Nghiên cứu

Quá trình nuôi trồng vi khuẩn lam Spirulina Platensis sử dụng nước thải chăn nuôi heo sau Biogas theo phương pháp thủy canh cải tiến

Quá trình nuôi trồng vi khuẩn lam Spirulina Platensis sử dụng nước thải chăn nuôi heo sau Biogas theo phương pháp thủy canh cải tiến

Nghiên cứu đã đề xuất một phương pháp mới “phương pháp thủy canh cải tiến” trong nuôi trồng vi khuẩn lam Spirulina platensis sử dụng nước thải chăn nuôi heo sau biogas. Nước thải chăn nuôi heo sau biogas bổ sung NaNO3 thì cải thiện đáng kể năng suất sinh khối và tỷ lệ gắn kết của vi khuẩn lam Spirulina platensis lên vật liệu hỗ trợ. Sau 7 ngày nuôi năng suất sinh khối cao nhất trên vật liệu hỗ trợ đạt được 3,53 g/m2/ngày, tỷ lệ bám dính lên bề mặt vật liệu hỗ trợ 44,95%, hiệu suất loại bỏ PO43-, NO3-, NH4+ lần lượt là 87,55; 93,74; 98,63%. Kết quả còn cho thấy nồng độ sinh khối vi khuẩn lam Spirulina platensis thu được từ phương pháp thủy canh cải tiến gấp 1,3 lần so với phương pháp truyền thống.

Mô hình hóa khả năng sinh trưởng rau Nhút sống trong môi trường nước thải ao nuôi cá Rô phi và cá Điêu hồng

Mô hình hóa khả năng sinh trưởng rau Nhút sống trong môi trường nước thải ao nuôi cá Rô phi và cá Điêu hồng

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá khả năng hấp thu dinh dưỡng nitơ tổng, photpho tổng trong nước thải ao nuôi của rau Nhút. Thí nghiệm được tiến hành trong 42 ngày với hai nghiệm thức độc lập (rau Nhút + nước thải - NT1; nước thải - NT3) và một nghiệm thức đối chứng (rau Nhút + nước máy - NT2). Từ kết quả phân tích các chỉ số như pH, nitơ tổng, photpho tổng, chỉ số lá, trọng lượng cây, nhiệt độ cho thấy, chất lượng nước thải sau thí nghiệm ở nghiệm thức NT1 được cải thiện một cách đáng kể so với NT3. Hiệu quả xử lý nitơ tổng ở NT1, NT2 và NT3 tương ứng từ 30,51 - 62,53 %, 44,37 - 86,41 %, 24,61 - 35,52 %. Hiệu quả xử lý photpho tổng tương ứng từ 30,93 - 66,25 %, 20,41 - 77,89 %, 15,26 - 20,98 %. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy sinh khối và chiều dài cây ở NT1 tăng đáng kể so với NT2. Trọng lượng cây tăng lên 11,7g/cây ở NT1 so với 0,41g/cây ở NT2. Chiều dài cây tăng 16,86 cm/cây ở NT1 so với 6,7 cm/cây ở NT2. Đồng thời từ kết quả thu được, lập nên phương trình mô hình tuy

Khảo sát khả năng xử lý Methylene Blue bằng than Mắc-ca được hoạt hóa bằng hóa chất K2CO3

Khảo sát khả năng xử lý Methylene Blue bằng than Mắc-ca được hoạt hóa bằng hóa chất K2CO3

Khảo sát khả năng xử lý nước thải Methylene Blue (MB) bằng vật liệu than hoạt tính được điều chế từ vỏ hạt Mắc-ca với tác nhân hoạt hóa hóa học K2CO3, cho thấy khả năng hấp phụ MB đạt 1g/261.52 mg MB ở các điều kiện tối ưu như nhiệt độ 6500C và thời gian nung 60 phút. Kết quả khảo sát cho thấy than có khả năng xử lý màu MB tốt nhất đạt 98.55% tương ứng với độ màu 406 Pt-Co ở các điều kiện tối ưu như pH = 9.5và thời gian nung 60 phút. Kết quả cho thấy có sự tương đồng với các kết quả nghiên cứu khác và có khả năng ứng dụng vào xử lý nước thải màu.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chụp ảnh bằng thiết bị bay không người lái (UAV) trong thành lập bản đồ mặt biển

