Mong ước về hồi sinh một dòng sông Tô lịch xanh

01/04/2024

TN&MTCác nhà khoa học, các nhà quản lý đã đưa ra nhiều các ý tưởng, thực hiện các nghiên cứu và các dự án trong việc nỗ lực nhằm hồi sinh, phục hồi sông Tô Lịch. Tuy vậy, cho đến nay chưa tìm được giải pháp nào thực sự khả thi. Người dân, du khách Thủ đô vẫn luôn mong chờ một giải pháp phù hợp để phục hồi dòng sông vốn như huyết mạch chảy trong nội đô của thành phố Hà Nội.

Mong ước về hồi sinh một dòng sông Tô lịch xanh

Là một chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước, thiên tai Thạc sỹ Nguyễn Thành Luân công tác tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển, người đã đi và thực hiện nghiên cứu rất nhiều sông suối và thực hiện các giải pháp xanh trong nước, trong khoảnh khắc ngẫu hứng ngày cuối tuần anh đã sử dụng AI lên các ý tưởng về không gian cảnh quan sông Tô Lịch.

Các ý tưởng được kết hợp trên cơ sở từ: 1) Sông Tô Lịch xưa nước đầy ắp, nhiều bến cảng, thuyền mành chen vai sát cánh. Đời sống sông Tô vô cùng phong phú, đa dạng. Với những câu ca quen thuộc đi vào lòng người: “Sông Tô nước chảy trong ngần, Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa, Thon thon hai mũi chèo hoa, Lướt đi lướt lại như là bướm gieo” hay “Nước sông Tô vừa trong vừa mát, Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh”. 2) Dòng sông với cảnh quan không gian xanh kết hợp theo phong cách đô thị hiện đại với phố đi bộ, hàng quán café ven sông. Đây cũng là khung cảnh thường thấy ở rất nhiều các sông của Trung Quốc như Phượng Hoàng Cổ Trấn ở huyện Phượng Hoàng, phía Tây tỉnh Hồ Nam. Dải viền xanh lá của hàng cây tiêu huyền London, song hành cùng dòng chảy sông Thames, tôn vinh những đường nét của tòa tháp BigBen và vòng quay London Eyes của nước Anh. Dòng sông Seine của Pháp êm đềm lãng mạn. Trên sông các đoàn thuyền du lịch nối đuôi bên bờ, trong đất liền những công trình kiến trúc khoe sắc. Giữa sông và đô thị là không gian cây xanh công cộng cho mọi người đến hẹn hò, thư thái để kéo mình ra khỏi dòng chảy hối hả của đời sống công nghiệp và thả mình vào tiếng dòng chảy êm dịu.

Mong ước về hồi sinh một dòng sông Tô lịch xanh

Trong mạng lưới hệ thống không gian xanh đô thị, các công viên ven sông đô thị dạng tuyến và dải có chức năng kết nối mạng tạo trục xanh xuyên suốt. Sự trao đổi năng lượng từ dòng chảy, kết hợp thảm thực vật ven sông là hệ thống cây bóng mát, cây cảnh quan, thảm thực vật ven sông sẽ thu hút những hoạt động ngoài trời, tham quan, giải trí. Tất cả sẽ tạo nên một không gian, phông nền đô thị một sự kết hợp hài hoà môi trường sinh thái hòa nhập giữa không gian đô thị và không gian xanh.

Mong ước về hồi sinh một dòng sông Tô lịch xanh

Sông Tô Lịch vốn là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông Hồng sang sông Nhuệ. Sách Đại Nam nhất thống chí (soạn giữa thế kỷ 19) có viết: “Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đông Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ”. Đoạn sông từ phố Cầu Gỗ đến đường Bưởi, nay đã bị lấp, không còn dấu tích gì. Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ Cầu Gỗ ngược lên (cống chéo) Hàng Lược, men theo đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt Bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đường Bưởi (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ Cầu Giấy, chảy cùng hướng với đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam tới sông Nhuệ.

Địa danh quan trọng nhất bên bờ sông Tô, đó là ngã ba sông Thiên Phù Tô Lịch có bến Hồng Tân (vùng chợ Bưởi bây giờ), trên đường từ Hoa Lư về thăm quê ở Cổ Pháp, vua Lý Công Uẩn đã dừng thuyền ngự tại đây và nhận ra thế đất “dựng nghiệp để vương cho muôn đời”. Và cũng chính tại đây, sau Chiếu Dời đô, vào mùa thu, tháng bảy năm Canh Tuất (1010), thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống, từ Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ đã ngược dòng cặp bến Đại La, tức bến Hồng Tân. Dân vùng Bưởi đón nhà vua với lụa là, gấm vóc và nhiều sản vật quý, sau được nhà vua ban tặng tên làng Nghĩa Đô và Bái Ân. Từ ngày Lý Thái Tổ định đô Thăng Long và trải qua các triều Lý - Trần - Lê, sông Tô Lịch có một sức sống mạnh mẽ, phong phú.

Dọc hai bờ sông Tô xưa từ Bưởi đến chợ Gạo và từ Bưởi đến Thanh Trì, Thường Tín có nhiều làng cổ, mỗi làng đều có đầy đủ thiết chế đình đền, chùa, tính sơ bộ có tới cả trăm đình, đền chùa, miếu. Nhưng nổi tiếng nhất có đền Bạch Mã thờ Tô Lịch Giang thần, đền Quán Thánh thờ thần Trấn Võ; đến Đồng Cổ ở thôn Đông Xã, thờ thần Đồng Cổ và là nơi từ thời Lý Thái Tông, hàng năm mở hội thề. Ở vùng Bưởi còn có đình An Thái thờ ông Dầu, bà Dầu, tương truyền là người hy sinh thân mình cứu thành và cứu vua Lý khỏi bệnh đau mắt; đền Voi Phục thờ Linh Lãng Đại Vương. Làng An Lãng có chùa “Chiêu Thiền Tự” (tức chùa Láng), gắn liền với tên tuổi thiền sư Từ Đạo Hạnh, một nhà sư, một nghệ sỹ chèo.

Sông Tô Lịch trước đây nước đầy ắp, nhiều bến cảng, thuyền mành chen vai sát cánh. Đời sống sông Tô vô cùng phong phú, đa dạng. Sông Tô không chỉ có giá trị về mặt văn hoá mà còn có giá trị về kinh tế. Đây cũng con đường giao thương của các nhà buôn xưa kia. Nhắc đến sông Tô Lịch cũng như nhắc đến “Hà Nội 36 phố phường”. Và sông Tô Lịch đã trở thành một cái gì đó vô cùng quen thuộc với người dân Thủ đô qua năm tháng.

Ngọc Tú

 

Tin tức

Thủ tướng: ASEAN BAC cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN thực hiện 05 đồng hành

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với tỉnh Hậu Giang về lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước tại Hậu Giang

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Trấn Yên

Tài nguyên

Hà Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Thanh Hóa: Quy định hạn mức công nhận, giao đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất

Hà Nội: Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn ngập do mưa lớn kéo dài hạn chế các phương tiện lưu thông

Đoàn ĐBQH Quảng Nam giám sát các mỏ khoáng sản dọc sông Thu Bồn

Môi trường

Phú Yên: 270 đại biểu được tập huấn về biến đổi khí hậu

Bạc Liêu: Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở ven sông tại thị xã Giá Rai

Lũ sông Hồng lên xấp xỉ báo động 3, Hà Nội ngập diện rộng

Sự cố đê sông Lô tại Tuyên Quang: Đã đi dời 40 hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ bị ảnh hưởng

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

38 nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam nhận Giải thưởng “Vì sự phát triển Phụ nữ trong Khoa học”

Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 quê ở Lạng Sơn

Điều chế phân bón Ure phân hủy chậm và đánh giá chất lượng phân - Giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp 

Đánh giá khả năng sinh tổng hợp Exopolysaccharide của vi khuẩn Bacillus sp. dưới ảnh hưởng điều kiện nhiệt độ và muối NaCl 

Chính sách

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Chỉ đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi đáp ứng yêu cầu vì lợi ích quốc gia

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình thăm hỏi, tặng quà; hỗ trợ 20 tấn gạo cho người dân vùng lũ Hưng Yên

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại bão số 3 cho tỉnh Cao Bằng

Phát triển

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Tổng kết cuộc thi thiết kế logo nhân ngày vì nạn nhân chất độc da cam

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Diễn đàn

Sở TN&MT Yên Bái hỗ trợ Lục Yên bố trí đất tái định cư cho các hộ dân bị sạt lở

Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội"

Hà Nội: Rút lệnh báo động lũ trên sông Hồng

Bắc Ninh phân bổ 45 tỷ đồng khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra