Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông: Thúc đẩy hành động tích cực

14/03/2023

TN&MTNgày Quốc tế hành động vì các dòng sông dịp để các quốc gia cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái, đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững.

Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông: Thúc đẩy hành động tích cực

Một góc sông Hồng

Tháng 3/1997, các đại diện từ 20 quốc gia tham gia Hội nghị quốc tế đầu tiên về con người bị ảnh hưởng bởi các con đập, tổ chức tại Brazil, đã quyết định lấy ngày 14/3 là Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông.

Đây là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái, đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.

Quản lý hiệu quả nguồn nước

Các dòng sông, ngoài chức năng cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, vận tải, còn cung cấp nguồn năng lượng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, bồi tụ vật liệu cát xây dựng và phù sa cải tạo đất.

Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 13 lưu vực sông lớn và quan trọng gồm: lưu vực sông Hồng-Thái Bình; Bằng Giang-Kỳ Cùng; Mã; Cả; Hương; Vu Gia-Thu Bồn; Trà Khúc; Kôn-Hà Thanh; Ba; Sê San; Srêpôk; Đồng Nai; Mekong.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân các tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả 3 đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông: sông Cầu, sông Nhuệ-sông Đáy, hệ thống sông Đồng Nai.

Trong những năm qua, có nhiều phiên họp đánh giá tình hình triển khai các Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông tại các địa phương và thống nhất các giải pháp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các tỉnh, thành phố trên các lưu vực sông đã tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả triển khai các đề án cho giai đoạn 2006-2020; đề xuất định hướng trong giai đoạn mới; ban hành nhiều văn bản thực thi, tập trung vào một số vấn đề môi trường nổi cộm như: xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt; giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, chất thải rắn công nghiệp…

Công tác phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh và khu vực giáp ranh ngày càng được tăng cường như: ô nhiễm nước Ngòi Lao trên địa bàn 2 tỉnh Yên Bái và Phú Thọ; ô nhiễm nước sông Cầu đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang; ô nhiễm nguồn nước giữa Hải Dương và Hải Phòng do bãi rác thải; ô nhiễm sông Cái giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ; ô nhiễm môi trường trên hệ thống kênh Bắc Hưng Hải...

Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường nước các lưu vực sông được đầu tư xây dựng từ trung ương đến địa phương. Đối với sông Nhuệ-sông Đáy, có 4 trạm quan trắc tự động nước mặt được đầu tư đặt tại địa bàn tỉnh Hà Nam, 4 trạm quan trắc tự động nước mặt được đầu tư đặt tại tỉnh Nam Định.

Công tác điều tra, thống kê nguồn thải trên các lưu vực sông Cầu, Nhuệ-Đáy, Đồng Nai đang được triển khai trên hầu hết các tỉnh. Kết quả quan trắc hằng năm cho thấy diễn biến chất lượng nước tại nhiều khu vực của các lưu vực sông đã có những thay đổi rõ rệt theo hướng tốt hơn, các thông số ô nhiễm đã có dấu hiệu giảm trong những năm gần đây như lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Đồng Nai, La Ngà, Thị Vải), các 25 sông, suối từng bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã hồi sinh tích cực, có kết quả quan trắc đạt quy chuẩn cho phép.

Để củng cố và tăng cường hiệu quả quản lý của công tác bảo vệ môi trường nói chung và lưu vực sông nói riêng, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định nhiều nội dung mới về công tác bảo vệ môi trường nước lưu vực sông, đặc biệt là việc đánh giá sức chịu tải của sông, hạn ngạch xả nước thải vào lưu vực sông, công bố các đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải...

Các địa phương tích cực phối hợp trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách bảo vệ môi trường lưu vực sông; tiến hành quan trắc môi trường, điều tra, thống kê nguồn thải; xác định các điểm nóng về môi trường; tiến hành phân vùng môi trường; xây dựng hệ thống thông tin môi trường; tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trường lưu vực sông; triển khai nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao công nghệ một số mô hình xử lý nước thải sinh hoạt chi phí thấp cho cụm dân cư đô thị thuộc các lưu vực sông.

Đảm bảo an ninh nguồn nước

Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Đến nay, Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng-Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 6/2/2023.

Đây là quy hoạch thứ 4/13 Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch là căn cứ, định hướng để Bộ Tài nguyễn và Môi trường phối hợp với các bộ ngành, địa phương trên lưu vực sông tổ chức thực hiện quy hoạch nhanh chóng và hiệu quả.

Về Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng-Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết phấn đấu đến năm 2030, 100% các vị trí duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông được giám sát, có lộ trình giám sát tự động, trực tuyến phù hợp; 100% các nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải; 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định; 100% hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị cao về đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa không được san lấp được công bố và quản lý chặt chẽ...

Đến năm 2050, quy hoạch đặt mục tiêu duy trì, phát triển tài nguyên nước, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế, hợp tác song phương liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia; tăng cường bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện theo phương thức trực tuyến trên cơ sở quản trị thông minh.

Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông: Thúc đẩy hành động tích cực

Xây dựng hệ thống cống bao sông Tô Lịch

Theo ông Nguyễn Minh Khuyến, quy hoạch cũng đưa ra 3 nhóm giải pháp quan trọng để thực hiện trong thời gian tới, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, chính sách, các quy chuẩn về khai thác, sử dụng, tái sử dụng tài nguyên nước; điều hòa, phân bổ, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước; khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế.

Với quan điểm môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững kinh tế-xã hội; bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ, cần được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ; chú trọng bảo vệ môi trường lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực sông Nhuệ-Đáy, sông Cầu, sông Mã, sông Vũ Gia-Thu Bồn và sông Đồng Nai.

Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông: Thúc đẩy hành động tích cực

Sông Đồng Nai

Đối với các hồ ao, kênh mương ở các đô thị lớn, tăng cường đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp với cải tạo, phục hồi. Thực hiện các dự án xử lý nước thải, khôi phục lại các đoạn sông, kênh, rạch đã bị ô nhiễm nghiêm trọng như sông Tô Lịch, Sét... (Hà Nội), kênh Tân Hóa-Lò Gốm, Tàu Hũ-Bến Nghé, rạch Xuyên Tâm... (Thành phố Hồ Chí Minh).

Cơ quan chức năng đánh giá khả năng chịu tải, lập phân vùng và hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt; thực hiện các biện pháp giảm thiểu các nguồn thải gây ô nhiễm, phục hồi môi trường các sông, hồ.

Các công trình cần đầu tư xây dựng điều tiết dòng chảy nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước; điều tra, đánh giá tổng thể chất lượng các nguồn nước dưới đất, xác định các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng; xây dựng và thực hiện các giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nguồn nước dưới đất.

Theo vietnamplus.vn

Tin tức

Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam

Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT hưởng ứng Chương trình Tháng 3 biên giới tại Sơn La

Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh

Tài nguyên

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

Việt Nam sẽ đưa ra các cam kết mạnh mẽ trong việc sử dụng nguồn nước

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất không thu tiền thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Ra mắt Câu lạc bộ Yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp

Môi trường

‘Đổi rác tái chế lấy cây xanh’ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nhà máy đường Phan Rang tích cực khắc phục sự cố bụi tro từ quá trình sản xuất

Nha Trang: Tăng cường xử lý rác thải ra sông, biển

Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ra quân Ngày Chủ nhật xanh

Video

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 3000 cây xanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long: Công tác thu gom, xử lý rác chưa hiệu quả

Công tác thu gom rác chưa hiệu quả, Công ty CP Dịch vụ Môi trường Thăng Long có năng lực?

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo khí tượng thủy văn.

Diễn đàn

Thời tiết ngày 21/3:: Miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ nắng nóng, có nơi 37 độ C

Thời tiết ngày 20/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra nắng nóng từ ngày mai

Điện Biên xuất hiện mưa đá kèm dông lốc, có nơi đá phủ trắng mặt đất

Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, miền núi chiều tối và đêm có mưa dông

Phát triển

Cơ hội và thách thức của người làm báo trong thời kỳ mới

Trao 29 giải thưởng Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Trí tuệ nhân tạo và quản trị sáng tạo nội dung trong toà soạn

Hội báo Toàn quốc diễn ra từ ngày 17-19/3/2023

Khoa học

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Ứng dụng KHCN trong công tác bảo vệ môi trường

Những tiến bộ trong công nghệ phân tích, thử nghiệm, giám sát môi trường và an toàn thực phẩm - Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ở Việt Nam

Viện Khoa học KTTV&BĐKH đề ra định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ đến năm 2030

Chính sách

Hội đồng EPR quốc gia đã thông qua Nghị quyết của Phiên họp lần thứ nhất

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tập huấn về giá thực hiện đặt hàng sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước

Báo chí ưu tiên thời lượng, khung giờ vàng phổ biến rộng rãi nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Báo cáo tiến độ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường