Nam Định tăng cường quản lý đất đai, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững

03/11/2024

TN&MTTỉnh Nam Định vừa ban hành 2 văn bản quy định về một số nội dung liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp; văn bản chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2024, nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất đai, thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững.

Nam Định tăng cường quản lý đất đai, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững

Đất đai ở tỉnh Nam Định có độ phì nhiêu cao, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, cần được quản lý chặt chẽ, hiệu quả, khai thác tối ưu tiềm năng

Trong đó, Quyết định số 44/2024/QĐ-UBND, ngày 28/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất chưa sử dụng và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Theo Quyết định số 44, hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, không có tranh chấp, thì được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 176 Luật Đất đai; trường hợp đất nông nghiệp do tự khai hoang nhưng vượt hạn mức giao thì diện tích vượt phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.

Đối với đất chưa sử dụng, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, khả năng quỹ đất chưa sử dụng của địa phương, nhu cầu sử dụng đất của cá nhân trong phạm vi địa giới hành chính xã, phường, thị trấn thì cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có thể được giao tối đa 2ha cho mỗi loại đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, hoặc làm muối; tối đa 10ha đất trồng cây lâu năm; tối đa 30ha đối với mỗi loại đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng.

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 của Luật Đất đai năm 2024.

Tại Quyết định số 45/2024/QĐ-UBND, ngày 28/10/2024, quy định về diện tích đất được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định quy định: Đối với đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 178 Luật Đất đai, người sử dụng đất nông nghiệp (không bao gồm đất trồng lúa) là cá nhân được sử dụng không quá 5% diện tích của khu đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không quá 2.000m2.

Đối với công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa, diện tích xây dựng công trình không vượt quá 500m2; vị trí xây dựng công trình không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề; việc xây dựng phải bảo đảm tuân thủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 9 Nghị định số 112/2024/NĐ-CP, ngày 11/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa; mục đích sử dụng của công trình được xây dựng chỉ được sử dụng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng, các quyết định nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất đai; đồng thời thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững, hỗ trợ cho người dân trong việc khai thác tối ưu tiềm năng quỹ đất.

Theo nhandan.vn

Tin tức

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Đảng ủy Bộ TN&MT tham dự trực tuyến Hội nghị tập huấn công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp

Tài nguyên

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Môi trường

Tìm kiếm các sáng kiến, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí hiệu quả, nâng cao chất lượng môi trường không khí

Cần “Xanh hóa” ngành chăn nuôi

Cần đưa công nghệ về xử lý môi trường trong chăn nuôi tại địa phương

Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - Năm 2024: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành lễ hội quốc gia

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Thí điểm mô hình giảm phát thải trong giao thông

Thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ nắng ấm trước khi đón gió mùa mạnh

Thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường