Nâng cao hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất đá

29/11/2024

TN&MTHiện nay, thế giới và Việt Nam chưa thể dự báo được về lũ quét, sạt lở mà chỉ có thể cảnh báo. Trong điều kiện của Việt Nam, thực tế là rất khó để dự đoán và giảm thiểu rủi ro lũ quét, sạt lở đất một cách hiệu quả. Những vụ sạt lở đất gây thiệt hại lớn trong thời gian vừa qua ở nhiều nơi trên thế giới và nước ta cho thấy rõ điều đó. 

Nâng cao hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất đá

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì cuộc họp về công tác dự báo diễn biến bão số 3 và các tác động của bão

Về cơn bão số 3 vừa qua, theo các ý kiến đánh giá tại cuộc họp của Bộ Chính trị vào chiều 9/9, về đánh giá tình hình, chỉ đạo và tiếp tục ứng phó các thì công tác dự báo tương đối chính xác, giúp công tác chỉ đạo của Chính phủ kịp thời, công tác chuẩn bị phòng, chống bão của các ngành, địa phương được chủ động, góp phần hạn chế thiệt hại,…

Bộ TN&MT cho biết, bão số 3 năm 2024 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, cường độ bão tăng rất nhanh và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài. Đặc biệt, mức độ giảm cấp trên đường đi không theo quy luật thông thường. Thay vì yếu đi nhanh chóng sau khi qua đảo Hải Nam, cường độ bão số 3 giảm rất chậm và còn rất mạnh khi áp sát bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài tới 12 giờ, gây gió mạnh, mưa đặc biệt lớn cho khu vực Bắc Bộ,…Trong suốt quá trình vận hành giảm lũ cho hạ du của các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Bộ đã chỉ đạo tăng cường theo dõi, giám sát thường xuyên liên tục mực nước các hồ chứa, tình hình vận hành xả lũ, dự báo liên tục hàng giờ diễn biến mưa, lũ về các hồ chứa lớn trên lưu vực. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ việc điều hành, ban hành lệnh vận hành điều tiết các hồ chứa,... Do mưa lớn nên sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đã xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước. Một số khu vực đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng, như tại các tỉnh: Cao Bằng, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh... Đặc biệt, trận sạt lở tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người. 

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thực tế là rất khó để dự báo và giảm thiểu rủi ro lũ quét, sạt lở đất một cách hiệu quả. Ngay cả ở quốc gia có địa hình phẳng nhất thế giới như nước Úc thì các hợp đồng bảo hiểm cũng không có xu hướng bảo hiểm cho rủi ro sạt lở đất vì một lý do đơn giản là rủi ro này rất khó ước tính. Đối với khoa học hiện nay, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến từng khu vực nhỏ như thôn bản, khu dân cư để giảm thiểu các thiệt hại vẫn luôn là thách thức không chỉ của riêng Việt Nam mà ngay cả với những nước có trình độ khoa học công nghệ KTTV phát triển như: Nhật Bản, Hoa Kỳ... Do đó, với công nghệ hiện nay, thế giới chưa thể dự báo được lũ quét, sạt lở đất sẽ xảy ra tại vị trí cụ thể và trong thời điểm cụ thể. Chỉ có khả năng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trong một khu vực nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Để cảnh báo sạt lở đất chúng ta cần phải thực hiện rất nhiều công việc như tăng cường quan trắc, áp dụng các tiến bộ khoa học mới, tăng cương mức độ chi tiết của các yếu tố bề mặt. Đặc biệt là phải đánh giá được chính xác độ ổn định của mái, độ bền và khả năng liên kết hạt của đất ở mỗi vị trí, cái này phù thuộc vào các loại đất khác nhau.

Xác định bão số 3 là cơn bão rất mạnh có thể ảnh hưởng đến đất liền nước ta, ngay từ sáng ngày 3/9, Bộ TN&MT đã chỉ đạo cơ quan KTTV ban hành bản tin bão trên Biển Đông. Thông tin dự báo, cảnh báo của cơ quan KTTV sát đã bám sát với diễn biến thực tế của báo, mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất (dù trên thực tế bão, mưa có nhiều đặc điểm bất thường), tương đồng với dự báo của các cơ quan KTTV quốc tế, đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây,… Bộ TN&MT đã chỉ đạo Tổng cục KTTV phân công lãnh đạo các đơn vị trực tiếp nắm tình hình, thực hiện báo cáo và cập nhật thông tin nhanh, liên tục cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan để phục vụ công tác phòng chống.

Tổng cục KTTV đã sử dụng tất cả các hình thức tuyên truyền có thể, bằng văn bản, phỏng vấn chuyên gia trực tiếp và gián tiếp, tuyên truyền bằng video clip qua mạng thông tin báo chí chính thống và mạng xã hội định danh. Thông tin cho các báo chí truyền thông được thực hiện qua zalo, phối hợp với các đơn vị: Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện 1 giờ một chương trình trực tiếp (24 chương trình), Truyền hình Thông Tấn xã Việt Nam 3 giờ một lần, Đài Truyền hình Hà Nội 1 giờ một lần trực tiếp, Kênh truyền hình VTC14 (kênh thông tin về thiên tai) 3 giờ một lần trực tiếp. Hơn 40 phóng viên, nhà báo của các cơ quan truyền thông đã đưa tin trực tiếp tục từ Trung tâm tác nghiệp KTTV tại trụ sở Tổng cục KTTV để phản ánh kịp thời diễn biến bão, lũ. Tổng cục KTTV cũng chủ động phối hợp và cung cấp thông tin cho Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái theo từng giờ trong 2 ngày trọng điểm 10 - 11/9. Ngoài ra, các cơ quan KTTV cũng thường xuyên cung cấp thông tin tình hình thời tiết và dự báo phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn tại các khu vực xảy ra thiên tai.

Để có được thông tin của cơn bão nhanh, chính xác Lãnh đạo Bộ TN&MT thường xuyên túc trực, chỉ đạo, kiểm tra công tác dự báo. Tại cuộc họp kiểm tra công tác dự báo diễn biến bão số 3 và các tác động của bão, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đánh giá cao các cơ quan của Bộ đã rất chủ động theo dõi, cập nhật thông tin về cơn bão đồng thời đã đưa ra những dự báo, cảnh báo từ sớm và đến thời điểm này những dự báo đưa ra đã khá chính xác do với những diễn biến phức tạp của bão. Bộ trưởng cho biết, công tác dự báo, cảnh báo bão là rất quan trọng; đặc biệt. bão hình thành vào thời điểm cuối mùa lũ do đó có nguy cơ lũ ống, lũ quyét và sạt lở đất sẽ đặt ra thách thức cho các công tác dự báo, cảnh báo từ các cơ quan của Bộ để tham mưu cho Ban chỉ đạo trung ương đưa ra những quyết định kịp thời; đồng thời cũng có các chỉ đạo cho công tác điều hành liên hồ chứa vừa điều tiết lũ vừa đảm bảo tích nước cho mùa khô để đảm bảo đa mục tiêu,…

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ chú trọng việc ưu tiên cho công tác dự báo, cảnh báo và cung cấp các thông tin nhanh, kịp thời và chính xác về cơn bão số 3. Các đơn vị tăng cường phối hợp nhịp nhàng hơn trong việc phát huy công tác chuyên môn, tham khảo các nguồn thông tin của quốc tế, kết hợp các dữ liệu lịch sử để từ đó có những thông tin cảnh báo sớm, kịp thời về trước, trong và sau cơn bão số 3, cũng như các cảnh báo về giông lốc, mưa lũ, sạt lở đất,… Các cơ quan chuyên môn đưa ra các khuyến nghị, thông tin chuyên môn để ban chỉ đạo trung ương về PCTT có những chỉ đạo kịp thời về các công tác liên quan đến liên hồ chứa, xả lũ, ứng phó với sạt lở,… có trao đổi với Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT và Tìm kiếm cứu nạn về phương án xả lũ hay tích nước phù hợp với tình hình thực tế. Bộ trưởng đề nghị cần ban hành kế hoạch của Bộ TN&MT ứng phó với cơn bão số 3 trong đó những nhận định tình hình từ các cơ quan chuyên môn của Bộ như: KTTV, tài nguyên nước, địa chất, biến đổi khí hậu,… từ đó đưa ra những kế hoạch có các kịch bản ứng phó khác nhau, có những đầu mối kỹ thuật của từng lĩnh vực chuyên môn để các địa phương theo dõi và chủ động ứng phó với bão. Với tinh thần không thể chủ quan dù bão còn cách xa đất liền, Bộ trưởng mong muốn các cán bộ ngành KTTV nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đưa ra những dự báo, cảnh cáo kịp thời để công tác ứng phó với bão số 3 được tốt nhất,…

Cũng tại cuộc họp kiểm tra công tác dự báo diễn biến bão số 3, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, Ban chỉ đạo Trung ương và Ban chỉ huy địa phương về công tác PCTT, tìm kiếm cứu nạn đã nắm tình hình. Các Đài KTTV tiếp tục giữ liên hệ với các đầu mối để kịp thời thông tin diễn biến và cảnh báo nguy cơ tác động của bão số 3. Để chuẩn bị cho công tác phòng chống bão số 3, Thứ trưởng yêu cầu Tổng cục KTTV bám cập nhật thông tin mới nhất về đường đi, cường độ, tốc độ di chuyển của bão.Thứ trưởng đặc biệt lưu ý nguy cơ dông lốc trước cơn bão và không thể chủ quan dù bão còn cách xa đất liền. Hiện nay, thời tiết trong đất liền đang nắng nóng và độ ẩm cao, bão chỉ cần qua đảo Hải Nam là có thể gây dông lốc. Vì vậy, các đơn vị dự báo cần đánh giá kỹ các nguy cơ, sử dụng hệ thống cảnh báo dông lốc sét và đánh giá những yếu tố bất ổn định trong bờ để có cảnh báo tốt nhất.

Qua công tác dự báo cơn bão số 3 vừa qua đã để lại bài học kinh nghiệm trong dự báo đó là, việc theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai; chủ động phân tích, dự báo, cảnh báo từ sớm từ xa đã giúp phát hiện kịp thời những diễn biến bất thường, làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành; đồng thời giúp các địa phương triển hai biện pháp phòng chống từ rất sớm, không để bị động. Ngoài các nguồn tin trong nước đã khai thác, việc chia sẻ các số liệu, nhận định với các cơ quan KTTV khu vực và quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương cũng phát huy hiệu quả tốt. Khi bão đổ bộ, tần suất cung cấp thông tin diễn biến bão, mưa, lũ là 30 phút đến 1 giờ một lần cho cơ quan PCTT, ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Trung ương và địa phương. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan KTTV với thường trực Ban chỉ đạo PCTT các cấp từ trung ương đến địa phương giúp việc trao đổi thông tin và nắm bắt tình hình thiên tai kịp thời, chỉ đạo ứng phó hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ quan KTTV cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông để tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết nguy cơ về gió mạnh, lũ, ngập lụt, sạt lở, lũ quét để chủ động ứng phó. Ngôn ngữ thông tin, truyền thông về tác động của bão, mưa lớn, lũ được sử dụng theo hướng dễ hiểu, giúp hành động ứng phó đúng mức.

Để ứng phó với tình trạng mưa lớn, lũ lụt, sạt lở, trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã chỉ đạo đơn vị chức năng đã và đang liên tục theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thủy văn, hải văn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là công tác theo dõi, cảnh báo, dự báo sớm các đợt thiên tai. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo cho Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí để truyền tải sớm nhất cho nhân dân các địa phương, góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết số 76/NQ-CP về công tác PCTT và Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn. Cùng với đó, Bộ tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 1262/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam.

PHƯƠNG LINH
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 18 (Kỳ 2 tháng 9) năm 2024

Tin tức

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với Bộ trưởng Bộ Nhân lực và Bộ thương mại, Công nghiệp Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Tài nguyên

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Hà Nội quyết tâm làm “sống lại” các dòng sông

Hà Nội chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo

Môi trường

Hồi sinh những rạn san hô ở Cát Bà

Hà Nội ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt

Phòng chống ô nhiễm từ hoạt động tái chế kim loại màu

“Vùng phát thải thấp” giúp Thủ đô hạn chế ô nhiễm không khí

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Đề nghị công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa, lũ gây ra đối với khu vực sạt lở bờ sông Vệ, Quảng Ngãi

Phát triển

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT: Hướng đến phòng chống, từ bỏ sử dụng thuốc lá điện tử

Ông Vũ Lân làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng

Diễn đàn

Đảng bộ Bộ TN&MT tổ chức lễ chuyển giao - tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên

Thời tiết ngày 3/12: Bắc Bộ sương lạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Thời tiết ngày 2/12: Bắc Bộ có mưa vài nơi, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Trạm Thủy văn Mường Lát: “Cản bước” thiên tai

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường