền vững

Bắt kịp xu hướng chuyển dịch năng lượng xanh

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo niềm tin phát triển thị trường tài chính xanh

Thực tiễn triển khai các quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở tại các Bộ, ngành