Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển
Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè
Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau
Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng xăng sinh học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp phát triển xăng sinh học ở Việt Nam
Đánh giá kết quả quan trắc nước thải Công ty cảng trên sông Đồng Nai
Nghiên cứu giúp đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại một công ty cảng nằm bên bờ phải sông Đồng Nai, tỉnh Bình Dương. Nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại cảng chứa hàm lượng dầu mỡ khoáng và các hợp chất hữu cơ, cùng với hàm lượng Nitơ cao, đòi hỏi công nghệ xử lý hiệu quả.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường hướng tới kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững
Bài báo “Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình (NMNĐTB) tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường hướng tới kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững” đã thống kê được hiện trạng các hồ sơ liên quan tới BVMT mà nhà máy đã thực hiện. Nghiên cứu đã xác định được một số giải pháp hướng tới kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững của NMNĐTB.
Mật độ, tính chất vi nhựa trong trầm tích tại khu vực đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên - Huế
Sự có mặt của vi nhựa trong trầm tích vùng ven biển được xem là một vấn đề ô nhiễm mới nổi. Ở Việt Nam, các nghiên cứu vi nhựa trong môi trường trầm tích ven biển còn khá ít. Công trình này trình bày về mật độ và tính chất của vi nhựa trong trầm tích khu vực đầm phá Tam Giang.
Nghiên cứu chế tạo vật liệu composite từ một số nguồn nguyên liệu thiên nhiên
Nguồn nguyên liệu từ sợi thiên nhiên rất dồi dào và phong phú ở nước ta. Các loại sợi thiên nhiên có ưu điểm là thân thiện môi trường và dễ phân hủy sinh học, đã được nghiên cứu và ứng dụng làm vật liệu composite.
Nghiên cứu và xây dựng nguồn học liệu mở hỗ trợ công tác giảng dạy
Nguồn học liệu mở được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tiễn trong công tác giảng dạy tại khoa Hệ thống Thông tin và Viễn thám - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.
Ứng dụng ảnh vệ tinh và các chỉ số cảnh quan trong nghiên cứu đánh giá phân mảnh rừng: Thí điểm tại Đắk Nông giai đoạn 2015-2021
Sự phân mảnh môi trường sống nói chung và phân mảnh rừng nói riêng thường được định nghĩa là một quá trình, trong đó, một vùng môi trường sống bị biến đổi thành một số vùng nhỏ hơn có tổng diện tích nhỏ hơn, bị tách biệt, xen kẽ nhau bởi các môi trường sống không giống như ban đầu (1).
Đánh giá kết quả quan trắc không khí của Công ty cảng trên sông Đồng Nai
Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại công ty cảng trên sông Đồng Nai cho thấy môi trường làm việc được kiểm soát hiệu quả với các chỉ số chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn, và các chất ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn quốc gia như QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 26:2016/BYT, QCVN 02:2019/BYT, và QCVN 03:2019/BYT.
Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cao su trên địa phận tỉnh Bình Dương
Bài báo này phân tích tình hình sử dụng và xử lý nước thải tại một nhà máy chế biến cao su, nơi nguồn nước chủ yếu đến từ nước ngầm, nước mặt sông Thị Tính và tái sử dụng nước thải sau xử lý. Tại nhà máy, lượng nước thải sử dụng cho sản xuất chiếm hơn 92% tổng lượng nước thải phát sinh. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy có công suất thiết kế 2,000 m³/ngày.
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đề xuất cho nhà máy sản xuất nội thất tại tỉnh Bình Dương
Nước thải từ vệ sinh trục máy in và xử lý bụi sơn chứa nhiều hóa chất độc hại như dung môi, kim loại nặng, và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Nếu không được xử lý đúng cách, có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm, bề mặt và đất, ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh và cây trồng, cũng như gây ra các vấn đề về sức khỏe cho con người.
Tăng cường hoạt động thúc đẩy quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Tóm tắt: Nhóm nghiên cứu là các giảng viên và sinh viên đến từ khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã triển khai thực hiện nhiều nghiên cứu tại các địa phương về đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về quản lý CTRSH quy định trong luật bảo vệ môi trường năm 2020 ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, đồng thời, phối hợp cùng địa phương tổ chức một số hội nghị tuyên truyền, chia sẻ kiến thức về BVMT, cũng như hướng dẫn người dân cách phân loại CTRSH tại hộ gia đình theo quy định.
Đất ô nhiễm thủy ngân: Tính chất, nguồn gốc, ảnh hưởng lên sức khỏe con người và các phương pháp xử lý
Thủy ngân được biết đến là một kim loại nặng rất độc, tồn tại lâu dài trong môi trường đất, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Nghiên cứu về đặc điểm đất ô nhiễm thủy ngân và các phương pháp xử lý là cần thiết nhằm góp phần vào việc loại bỏ ô nhiễm thủy ngân và bảo vệ môi trường.
Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước của lực lượng công an cơ sở
Trong những năm qua, quá trình CNH-HĐH đất nước đã đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng: GDP của Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng, ở tất cả các địa phương, góp phần làm diện mạo đất nước ngày càng thay đổi, mạng lưới cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước ở nước ta ngày càng ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam xuất phát từ những chất thải công nghiệp, nông nghiệp và rác thải sinh hoạt; trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, các giải pháp pháp bảo vệ môi trường chưa đi trước một bước nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường nước.
Thực trạng công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Đánh giá thực trạng công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đề cập đến việc sử dụng nghiên cứu khoa học vào thực tế trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội - Đây là một vấn đề rất cần thiết trong việc quản lý tài nguyên đất đai và phát triển kinh tế - xã hội và đề xuất một số giải pháp tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất hiệu quả trong đó đánh giá kết quả thực trạng công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội có khả năng nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Nghiên cứu tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng tại trường Đại học Công Thương, Thành phố Hồ Chí Minh bằng mô hình AIM/Enduse
Nghiên cứu này ước tính mức tiêu thụ điện và lượng khí thải carbon dioxide (CO2) của hai tòa nhà A và B thuộc khuôn viên chính của Trường Đại học Công Thương TP.HCM, Việt Nam (HUIT).
Tập trung nghiên cứu khu vực trọng điểm về thiên tai
Các nhà khoa học Việt Nam đang triển khai nhiều nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau để phục vụ phòng, tránh thiên tai, từ việc phát triển các phương pháp, công nghệ để dự báo, cảnh báo sớm, cảnh báo tức thời thiên tai xảy ra ở các quy mô khác nhau. Vấn đề đặt ra là các nghiên cứu cần được ứng dụng hiệu quả trong thực tế.
Điều chế phân bón Ure phân hủy chậm và đánh giá chất lượng phân - Giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Nghiên cứu này giới thiệu quy trình đơn giản để tổng hợp phân ure phân hủy chậm nhằm giảm dư lượng phân bón trong môi trường nông nghiệp ở Việt Nam. Phân ure phân hủy chậm, tạo từ ure, MgSO4 hoặc CuSO4, tro trấu, latex và chitosan, có cấu trúc ổn định và tan chậm hơn phân ure thông thường. Kết quả cho thấy, phân này cung cấp dinh dưỡng từ từ, giúp cây cải ngọt sinh trưởng tốt, đồng thời giảm thiểu sự thất thoát phân bón và ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu đề xuất phân ure phân hủy chậm là giải pháp tiềm năng cho nông nghiệp bền vững, cần thêm nghiên cứu để cải thiện quy trình và đánh giá chất lượng.
Đánh giá khả năng sinh tổng hợp Exopolysaccharide của vi khuẩn Bacillus sp. dưới ảnh hưởng điều kiện nhiệt độ và muối NaCl
Exopolysaccharides (EPS) có thể được dùng sản xuất nhựa sinh học góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, chúng tôi đánh giá khả năng tổng hợp EPS từ 3 dòng vi khuẩn Bacillus sp. BC1, BC2, BC3 thu từ đất trồng mè ở huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ, nuôi trong môi trường dinh dưỡng LB broth (Luria Bertani Broth) có bổ sung muối NaCl 0,25%, 0,5%, 1%, ở 350C, 450C và 600C, thời gian nuôi cấy 24, 48 và 72 giờ. Tất cả 3 dòng vi khuẩn đều có khả năng tổng hợp EPS.
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu về mặt nhiệt độ đến môi trường làm việc của công nhân nhà xưởng
Nhiệt độ không khí môi trường tự nhiên tăng do biến đổi khí hậu có thể làm cho nhiệt độ môi trường nhà xưởng sản xuất mở từ đó có thể làm tăng rủi ro nghề nghiệp và sức khỏe người lao động. Nhằm có thể bước đầu tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 30 người lao động ở hai cơ sở sản xuất có nhà xưởng môi trường mở. Nội dung phỏng vấn tập trung vào nhận định sự thay đổi nhiệt độ trong 5 năm trở lại đây, tác động của nhiệt độ tăng đến sức khỏe và rủi ro nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả người lao động đều nhận định nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu và làm tăng nhiệt độ môi trường nhà xưởng mở, đồng thời gây ra các vấn đề về sức khỏe ành hưởng đến hiệu quả sản xuất và rủi ro nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, các kiến nghị về an toàn bảo hộ lao động, quản lý sản xuất, chăm sóc sức khỏe.
Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng hệ thống thông tin quản lý thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã có những thay đổi vượt bậc về hệ thống cơ sở hạ tầng. Các khu đô thị lớn hình thành, các khu công nghiệp mở rộng nằm bao quanh thành phố đã thu hút lượng lớn lao động trong và ngoài thành phố đến làm việc sinh sống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tương đối lớn về rác thải sinh hoạt (bao gồm cả khối lượng và chủng loại).
Đánh giá hiệu quả xử lý rơm trên đồng ruộng tới một số tính chất đất trong canh tác lúa hiện nay
Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).