Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển
Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè
Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau
Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng xăng sinh học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp phát triển xăng sinh học ở Việt Nam
Ô nhiễm nguồn nước, không khí gây hàng loạt bệnh nguy hiểm cho con người
Ô nhiễm môi trường nước, không khí… đang tác động cực xấu đến sức khỏe. Hàng nghìn người ung thư mỗi năm liên quan đến sử dụng nguồn nước bẩn hay sống ở vùng không khí ô nhiễm.
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải nhựa tại quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm bổ sung một số số liệu góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về công tác tái chế, quản lý rác thải nhựa tại quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng, góp phần vào hoạt động quản lý chất thải nhựa theo các kế hoạch quốc gia. Kết quả khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu vào tháng 12/2021 đã xác định được khối lượng rác thải nhựa trung bình/ngày được các hộ thu gom phế liệu thu mua tại k hu vực nghiên cứu và thành phần rác thải nhựa được thu gom. Nghiên cứu cũng đánh giá được nhận thức của người dân trong việc phân loại rác thải nhựa phục vụ cho mục đích tái chế, quản lý. Trong thời gian tới, cùng với sự đầu tư và phát triển kinh tế, lượng khách du lịch đổ về ngày càng nhiều, lượng rác thải nhựa sẽ còn phát sinh rất lớn vì vậy, tiềm năng tái chế tại Cát Bà được đánh giá rất lớn. Đây sẽ là giải pháp cấp thiết và lâu dài nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu “Cát Bà xanh”.
Xác định hàm lượng chất lơ lửng trong nước mặt khu vực sông Hồng và sông Đuống đoạn chảy qua TP. Hà Nội bằng dữ liệu ảnh viễn thám quang học Sentinel 2
Hàm lượng chất lơ lửng là một trong những thông số quan trọng trong đánh giá chất lượng nước mặt. Bài báo này trình bày kết quả “Nghiên cứu xác định hàm lượng chất lơ lửng trong nước mặt khu vực sông Hồng và sông Đuống đoạn chảy qua TP. Hà Nội bằng dữ liệu ảnh viễn thám quang học Sentinel 2 trên cơ sở phương pháp tỷ lệ ảnh”. Dữ liệu đo phổ phản xạ nước và hàm lượng chất lơ lửng tại 33 điểm mẫu được sử dụng để xây dựng hàm hồi quy. Kết quả nhận được cho thấy, hàm lượng chất lơ lửng trong nước mặt sông Hồng và sông Đuống đoạn chảy qua TP. Hà Nội có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ với tỉ lệ phản xạ phổ mặt nước tại dải sóng cận hồng ngoại (NIR) và đỏ. Sử dụng mô hình hồi quy này, trong nghiên cứu đã xác định hàm lượng chất lơ lửng trong nước mặt cho toàn bộ khu vực nghiên cứu. Kết quả nhận được trong bài báo có thể sử dụng nhằm cung cấp nhanh thông tin về hàm lượng chất lơ lửng, phục vụ công tác giám sát và đánh giá chất lượng nước mặt ở các lưu vực sông.
Hành động khẩn cứu lấy môi trường: Ba giải pháp khả thi
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc được công bố tuần trước, nhịp sống xô bồ của các thành phố, đặc biệt là mật độ giao thông dày đặc, công trường xây dựng đang thi công và nhiều nguồn ô nhiễm tiếng ồn gây hại cho sức khỏe con người, gia tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim.
Phát thải khí CO2 từ phá rừng tăng gấp đôi chỉ trong 2 thập kỷ
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, lượng khí thải CO2 từ nạn phá rừng nhiệt đới trong thế kỷ này cao hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, tăng gấp đôi chỉ trong vòng 2 thập kỷ qua, và hiện vẫn đang trên đà gia tăng.
Cá voi là giải pháp của tự nhiên giúp chống biến đổi khí hậu
Cá voi đóng vai trò như một bể chứa carbon, đồng thời kích thích sự phát triển của những sinh vật phù du hấp thụ khí nhà kính.
Nghiên cứu, cung cấp các cơ sở khoa học, phục vụ công tác quản lý tài nguyên, môi trường
Năm 2021, các kết quả nghiên cứu của Viện được đẩy mạnh nhằm cung cấp các cơ sở khoa học ứng dụng, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của Bộ, góp phần vào sự phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường nói riêng và phục vụ kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Đặc biệt, việc xây dựng và công bố thành công Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, phiên bản cập nhật năm 2020 và lần đầu tiên hoàn thành Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia cho Việt Nam.
Toạ đàm khoa học với chủ đề “Giải pháp cho Sụt lún và Xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Mới đây, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan đã diễn ra buổi Toạ đàm khoa học với chủ đề “Giải pháp cho Sụt lún và Xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cử Long: Từ nghiên cứu tới Chính sách” với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Toạ đàm tập trung thảo luận về 3 nội dung chính gồm: Tổng quan về các vấn đề ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Nguồn gốc của vấn đề Xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Những thách thức và giải pháp phù hợp cho sụt lún và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu khả năng xử lý chất hữu cơ trong nước thải chế biến cao su tự nhiên bằng thiết bị EGSB
Nghiên cứu này trình bày khả năng xử lý các chất hữu cơ trong nước thải chế biến cao su tự nhiên bằng công nghệ sinh học kỵ khí trên thiết bị EGSB. Nước thải được lấy từ mương đánh đông của Nhà máy chế biến cao su Hà Tĩnh với các giá trị COD dao động trong khoảng 3.400 - 6.600 mg/L. Hiệu suất xử lý COD của thiết bị EGSB ổn định ở mức trên 80% với OLR trong khoảng từ 7,7 ± 0,3 đến 19,0 ± 0,9 kg COD/m3 ngày.
Xử lý các hợp chất hidrocarbon mạch vòng trong bùn đất bằng vi sinh vật quy mô phòng thí nghiệm
Trong nghiên cứu này, chủng vi sinh vật Pseudoxanthomonas sp. BD-a59 được dùng để đánh giá khả năng phân giải các hợp chất BTEX. Kết quả cho thấy, trong trường hợp không bổ sung dịch chiết nấm men thì chỉ có para-xylen và meta-xylen được phẩn giải tương ứng khoảng 80% và 40,9%, trong khi những đồng phân khác thì hầu như không bị phân giải. Nếu môi trường được bổ sung một lượng nhỏ dịch chiết nấm men thì hầu hết các thành phần của BTEX được phân giải trong khoảng thời gian ít hơn 3 ngày đối với các thí nghiệm phân hủy đơn lẻ. Thời gian phân hủy sẽ kéo dài hơn nếu thí nghiệm tiến hành với hỗn hợp của tất cả hợp chất BTEX.
Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và diễn biến khí hậu cực đoan tỉnh Ninh Thuận
Bài báo trình bày đặc điểm, xu thế khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, bốc hơi, gió) và diễn biến các hiện tượng khí hậu cực đoan (hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới) tại tỉnh Ninh Thuận. Phương pháp thống kê và hàm hồi quy tuyến tính, phương pháp xác định điều kiện khô hạn được sử dụng để phân tích chuỗi số liệu quan trắc tại trạm Phan Rang giai đoạn 1993-2019. Theo kết quả tính toán, thống kê nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Ninh Thuận có xu hướng tăng, với tốc độ 0,0120C/năm. Các nghiên cứu cũng cho thấy, bão và áp thấp nhiệt đới thường ảnh hưởng đến tỉnh Ninh Thuận chủ yếu tập trung từ cuối tháng 10 đến tháng 12, cao nhất vào tháng 11 với tần suất 47,1%. Tỉnh Ninh Thuận chịu ảnh hưởng bởi 17 cơn bão trực tiếp trong giai đoạn 1993-2019. Các kết quả giúp đánh giá đặc điểm khí hậu, khí hậu cực đoan phục vụ cho công tác quản lý, có cơ sở khoa học trong việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững của
Xây dựng mô hình cảnh báo, dự báo theo phương pháp học máy có giám sát thử nghiệm dự báo xâm ngập mặn cho lưu vực sông Hậu
Phân tích và dự báo là các bài toán cực kỳ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường. Đó là nhu cầu thiết thực, không thể thiếu cho những hoạt động của con người, cung cấp cơ sở khoa học hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định tốt nhất. Ứng dụng kỹ thuật học máy đối với dữ liệu có yếu tố không gian và thời gian nói chung tại Việt Nam hiện nay chậm trễ so với thế giới. Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến này giúp nâng cao năng lực áp dụng khoa học công nghệ thông minh, tự động và tiên tiến trong công tác quản lý và giám sát số liệu ngành Tài nguyên và Môi trường. Kết quả đạt được của nghiên cứu là xây dựng được mô hình theo phương pháp học máy có giám sát nhằm hỗ trợ cảnh báo, dự báo xâm ngập mặn hiệu quả cho lưu vực sông Hậu.
Tổng quan về ứng dụng cảm biến sinh học trong lĩnh vực môi trường
Cảm biến sinh học (biosensor và biochip) là một trong những công cụ giúp quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường. Thiết bị sinh học này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960 và phát triển một cách vượt trội cho đến hiện tại. Dựa vào cấu tạo đầu dò có thể chia cảm biến sinh học thành ba loại chính đó là cảm biến sinh học dựa trên tế bào, cảm biến sinh học dựa trên enzyme và cảm biến sinh học dựa trên các nucleic acid. Tùy vào những mục đích cũng như các chất cần phân tích khác nhau mà từng loại công nghệ cảm biến sẽ được áp dụng. Cảm biến sinh học dựa trên tế bào thường được ứng dụng khá nhiều trong giám sát các chất ô nhiễm trong môi trường nhờ vào đặc tính đơn giản. Tuy nhiên, đối với các cấu tử ô nhiễm có nồng độ thấp thì cảm biến dựa trên enzyme cho kết quả chính xác nhờ vào độ nhạy cao. Để rút ngắn thời gian phát hiện chọn lọc các chủng vi sinh có mặt trong môi trường, các cảm biến DNA/RNA được sử dụng.
Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Hóc Môn là một huyện thuộc ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp với huyện Củ Chi; phía Nam giáp với Quận 12; phía Đông giáp với thị xã Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương; phía Tây giáp với Long An, huyện Bình Chánh và Quận Tân Bình của TP. Hồ Chí Minh.
Hiện trạng sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon tại Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất các giải pháp và cơ chế, chính sách
Hiện nay, các sản phẩm bằng nhựa và túi nilon đã trở thành những vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, nó được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi. Mỗi ngày, Thành phố Hồ Chí Minh thải ra từ 8.000 đến hơn 9.000 tấn rác, trong đó rác thải từ các sản phẩm nhựa và túi nilon chiếm từ 3-8%. Tác hại của nhựa và túi nilon đến môi trường và sức khỏe con người là rất lớn, tuy nhiên đến nay con người chưa thể dùng các loại vật liệu khác để thay thế hoàn toàn. Bài báo này đưa ra các phân tích về hiện trạng sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chính sách pháp luật về các sản phẩm nhựa, túi nilon; đánh giá những tồn tại và phân tích các nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương án nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về các sản phẩm nhựa, túi nilon.
Đánh giá tính chất hóa học của đất nông nghiệp tại một số huyện thuộc khu vực hạ lưu sông Hồng
Nghiên cứu nhằm đánh giá tính chất hóa lý của đất nông nghiệp tại một số huyện khu vực hạ lưu sông Hồng. Nghiên cứu đã thu thập 15 mẫu đất ở các huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội, Duy Tiên - tỉnh Hà Nam, Trực Ninh, Nam Trực - tỉnh Nam Định, kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng tổng các bon hữu cơ ở mức trung bình, hàm lượng tổng Nitơ ở mức trung bình, hàm lượng lân và kali tổng số ở mức giàu. Hàm lượng kim loại nặng đều thấp hơn ngưỡng cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNM.
Nghiên cứu ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý ô nhiễm môi trường
Theo các báo cáo hiện trạng môi trường, hiện nay, tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường diễn ra ở nhiều nơi ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Do đó, xử lý ô nhiễm môi trường bằng việc áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường ngày càng được chú trọng. Tại Việt Nam, cỏ Vetiver đã được nghiên cứu trồng ứng dụng rộng rãi trong việc chống xói mòn, sạt lở, ứng dụng trong xử lý nước thải và kim loại nặng như asen, chì,… Cỏ Vetiver có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt hay trong những loại đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chúng có thể tách và phân hủy các loại thuốc diệt cỏ,… Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, cỏ Vetiver có khả năng làm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin.
Ảnh hưởng chu kỳ sáng tối đến tiềm năng sinh khối vi tảo Scenedesmus sp.
Vi tảo Scenedesmus sp. được nuôi trong môi trường lỏng Bold’s Basal Medium (BBM) ở điều kiện chiếu sáng có kiểm soát bởi đèn huỳnh quang cường độ ánh sáng là 47 µmol.photons.m-2. s-1 với chu kì sáng tối là 24 giờ sáng: 0 giờ tối; 18 giờ sáng: 6 giờ tối; 12 giờ sáng: 12 giờ tối. Kết quả cho thấy, sự tăng trưởng sinh khối ở thời gian chiếu sáng 24 giờ cao nhất, tiếp đến 18 giờ chiếu sáng và thấp nhất 12 giờ chiếu sáng lần lượt là 0,46 g/L, 0,31 g/L và 0,1 g/L tảo khô. Khi khảo sát ở điều kiện chiếu sáng trực tiếp tự nhiên, thời gian chiếu sáng tương ứng 12 giờ, cường độ ánh sáng trung bình đạt được từ 51,9 - 53,4 µmol.photons.m-2. s-1 sinh khối vi tảo tăng nhanh đạt giá trị 1,64 g/L tảo và lượng lipid thu được 0,1 g/L (chiếm 8,85% so với sinh khối tảo khô) sau 25 ngày nuôi cấy. Điều này cho thấy, chu kỳ sáng tối và cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng sinh khối của vi tảo Scenedesmus sp.
Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh
Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh, lưu giữ và thu gom chất thải nguy hại tại tỉnh Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2015-2020 quy mô kinh tế tại tỉnh tăng gấp 1,68 lần kèm theo đó là sự gia tăng khối lượng chất thải nguy hại. Để nâng cao hiệu quả quản lý, tỉnh Tây Ninh cần rà soát các vị trí công việc để bố trí bổ sung nguồn nhân lực, bên cạnh đó cần ứng dụng thêm công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý để có thể nâng cao hiệu quả giám sát nhưng không gia tăng quá lớn yêu cầu về nhân lực.
Đánh giá hiệu quả của tái chế nhựa trong gạch
Rác thải nhựa là vấn đề môi trường nóng hiện nay, để giảm lượng rác thải nhựa thì tái chế là một biện pháp hữu hiệu. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của gạch có thành phần nhựa tái chế, để thấy tính ưu việt về tính chất vật lý cũng như ý nghĩa về kinh tế - xã hội của loại gạch này. Với khối lượng nhẹ, khả năng chống thấm, chống cháy và độ bền, độ chịu nén tốt, cùng việc vận chuyển, thi công dễ dàng, gạch nhựa tái chế hoàn toàn có khả năng thay thế gạch truyền thống trong tương lai.