Một số mô hình tuần hoàn trên thế giới và lời giải nào cho Việt Nam

30/08/2022

TN&MTHà Lan, Na Uy và Thụy Điển và Nhật Bản,… là một trong số những quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Chính quyền và người dân nơi đây đã áp dụng nhiều mô hình tái chế rác thải và thành công trong việc tạo ra vật liệu tái sinh phục vụ lại cuộc sống con người. Những mô hình này đã thực hiện thành công và được kiểm chứng của các chuyên gia môi trường quốc tế và khuyến khích nhân rộng đến các quốc gia khác để đẩy lùi nạn rác thải nhựa và bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Việt Nam hiện đang lan tỏa kinh tế tuần hoàn đến nhiều doanh nghiệp, bước đầu đã có nhiều ghi nhận. Tạp chí TN&MT giới thiệu một số mô hình điển hình sau đây:

Hà Lan có công viên tái chế được làm bằng nhựa

Năm 2018, Quỹ Recycled Island Foundation và 25 đối tác liên quan đã cho ra mắt công viên nổi trên mặt nước sau 5 năm nghiên cứu và gây quỹ. Công viên tái chế được làm hoàn toàn bằng nhựa và rác thải trôi nổi trên sông. Số nhựa tái chế được tạo hình thành ô tròn lục giác để tái hiện khung cảnh sông Maas ở Rotterdam trước khi dòng sông này bị con người làm thay đổi cảnh vật. 

Một số mô hình tuần hoàn trên thế giới và lời giải nào cho Việt Nam

Những nền nổi này được thiết kế để giảm sự ô nhiễm từ rác thải nhựa. Đồng thời, chúng được tạo ra để làm môi trường sống cho các sinh vật. Thực vật phát triển đồng thời cả trên và dưới bề mặt sông, cung cấp nguồn thứ ăn duy trì sinh vật biển và khuyến khích cá đẻ trứng bên dưới mặt nước.

Công ty xây dựng VolkerWessels tiến hành tạo nên con đường thân thiện với môi trường với chất liệu nhựa tái chế. Đây được xem là biện pháp hạn chế lượng khí CO2 thải ra môi trường bên ngoài. Con đường trải nhựa tái chế được nhiều chuyên gia đánh giá mang lại tính năng ưu việt hơn, rút ngắn thời gian xây dựng và bảo trì. Ngoài ra, các ống dẫn và dây cáp được bố trí dưới mặt đường dễ dàng hơn, thuận tiện cho việc thoát nước và xử lý việc tắc nghẽn ống dẫn nước.

Mô hình MR6 tại Cumbira (Anh)

Một số mô hình tuần hoàn trên thế giới và lời giải nào cho Việt Nam

Tại Anh, kỹ sư McCartney đã phối hợp cùng các chuyên gia ở Scotland nghiên cứu và tái chế nhựa thành chất liệu mới mang tên MR6.
Ý tưởng này được ông phát triển từ việc thấy người dân Ấn Độ đốt nhựa để lấp ổ gà, ổ voi trên đường. Theo đó, mô hình này sử dụng từ nhựa phế thải, chất thải nông nghiệp và chất thải thương mại tạo nên. Thảm đường được cho là có chất lượng tốt hơn đến 60% và tuổi thọ kéo dài gấp 10 lần so với các tuyến đường nhựa thông thường. Trước hết, mô hình này được áp dụng gần trang trại ông McCartney sinh sống. Sau đó, thảm đường tiếp tục sử dụng tại quận Cumbria, Anh.

Nga: Chế biến rác thải thành xăng dầu

Một số mô hình tuần hoàn trên thế giới và lời giải nào cho Việt Nam

Các nhà khoa học nước Nga đã nghiên cứu cách tái chế nhựa, ứng dụng công nghệ cao đưa rác thải nhựa thành nguyên liệu nền để thu được nguyên liệu xăng dầu. Người nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ nhiệt phân trong môi trường yếm khí để tiến hành tái chế rác thải nhựa. Khi vật liệu tái chế được đốt nóng đến nhiệt độ nhất định, các liên kết bị phá vỡ và chuyển sang dạng khí. Lúc này, khí thải tiếp tục được ngưng tụ thành chất lỏng xăng dầu. Theo chuyên gia, tính ưu việt của phương pháp này là không thải ra môi trường những chất gây hại. Vì vậy, đây được xem là công nghệ thân thiện với môi trường sống của con người.

Na Uy áp dụng mô hình “mượn chai nước”

Một số mô hình tuần hoàn trên thế giới và lời giải nào cho Việt Nam

Na Uy được đánh giá là quốc gia đi đầu trong việc xử lý rác thải nhựa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra đây là nơi có tỷ lệ tái chế chai nhựa lên đến 97%. Một trong những bí quyết được họ áp dụng là mô hình "mượn chai nước".  Theo đó, mỗi khi mua một chai nước bằng nhựa, người tiêu dùng sẽ trả thêm một khoản phí từ 13 - 30 cent (3.000 - 7.000 đồng). Khi uống nước xong, người tiêu dùng sẽ được hoàn tiền khi trả chai nước tại những chiếc máy tự động đặt quanh thành phố. Điểm nổi bật là chỉ cần scan mã vạch trên chai, tiền sẽ tự động vào tài khoản. Ngoài ra, các cửa hàng tiện lợi có chương trình tặng tiền và điểm thưởng khi khách hàng trả lại chai nhựa đã dùng để khuyến khích người dân bảo vệ môi trường.

Bỉ áp dụng quy trình quản rác thải Ecolizer và sự kiện xanh

 Năm 1981, Chính phủ Bỉ đã ban hành Nghị định về Quản lý chất thải đầu tiên, trong đó đặt ra những mục tiêu cụ thể cho việc xử lý, phân loại chất thải và giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt. Đầu những năm 1990, Bỉ đã nỗ lực cải thiện công tác phân loại chất thải và đưa ra lệnh cấm đốt rác tái chế, cấm vận chuyển chất thải có thể tái chế; đồng thời, ban hành Đạo luật liên bang nhằm ngăn chặn việc gia tăng chất thải, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Một số mô hình tuần hoàn trên thế giới và lời giải nào cho Việt Nam

 Với các chính sách đó, Chính phủ Bỉ đã triển khai chiến lược quản lý chất thải theo từng giai đoạn cụ thể: Đầu tiên là ngăn chặn việc phát sinh chất thải; tiếp theo là tái sử dụng và tái chế chất thải; cuối cùng, nếu không thể tái chế, phải xử lý chất thải theo cách ít tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nhất, ưu tiên đốt rác phát điện. Ngoài ra, Chính phủ Bỉ cũng tăng cường quản lý vật liệu bền vững bằng cách hạn chế phát sinh chất thải từ các công đoạn sản xuất; thực hiện biện pháp tiết kiệm nguyên liệu thô và năng lượng; triển khai các chiến dịch tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững.

75% rác của Bỉ được tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân - con số cao nhất Thế giới. Tài nguyên của họ dường như được tái sử dụng mãi mãi.

Họ có 2 quy trình quản lý rác thải cực kỳ tiên tiến: Ecolizer và Sự kiện xanh.

Ecolizer là hệ thống trên web để quản trị việc sản xuất, đảm bảo lượng rác thải thấp và sạch. Hệ thống tính toán quá trình sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng, năng lượng và xử lý chất thải, giúp các nhà sản xuất có thể đánh giá được tác động môi trường mà sản phẩm của họ sẽ gây ra. 

Từ đó, đề xuất những cải tiến trong quy trình và trong khâu thiết kế sản phẩm, làm giảm hệ quả xấu tới môi trường.

Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thiết kế, ta có thể giảm lượng nguyên liệu và rác thải đáng kể. Ví dụ, khi cần xách 1 ly cafe mang đi, sử dụng một bao nilon chữ T sẽ tiết kiệm và bảo vệ môi trường gấp vài lần so với bao nilon thông thường. Và khi lượng ly cafe lên tới vài triệu, lượng nhựa cần để sản xuất và thải ra môi trường sẽ giảm cực kỳ lớn.

Sự kiện xanh cũng là một hệ thống quản lý trên web tương tự như Ecolizer, nhưng đối với những sự kiện. Hệ thống này giúp đánh giá lượng rác thải mà sự kiện có thể gây ra, những cách thức để giảm rác thải trong sự kiện, và thậm chí danh sách những nơi cho thuê dao kéo tái sử dụng. Họ làm mọi thứ để giảm rác thải từ trong trứng nước.

Chính sách giúp Thụy Điển thành “vua tái chế”

Một số mô hình tuần hoàn trên thế giới và lời giải nào cho Việt Nam

Thụy Điển được xem là nước đi đầu ở khâu tái chế, thậm chí quốc gia này phải nhập khẩu rác để đảm bảo các nhà máy tái chế rác thải hoạt động.  Tại đây, chính sách tái sử dụng toàn quốc được tiến hành đồng bộ. Một cuộc vận động toàn quốc mang tên "Miljonar-vanglig" được kêu gọi nhằm hướng đến việc chia sẻ và tái sử dụng. Một công ty chuyên về môi trường đã tổng kết nhiều bí quyết giúp Thụy Điển thành quốc gia không rác bao gồm áp dụng trạm tái chế rác ở khắp nơi, không vứt thuốc còn dư, chiến dịch cùng nhau phân loại rác....

Nhật - Quốc gia đốt rác thải hiệu quả nhất

Một số mô hình tuần hoàn trên thế giới và lời giải nào cho Việt Nam

So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là Quốc gia đi đầu về tái chế rác thải. Nhưng họ là Quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý rác hiệu quả.

Rác thải của Nhật được quản lý rất có chiều sâu. Bắt nguồn từ ý thức phân loại rác, và đổ rác đúng nơi của người dân. Cho đến việc đốt rác thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB (Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi).

Công nghệ này xử lý rác bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác. Rác bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục, và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu cứng đầu nhất.

Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện.

Không quá cầu kỳ, phức tạp và rất hiệu quả, nên hiện nay đã có nhiều nước trên thế giới nhập khẩu công nghệ này của Nhật Bản như: Trung Quốc, Thái Lan, và Singapore.

Việt Nam: Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp

Một số mô hình tuần hoàn trên thế giới và lời giải nào cho Việt Nam

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để hạn chế rác thải nhựa, trong đó có quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Để đảm bảo hiệu quả thực thi EPR, chính phủ và Bộ TN&MT đã đề xuất 3 cơ chế: Giám sát thực thi; xử phạt khi không hoàn thành nghĩa vụ và cơ chế cung cấp thông tin và giám sát của cộng đồng, người tiêu dùng.

Việt Nam đã rất quyết tâm giảm thiểu rác thải nhựa, thể hiện trong nhiều chính sách như Luật Bảo vệ môi trường 2020 với quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất và đang trong quá trình xem xét, tái cơ cấu cơ chế trách nhiệm, giao nhiệm vụ giữa các cơ quan chức năng nhằm nâng cao năng lực thể chế.

Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” được WWF- Việt Nam tiến hành nhận diện các hành vi tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần tại 9 tỉnh/thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Bà Rịa- Vũng Tàu và Kiên Giang.

Lời giải nào cho Việt Nam?

Những ví dụ và kinh nghiệm trên vẫn là chưa đủ. Để tạo nên tác động tổng thể trong việc thúc đẩy thị trường tái chế, giảm rác thải thì cần những giải pháp có tính hệ thống. Theo gợi ý từ các chuyên gia của World Bank, các giải pháp để giải phóng thêm giá trị vật liệu riêng cho lĩnh vực nhựa tái chế có tiềm năng tới hơn 3,4 tỷ USD/năm, bao gồm: các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; tăng hiệu quả thu gom và phân loại chất thải nhựa; cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các dự án tái chế và nâng cao năng lực; khuyến khích sử dụng hàm lượng tái chế trên tất cả các ứng dụng cuối quan trọng; quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thiết kế để tái chế đối với các loại nhựa và bao bì; cải thiện sự minh bạch dữ liệu trị trường; tăng khả năng tái chế cơ học, hóa học và không khuyến khích thải bỏ; thiết lập yêu cầu cụ thể theo ngành để tăng tỷ lệ thu gom và tái chế. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, với những điểm mang tính đột phá hơn, hy vọng sẽ tạo ra được khung pháp lý nhằm thúc đẩy điều này và hiệu quả bền vững. 

Việt Anh (tổng hợp)

 

 

Tin tức

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ Franco Tech

Việt Nam - Nhật Bản: Nâng tầm hợp tác hướng tới phát triển bền vững

Việt Nam - Australia: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Tài nguyên

Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành quản lý đất đai (3/10/1945 - 3/10/2024): Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai

Bài 1: Một số ghi nhận về tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, điều tra cơ bản tại các tỉnh, thành ven biển

Diễn đàn về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên biển và hải đảo Việt Nam năm 2024: ‘Các giải pháp xanh cho kinh tế biển bề vững tại Việt Nam’

Đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn

Môi trường

Gỡ vướng trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt

Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất ở nhiều địa phương

Tiêu hủy đàn hổ chết do dính cúm A/H5N1 ở Đồng Nai

Bắc Ninh: Tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Đất ô nhiễm thủy ngân: Tính chất, nguồn gốc, ảnh hưởng lên sức khỏe con người và các phương pháp xử lý 

Bộ TN&MT đầu tư xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu của ngành

Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước của lực lượng công an cơ sở

Thực trạng công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Chính sách

Thuận Thành - Bắc Ninh: Có thông báo số 792/TB-TU, chấp thuận phương án cưỡng chế đất phục vụ Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B

Thanh Hóa: Rà soát hoạt động tận thu thực hiện dự án chống sạt lở

Vi phạm về môi trường Công ty Dabaco Thanh Hoá bị đề nghị xử phạt hơn 200 triệu đồng

Phân công nhiệm vụ các bộ, địa phương xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Phát triển

Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình

Ninh Bình là địa phương duy nhất của Việt Nam và Đông Nam Á sở hữu Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới

TPHCM: Chủ tịch UBND quận Bình Tân Nguyễn Minh Nhựt giữ chức Phó Giám đốc Sở TN&MT

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT

Diễn đàn

Thời tiết ngày 4/10: Bắc Bộ có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa lớn

Lâm nghiệp là lĩnh vực giảm phát thải tốt nhất

Bán tín chỉ Carbon tại Quảng Bình: Lợi ích kép nhưng còn nhiều vướng mắc

Lan tỏa lối sống xanh, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường và an toàn sức khỏe