Nhà khoa học nữ mong muốn sáng chế đến gần hơn với xã hội

28/03/2023

TN&MTVới hơn 20 năm nghiên cứu về xử lý khí thải của các quá trình đốt nhiên liệu, công nghệ chế tạo bộ xúc tác hỗn hợp oxit kim loại của nhà khoa học nữ Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thắng, Viện Kỹ thuật Hóa học (Đại học Bách khoa Hà Nội) và các cộng sự đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế số 1-0020257 vào năm 2019. Từ đó đến nay, Giáo sư, Tiến sỹ Thắng vẫn "miệt mài" tiếp tục nghiên cứu, với mong muốn sáng chế đến gần hơn với xã hội, phục vụ cộng đồng.

Chú thích ảnh

Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thắng hướng dẫn sinh viên trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thắng nghiên cứu lĩnh vực xúc tác xử lý khí thải của các quá trình đốt cháy nhiên liệu và tổng hợp hữu cơ, bảo vệ môi trường gồm: Khí thải ô tô, xe máy, các động cơ đốt trong, khí thải từ các ngành công nghiệp có sử dụng nhiên liệu, khí thải nhà máy nhiệt điện, khí độc CO từ các đám cháy, khí hầm mỏ than, khí thải từ các nhà máy nhiệt phân cao su phế thải, khí thải từ các quá trình công nghiệp có chứa nhiều các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, đặc biệt là hợp chất dạng vòng thơm như khí thải của các quá trình gia công chế biến sơn, quá trình tổng hợp polyeste không no... Khí thải từ các nguồn này chứa các khí gây ô nhiễm chủ yếu là hydrocarbon, CO... có tác hại xấu đến môi trường và sức khỏe con người. 

Lĩnh vực nghiên cứu xúc tác xử lý khí thải gồm bốn mảng nghiên cứu chính là xúc tác ba thành phần để xử lý khí thải các động cơ xăng, xúc tác xử lý khí độc CO ở điều kiện nhiệt độ thường, xúc tác xử lý NOx từ khí thải các nhà máy nhiệt điện và xúc tác xử lý các hợp chất thơm dễ bay hơi từ các nhà máy nhiệt phân cao su và sản xuất chất dẻo. Hiện nay, các nghiên cứu về dòng xúc tác của nhà khoa học Lê Minh Thắng đều đang được hoàn thiện để chuẩn bị cho quá trình thương mại hóa rộng rãi, phục vụ cộng đồng, bảo vệ môi trường. 

Giáo sư Lê Minh Thắng cho biết thêm: Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu, xử lý khí thải này là có thể xử lý được nhiều chất trong không khí cùng lúc thay vì phải xử lý riêng biệt từng đối tượng. Quá trình mà Giáo sư Thắng cùng các đồng nghiệp tìm ra hỗn hợp xúc tác là một chặng đường dài mà nền tảng dựa trên nhiều nghiên cứu cơ bản. Mặc dù trên thế giới đã có không ít nghiên cứu về xúc tác hỗn hợp oxit kim loại chuyển tiếp với nhiều ứng dụng nhưng yếu tố quyết định hoạt tính của xúc tác chính là tỷ lệ từng thành phần oxit. Một kim loại chuyển tiếp thường chưa có hoạt tính vượt trội, do vậy cần sử dụng một số kim loại chuyển tiếp phối hợp với nhau để cung cấp nhiều tâm hoạt tính cho các giai đoạn khác nhau của phản ứng trong quá trình xử lý khí thải.

Ngoài ra, ưu điểm của sản phẩm là giảm được đáng kể giá thành so với các sản phẩm nhập ngoại từ kim loại quý đắt tiền, có khả năng ổn định cao hơn vì những xúc tác kim loại quý dễ bị thiêu kết trong môi trường nhiệt độ cao và dễ mất hoạt tính sau một thời gian ngắn khi gặp clo và lưu huỳnh trong khí thải. Sản phẩm hiện đã bước đầu được thương mại hóa, một số nhà máy nhiệt phân cao su phế thải ở Hải Dương đã lắp đặt bộ xúc tác này trên hệ thống ống xả với chi phí khoảng 100 triệu đồng/lần và sau tối thiểu 2-3 năm, các nhà máy đã lắp đặt mới cần phải thay thế bộ xúc tác. 

Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thắng tiết lộ thêm, với vai trò đang là thành viên của Hiệp hội Xúc tác châu Á - Thái Bình Dương (APACS), mong muốn tìm kiếm một doanh nghiệp sản xuất xúc tác nước ngoài để chuyển giao công nghệ và tạo thêm sản phẩm thương mại. Trong thời gian tìm kiếm, nhóm vẫn sẵn sàng đón nhận những yêu cầu xử lý khí thải trực tiếp của các nhà máy trong nước.

Xử lý khí thải là quá trình kiểm soát, ngăn chặn các thành phần ô nhiễm tiếp xúc với môi trường. Dựa vào các đặc tính và nồng độ ô nhiễm khác nhau có thể chọn các công nghệ phù hợp để xử lý triệt để nguồn thải. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra mạnh mẽ cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu, với mục tiêu bảo vệ môi trường, tránh tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), lần đầu tiên Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, cải tiến chất lượng môi trường để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050.

Việt Nam có hàng nghìn nhà máy công nghiệp trung và nhỏ, việc xử lý khí thải có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực với mục tiêu cải tiến chất lượng môi trường. Hiện, phần lớn các nhà máy đều không có công nghệ xử lý khí thải triệt để mà chỉ sử dụng các biện pháp hấp thụ bằng nước hoặc hấp phụ bằng than đơn giản để xử lý khí thải nên chất lượng không cao, vẫn tạo nên "gánh nặng" xử lý môi trường sau này bởi các biện pháp này vẫn giữ lại các chất ô nhiễm chứ không xử lý triệt để. Nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thắng, Viện Kỹ thuật Hóa học (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã giải quyết được phần nào "bài toán" môi trường đạt chất lượng cao nhất.

HL ( TTXVN)

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn