Ngành Tài nguyên và Môi trường tiên phong trên hành trình phát triển xanh

01/02/2023

TN&MTNăm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường có một sự kiện đặc biệt, đó là Kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là niềm vinh dự cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang cống hiến trong Ngành. Một mùa xuân mới lại về, ngành Tài nguyên và Môi trường hân hoan chào đón những ánh mai vàng đang nở rộ dưới nắng xuân và chuẩn bị tiếp tục bước tiếp hành trình mới của năm 2023 hết sức nặng nề với nhiều bài toán “hóc búa” cần lời giải cho môi trường và cho sự phát triển bền vững đất nước.

Ngành Tài nguyên và Môi trường tiên phong trên hành trình phát triển xanh

Là đại biểu Quốc hội Khoá XIV, TS. Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng Ban Dân nguyện (cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội), đã thường xuyên dõi theo và đồng hành cùng ngành TN&MT. Nhân dịp Tết đến, Xuân về ông có đôi lời chia sẻ với phóng viên Tạp chí TN&MT:

Phóng viên: Xin ông có một vài đánh giá về chặng đường phát triển 20 năm của ngành Tài nguyên và Môi trường?

TS. Lưu Bình Nhưỡng: Là một người ngoài Ngành, nhưng lại là đại biểu Quốc hội, đại diện cho tiếng nói người dân, doanh nghiệp và qua nhiều thực tế tôi nhận thấy Bộ TN&MT đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong dòng chảy đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Trong mỗi giai đoạn, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn phát triển KT-XH, phân tích, dự báo xu thế của thời đại, ngành đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước về đổi mới chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH, xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành và lớn mạnh.

Hệ thống chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược được cơ bản hoàn thiện đồng bộ trên tất cả 9 lĩnh vực. Các nguồn tài nguyên được quản lý, sử dụng hiệu quả, đa mục đích, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tiềm năng lợi thế về biển, đảo được phát huy, các địa phương có biển đã trở thành khu vực phát triển năng động, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư. An ninh tài nguyên nước được chú trọng.

Chuyển đổi số được đẩy mạnh trên nền tảng tài nguyên số, dữ liệu về thông tin địa lý, dữ liệu đất đai, dữ liệu viễn thám,... hướng tới phát triển kinh tế số. Công tác bảo vệ môi trường đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội, chuyển từ tư duy bị động ứng phó, khắc phục sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi môi trường, các hệ sinh thái của quốc gia.

Ngành TN&MT đã chủ động, đóng góp nhiều sáng kiến quy mô khu vực và toàn cầu liên quan đến giải quyết ô nhiễm rác thải, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng ngừa ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên,…

Chất lượng dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai ngày càng được nâng lên với đủ độ chi tiết, tiệm cận với trình độ của các nước phát triển; đặc biệt, đã dự báo sát, kịp thời các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có các cơn bão lớn, góp phần chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của đất nước ta. Đội ngũ cán bộ, công chức của Ngành được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; số lượng và chất lượng đã được nâng lên một bước. Tổ chức bộ máy đang trong quá trình tinh giản, bớt khâu trung gian để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.

Phóng viên: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2022. Qua 1 năm đưa Luật vào cuộc sống; theo ông, chúng ta cần có giải pháp gì để tập hợp, thu hút các tầng lớp nhân dân chung tay thực hiện?

TS. Lưu Bình Nhưỡng: Luật BVMT năm 2020 đã được thông qua, chính thức có hiệu lực và được áp dụng từ ngày 1/1/2022 với nhiều quy định mới về phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, đến nay chưa có có đạo luật nào xác định rõ các tiêu chuẩn về phát triển xanh,... Vì vậy, rõ ràng vai trò của các nhà làm luật, làm chính sách và trực tiếp là Bộ TN&MT rất quan trọng. Chúng ta cần làm rõ nội hàm của phát triển xanh, yêu cầu và điều kiện phát triển xanh để có thể triển khai thực hiện đúng đắn và hiệu quả.

Đối với cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP 26 về giảm phát thải bằng “0” vào năm 2050 là nhiệm vụ rất quan trọng, là lời hứa có tính toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là làm sao đưa được phải thải bằng 0 vào năm 2050 - Đây là thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi của tất cả chúng ta, không chỉ nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp và người dân phải có sự nhận thức và hành động vượt bậc trong nhiều năm tới.

Phóng viên: Là người có nhiều dịp đồng hành cùng ông tại một số diễn đàn về môi trường, tôi nhận thấy ông luôn có nhiều tâm tư và mong muốn được góp lên tiếng nói kết nối cộng đồng, bảo vệ người dân và sự phát triển bền vững cho đất nước. Nhân dịp Tết đến xuân về, ông có chia sẻ gì với người dân và cộng đồng doanh nghiệp?

TS. Lưu Bình Nhưỡng: Hiện nay, môi trường đang là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả mọi người là không thể chối cãi. Vì vậy, các cơ quan báo chí, các nhà báo cần hành động để thức tỉnh “cơn mê” của những ai đang còn “ngủ mê” với vấn đề môi trường. Để làm được điều này thì trách nhiệm của các nhà báo môi trường rất quan trọng, là cầu nối truyền tải những hiểu biết, nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

Đối với người dân, báo chí cần tuyên truyền, hướng dẫn để họ biết, nhận thức đúng, đầy đủ, từ đó có những hành động cụ thể thiết thực trong BVMT, trong đó có vấn đề phân loại rác tại nguồn. Ngoài ra, những người làm báo viết về môi trường cũng cần thức tỉnh một số nhà lãnh đạo, nhà quản lý còn chưa coi môi trường là nhiệm vụ quan trọng, thiếu trách nhiệm trong quản lý, điều hành công tác này. Bên cạnh đó, tôi mong muốn các nhà báo cũng cần thay mặt xã hội giám sát và điều tra các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xâm phạm môi trường của các tổ chức, cá nhân - Đây là việc làm cần thiết góp phần hỗ trợ cho các nhà làm chính sách, hỗ trợ các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử.

Với doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần có trách nhiệm hơn nữa về BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, các doanh nghiệp cần có đóng góp thiết thực, hành động thực tế vào chiến lược trồng 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động. Theo đó, doanh nghiệp có thể trồng một số lượng cây xanh nhất định ngay trong khuôn viên, nếu mỗi doanh nghiệp của Việt Nam tham gia trồng một lượng cây xanh nhất định bên trong khuôn viên của doanh nghiệp, tại các trường học, bệnh viện, các khu vực công cộng thì mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh sẽ sớm hoàn thành. Việc hoàn thành mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh chính là việc xây dựng 1 “ngân hàng oxy”, dưỡng khí quan trọng cho đất nước, người dân.

Ban Dân nguyện và cán bộ dân nguyện chúng tôi sẵn sàng đồng hành, lắng nghe các ý kiến của người dân, nhà báo, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến thực thi chính sách BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, truyền tải đến các nhà quản lý để không ngừng hoàn thiện chính sách, pháp luật về môi trường và pháp luật có liên quan nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Hồng Minh (thực hiện)

Tin tức

Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam

Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT hưởng ứng Chương trình Tháng 3 biên giới tại Sơn La

Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh

Tài nguyên

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

Việt Nam sẽ đưa ra các cam kết mạnh mẽ trong việc sử dụng nguồn nước

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất không thu tiền thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Ra mắt Câu lạc bộ Yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp

Môi trường

‘Đổi rác tái chế lấy cây xanh’ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nhà máy đường Phan Rang tích cực khắc phục sự cố bụi tro từ quá trình sản xuất

Nha Trang: Tăng cường xử lý rác thải ra sông, biển

Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ra quân Ngày Chủ nhật xanh

Video

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 3000 cây xanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long: Công tác thu gom, xử lý rác chưa hiệu quả

Công tác thu gom rác chưa hiệu quả, Công ty CP Dịch vụ Môi trường Thăng Long có năng lực?

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo khí tượng thủy văn.

Diễn đàn

Thời tiết ngày 21/3:: Miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ nắng nóng, có nơi 37 độ C

Thời tiết ngày 20/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra nắng nóng từ ngày mai

Điện Biên xuất hiện mưa đá kèm dông lốc, có nơi đá phủ trắng mặt đất

Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, miền núi chiều tối và đêm có mưa dông

Phát triển

Cơ hội và thách thức của người làm báo trong thời kỳ mới

Trao 29 giải thưởng Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Trí tuệ nhân tạo và quản trị sáng tạo nội dung trong toà soạn

Hội báo Toàn quốc diễn ra từ ngày 17-19/3/2023

Khoa học

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Ứng dụng KHCN trong công tác bảo vệ môi trường

Những tiến bộ trong công nghệ phân tích, thử nghiệm, giám sát môi trường và an toàn thực phẩm - Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ở Việt Nam

Viện Khoa học KTTV&BĐKH đề ra định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ đến năm 2030

Chính sách

Hội đồng EPR quốc gia đã thông qua Nghị quyết của Phiên họp lần thứ nhất

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tập huấn về giá thực hiện đặt hàng sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước

Báo chí ưu tiên thời lượng, khung giờ vàng phổ biến rộng rãi nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Báo cáo tiến độ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường