Một số ý kiến trao đổi về hồ sơ dự thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản
15/10/2024TN&MTDự thảo luật đã phần nào thể hiện được những mong muốn đổi mới trong các quy định nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hôi theo xu hương mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của Dự thảo luật, các quy định trong bản dự thảo cũng đã bộc lộ những nội dung cần được hoàn chỉnh hơn nữa.
Quy định về phân nhóm khoáng sản
Quy định tại khoản 19 và 20 Điều 3 cần xem lại. Khoản 19 quy định “Khai thác … bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, chế biến khoáng sản” và khoản 20 quy định “Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại,...”. Thực tiễn quản lý trong thời gian qua cho thấy hoạt động chế biến khoáng sản luôn gắn liền với hoạt động khai thác cho nên không nên chia tách hai hoạt động này ra. Còn những hoạt động chế biến không gắn liền với hoạt động khai thác thì phải được điều chỉnh bởi pháp luật về đầu tư và các pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, việc phân nhóm khoáng sản theo quy định tại Điều 7 của Dự thảo luật cũng cần xem xét lại. Theo cách phân nhóm như Dự thảo luật sẽ khó triển khai vào thực tiễn. Trong thực tế có những loại khoáng sản vừa thuộc nhóm I vừa thuộc nhóm II và cũng thuộc nhóm III và có thể cả nóm IV. Ví dụ khoáng sản caolin, đá vôi,... Quy định thiếu đồng bộ sẽ dẫn đến khó triển khai trong thực tiễn (sét làm gạch ngói không thuộc nhóm nào). Theo quy định hiện hành, sét để sản xuất gạch ngói thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh. Theo quy định tại Điều 7 của Dự thảo luật có thể hiểu sát để sản xuất gạch ngói thuộc nhóm II. Đất đá thải mỏ thuộc nhóm IV là không hợp lý. Tùy thuộc vào những khu vực bãi thải của các loại khoáng sản khác nhau mà có thể sử dụng làm đất san lấp, không thể sử dùng làm đất sản lấp và cũng có thể khu vực khai thác tận thu.
Về quy hoạch khoáng sản tại Điều 13, cần thay cụm từ “tích hợp vào” bằng cụm từ “thể hiện trong” tại khoản 2. Đây là một trong những nội dung cần thể hiện của quy hoạch tỉnh. Quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13 “Khu vực đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV” cần phải được xem lại. Theo tôi hiểu thì khoáng sản thuộc nhóm IV không phải thăm dò. Thực tiễn cho thấy, trong một số trường hợp trong quá trình khai thác các mỏ đất san lấp bắt gặp những khu vực có đá làm ốp lát. Các quy định trong Dự thảo luật chưa có quy định nào điều chỉnh nội dung này.
Quy định tại Điều 31 về Khu vực có khoáng sản cần dự trữ cho phát triển bền vững KT-XH; Khu vực có khoáng sản nhưng được ưu tiên phát triển kinh tế mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh nổi trội; Khu vực có khoáng sản nhưng chưa đủ điều kiện để khai thác hiệu quả hoặc có đủ điều kiện khai thác nhưng chưa có các giải pháp khắc phục tác động xấu đến môi trường chưa thể hiện rõ được bản chất của việc cần thiết phải “dự trữ” và thực tế các khu vực đã được khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo tôi, về cơ bản cũng chỉ là những khu vực hiện nay khai thác chưa thể có hiệu quả mà thôi. Mặt khác, việc khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trong thời gian qua phần nào đã cản trở sự phát triển của một số ngành kinh tế có thế mạnh của một số địa phương.
Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 “Không thực hiện dự án đầu tư, công trình sau đây tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia: Các dự án đầu tư có mục đích sử dụng đất lâu dài,…” cần được xem xét lại. Quy định này mâu thuẫn với quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 của Dự thảo luật. Ví dụ như những khu vực xây dựng các khu đô thị du lịch rất có hiệu quả kinh tế không chỉ đối với khu vực mà còn có ý nghĩa cho phát triển kinh tế của cả nước. Khoản 4 Điều 36 “Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia không vượt quá thời gian dự trữ còn lại của khu vực có khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ đó” cần xem lại. Quy định này dễ cản trở đầu tư và mâu thuẫn với quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 của Dự thảo luật.
Điểm k khoản 1 Điều 62 quy định về quyền: “Sử dụng đất, đá thải mỏ để phục vụ cho mục đích cải tạo, phục hồi môi trường và các mục đích khác” cần xem lại “các mục đích khác”. Để kinh doanh. Điểm l khoản 2 Điều 62: … có quyền “Thế chấp, góp vốn quyền khai thác khoáng sản” quy định chưa rõ ràng, cần được xem lại. Quyền khai thác khoáng sản được định giá như thế nào?. Các căn cứ định giá quyền khai thác là gì? Vì vậy, cần đưa ra một khái niệm đầy đủ, cụ thể về thế chấp quyền khai thác khoáng sản cũng như phương pháp định giá quyền khai thác khoáng sản. Hơn nữa, Giấy phép khai thác khoáng sản có thể bị chấm dứt hiệu lực bất cứ lúc lúc nào và bỡi các lý do khác nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Dự thảo luật. Yêu cầu này có ý nghĩa quan trọng nhằm định hướng cho các bên trong xác lập, thực hiện và chấm dứt quan hệ thế chấp.
Quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 103 của Dự thảo Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở các căn cứ Trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi; giá tính thuế tài nguyên khoáng sản” không phù hợp với bản chất, đặc thù của tài nguyên khoáng sản. Nếu áp dụng quy định này vào thực tiễn sẽ dẫn đến vừa tổn thất tài nguyên khoáng sản, vừa thất thu nguồn thu ngân sách. Đồng thời, quy định này sẽ tạo ra sự bất công rất lớn giữa các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và mâu thuẫn với quy định tại khoản 8 Điều 4 của Dự thảo luật “Nhà nước bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, tổ chức, cá nhân và người dân tại địa phương nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác, sử dụng trên cơ sở điều tiết nguồn thu từ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên địa chất, khoáng sản”. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 103 về Giá tính thuế tài nguyên khoáng sản sẽ tạo ra tâm lý cho rằng nhà nước lại đặt ra một loại thuế mới. Nếu có quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thì chỉ chỉ định: Tiền cấp quyền được tính trên sản lượng thực tế khai thác hàng năm.
Về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Quy định tại điểm b khoản 2 Điều 104 về khu vực không đấu giá quyền khaoi thác khoáng sản “b) Khoáng sản được quy hoạch là nguồn nguyên liệu cho các dự án chế biến ra sản phẩm công nghiệp theo quy hoạch khoáng sản” không rõ mục đích, khó triển khai trong thực tế. Bỏ quy định tại điểm e khoản 2 Điều 104 của Dự thảo “e) Trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này” vì khoản 5 có nội dung “Chính phủ quy định chi tiết Điều này”, đồng thời đã có quy định tại điểm d khoản 2 Điều 104 “Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định”. Quy định tại khoản 4 Điều 109 “Trường hợp khu vực khoáng sản có từ (02) hai loại khoáng sản trở lên, Bộ TN&MT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền cấp phép quy định tại Điều 113 Luật này lựa chọn (01) một loại khoáng sản để tổ chức đấu giá. Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các khoáng sản còn lại sẽ được xác định căn cứ theo mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trúng đấu giá” của Dự thảo vừa không phù hợp với bản chất của tài nguyên khoáng sản, vừa mâu thuẫn với quy định tại điểm d và điểm e khoản 2 Điều 5 của Dự thảo”.
TS. LÊ ÁI THỤ
Chủ tịch Hội Địa chất Kinh tế Việt Nam
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 14 (Kỳ 2 tháng 7) năm 2024