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chụp ảnh bằng thiết bị bay không người lái (UAV) trong thành lập bản đồ mặt biển

Hiện nay, việc quy hoạch các khu vực nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa quan trọng để phát huy tối đa nguồn lực, phát triển KT-XH của địa phương. Hiện trạng nuôi trồng trên mặt nước và địa hình đáy biển là hai nguồn dữ liệu cần thiết cho công tác quy hoạch. Ứng dụng UAV trong thành lập bản đồ ở trên đất liền đã được thực hiện nhiều, nhưng với khu vực mặt biển với đặc thù địa vật có độ tương đồng cao, lại liên tục thay đổi nên nhiều khó khăn trong việc thành lập được bình đồ ảnh hay bình đồ ảnh có sai số lớn. Bài báo này nghiên các điều kiện để áp dụng được phương pháp chụp ảnh UAV trong thành lập bản đồ mặt biển.

Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chế biến thịt bò bằng chế phẩm sinh học BIO-EM

Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chế biến thịt bò bằng chế phẩm sinh học BIO-EM

Ngành công nghiệp chế biến thịt nói chung, chế biến thịt bò nói riêng giữ vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Tuy nhiên bên cạnh đó, vấn đề môi trường rất đáng quan tâm do phát sinh một lượng lớn nước thải chứa hàm lượng lớn các chất lơ lửng, chất hữu cơ rất cao nếu không xử lý sẽ gây ra nhiều hậu quả ONMT. Trong khi đó, các công nghệ xử lý nước thải (XLNT) hiện nay đòi hỏi kinh phí xây dựng và vận hành lớn. Trên cơ sở đó, biện pháp XLNT chế biến thịt bò bằng các chế phẩm sinh học được đưa ra để cải thiện tình hình, giảm thiểu tới mức thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực của nước thải đến môi trường.

Đánh giá bước đầu xử lý màu của than hoạt tính Mắc-ca đã được hoạt hóa bằng hóa chất H2SO4

Đánh giá bước đầu xử lý màu của than hoạt tính Mắc-ca đã được hoạt hóa bằng hóa chất H2SO4

Ứng dụng vật liệu xử lý nước thải Methylene Blue (MB) bằng than hoạt tính, được điều chế từ vỏ Mắc-ca sử dụng tác nhân hoạt hóa bằng hóa chất H2SO4. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hấp phụ Methylene Blue đạt 1g/250,22mg Methylene Blue ở các điều kiện tối ưu như tỷ lệ H2SO4 50% : than = 1:1, nhiệt độ 9000C và thời gian nung 45 phút. Than hoạt tính từ vỏ Mắc-ca với tác nhân hóa học H2SO4 đạt hiệu suất xử lý màu Methylene Blue tốt nhất là 96,11% tương ứng với độ màu 201 Pt-Co ở các điều kiện tối ưu như pH = 6, liều lượng 1g/L và thời gian xử lý 60 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy than hoạt tính được điều chế từ vỏ Mắc-ca và được hoạt hóa từ hóa chất H2SO4 có tìm năng xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm.

Nghiên cứu hấp phụ Pb (II) trong môi trường nước bằng vật liệu Aerogel cacbon

Nghiên cứu hấp phụ Pb (II) trong môi trường nước bằng vật liệu Aerogel cacbon

Bài báo này trình bày về cách tổng hợp cacbon aerogel trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp sấy thăng hoa. Cấu trúc của vật liệu được xác định bằng các phương pháp hóa lý hiện đại như: SEM, TEM, Xray, BET. Khả năng hấp phụ và động học hấp phụ của ion Pb2+đã được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu và tính toán các thông số động học chứng tỏ cacbon aerogel là vật liệu hấp phụ tốt. Ảnh hưởng của các thông số như: pH, thời gian tương tác, nhiệt độ đến khả năng hấp phụ đã được khảo sát. Vật liệu cacbon aerogel đạt cân bằng hấp phụ sau 90 phút. Các thông số thực nghiệm cho thấy phản ứng hấp phụ tuân theo mô hình động học bậc 2 tốt hơn mô hình động học bậc 1, khả năng hấp phụ theo mô hình Langmuir tốt hơn mô hình Frechdlich. Dung lượng hấp phụ cực đại ion Pb2+theo mô hình Langmuir đạt 103 mg/g.

Bước đầu đánh giá khả năng xử lý Methylene blue của than hoạt tính Mác ca biến tính

Bước đầu đánh giá khả năng xử lý Methylene blue của than hoạt tính Mác ca biến tính

Nghiên cứu xử lý nước thải màu Methylene Blue bằng vật liệu than hoạt tính với tác nhân H3PO4 được điều chế từ vỏ Maccadamia và biến tính với tác nhân H2O2. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hấp phụ Methylene Blue đạt 1g/265mg Methylene Blue ở các điều kiện tối ưu tương ứng nồng độ 20% và thời gian ngâm lắc 30h. Than biến tính bằng tác nhân oxy hóa H2O2 cho thấy đạt hiệu suất xử lý màu Methylene Blue.

Nghiên cứu đánh giá loại hình sử dụng đất nông nghiệp bằng phương pháp AHP kết hợp GIS tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Nghiên cứu đánh giá loại hình sử dụng đất nông nghiệp bằng phương pháp AHP kết hợp GIS tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự phù hợp loại đất trong quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) nông nghiệp. Trong bài báo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP kết hợp với GIS để phân tích đánh giá loại hình SDĐ có xét đến các yếu tố: Loại đất, địa hình, điều kiện khí hậu... Kết quả nghiên cứu của bài báo đưa ra cơ sở khoa học, giúp cho các nhà quản lý có căn cứ để phân loại, quy hoạch SDĐ nông nghiệp sao cho có hiệu quả để tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Đánh giá khả năng loại bỏ kim loại chì trong nước thải sản xuất pin ắc quy bằng xỉ tro

Đánh giá khả năng loại bỏ kim loại chì trong nước thải sản xuất pin ắc quy bằng xỉ tro

Chì là một trong những nguyên tố khá phổ biến trong hoạt động công nghiệp như: In ấn, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ắc quy, pin, hàn xì, khai thác quặng, xăng dầu,... Tuy nhiên, chì lại là một kim loại có độc tính cao, có khả năng gây nguy hại đến con người và động thực vật. Tro xỉ là một trong số các chất thải rắn sinh ra trong quá trình đốt than của các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng, hóa chất - phân bón, luyện kim, công nghiệp giấy và sấy nông nghiệp - thực phẩm… mà còn là nguồn gây ONMT đất, nước và không khí. Vì vậy, để góp phần làm giảm ONMT và tái sử dụng những chất phế thải, nghiên cứu về khả năng loại bỏ chì trong nước thải sản xuất pin ắc quy bằng xỉ tro đã được thực hiện.

Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng thử nghiệm cơ sở dữ liệu để điều phục vụ quản lý đất đai ở Hải Phòng

Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng thử nghiệm cơ sở dữ liệu để điều phục vụ quản lý đất đai ở Hải Phòng

Trước đây, công tác quản lý, hồ sơ dữ liệu đê điều ở Hải Phòng được quản lý theo kiểu thủ công, lập hồ sơ lý lịch đê điều bằng sổ sách. Các số liệu về đê điều được quản lý thông qua việc lưu trữ hồ sơ của nhiều cấp từ địa phương đến trung ương. Việc quản lý này dẫn đến hồ sơ bị phân tán, việc tra cứu các dữ liệu khó khăn.

Đặc điểm chất lượng và khả năng sử dụng Kaolin khu Nà Thức, Đại Từ, Thái Nguyên để sản xuất gốm sứ

Đặc điểm chất lượng và khả năng sử dụng Kaolin khu Nà Thức, Đại Từ, Thái Nguyên để sản xuất gốm sứ

Kaolin khu Nà Thức là sản phẩm phong hóa từ các đá gabro và gabro- diaba của phức hệ Núi Chúa (aT3n nc), phân bố dạng thấu kính, nằm trực tiếp trên đá gabro bán phong hóa. Kaolin có màu trắng, trắng xám phớt vàng, vàng nâu. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm chất lượng và tính chất công nghệ của kaolin khu Nà Thức cho thấy, kaolin nguyên khai có chất lượng trung bình đến xấu, hiện chưa đáp ứng được yêu cầu cho công nghiệp sản xuất gốm sứ. Với việc sử dụng quy trình tuyển thử nghiệm kaolin gồm các khâu: Đánh tơi chà xát, phân cấp hạt bằng phân cấp ruột xoắn và hệ thống xyclon thủy lực, tuyển từ, lọc qua sàng 0,063 mm, bơm đến bể cô đặc, lọc ép khung bản, tạo viên, sấy khô; kaolin lọc có độ thu hồi ở cỡ hạt <0,063mm đạt 49,2%, có hàm lượng các oxit SiO2, Al2O3, Fe2O3 lần lượt là 46,52%, 32,3% và 1,12%. Kaolin lọc khu Nà Thức hiện có thể sử dụng để sản xuất men cho gạch ốp lát loại thông thường.

Nghiên cứu thành phần loài bướm ngày tại xã Hua Trai thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, Sơn La

Nghiên cứu thành phần loài bướm ngày tại xã Hua Trai thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, Sơn La

Đề tài đã tiến hành điều tra, xác định được 37 loài Bướm ngày thuộc ngành động vật chân đốt (Arthropoda), lớp côn trùng (Insecta), bộ cánh vẩy (Lepidoptera), 6 họ bướm và 27 giống bướm khác nhau. Mô tả hình thái một số loài bướm quý, hiếm được xác định tại khu vực nghiên cứu để nhận biết và quản lý bảo vệ loài theo hướng bảo tồn ĐDSH, phát triển lâm nghiệp bền vững. Tại xã Hua Trai, KBT Mường La, tỉnh Sơn La chưa có hay có rất ít thông tin về thành phần loài bướm ngày, vì vậy kết quả nghiên cứu của đề tài góp thêm tài liệu phục vụ cho công tác bảo tồn ĐDSH và nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu ứng dụng màng siêu lọc trong công nghệ xử lý nước suối Tà Vải để cấp nước sinh hoạt

Nghiên cứu ứng dụng màng siêu lọc trong công nghệ xử lý nước suối Tà Vải để cấp nước sinh hoạt

Tóm tắt: Suối Tà Vải là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và ăn uống cho nhân dân và bộ đội khu vực miền núi tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, các hoạt động KT-XH dọc hai bờ đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm mà các biện pháp truyền thống không xử lý được để bảo đảm chất lượng nước theo yêu cầu. Nghiên cứu mô hình xử lý nước suối Tà Vải theo 2 giai đoạn: Xử lý bậc 1 bằng lọc hấp phụ zeolit đa năng và xử lý bậc 2 bằng màng siêu lọc UF. Kết quả cho thấy sau quá trình lọc UF, các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng trong nước suối Tà Vải như: Các chất rắn lơ lửng tạo độ đục, các chất hữu cơ, sắt, mangan, amoni,… và vi khuẩn gây bệnh hầu hết được loại bỏ, bảo đảm yêu cầu của QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT. Quá trình lọc zeolit - lọc màng UF là quá trình xử lý nước cấp không sử dụng hóa chất, phù hợp với đặc điểm chất lượng nước suối Tà Vải.

Đầu Trước 14 15 16 17