Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường
Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam
Ninh Thuận: Ra quân thu dọn hàng trăm khối rác thải ở đầm Nại
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2018 - 2024
TP. Huế: Tuyên truyền ngư dân "mang rác về bờ"
Liên đoàn Lao động thành phố Huế phối hợp với Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) tổ chức ra mắt Nghiệp đoàn Nghề cá Thuận An và tuyên truyền ngư dân "mang rác về bờ".
COP29: Những thỏa thuận lịch sử và tác động toàn cầu
Hội nghị Thượng đỉnh COP29 vừa khép lại tại Baku, Azerbaijan, để lại dấu ấn quan trọng với hàng loạt thỏa thuận lịch sử nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Từ cam kết tài chính đáng chú ý, việc khởi động thị trường tín chỉ carbon toàn cầu đến những bước tiến chiến lược của Việt Nam, COP29 trở thành một điểm tựa quan trọng cho hành trình xây dựng một tương lai bền vững.
Giữ rừng, bảo vệ hệ sinh thái giúp giảm nhẹ thiên tai
Ngày 23/11, tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp tổ chức sự kiện truyền thông về bảo vệ rừng với chủ đề: "Chung tay giữ rừng chống bão lũ - Tử tế, hài hòa với loài voi và động vật hoang dã".
Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải
Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2024/NĐ-CP ngày 21/11/2024 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.
Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển đồng bằng sông Cửu Long
Lần đầu tiên người dân tự biết cách đo mức độ thu hút các bon từ các loài cây khác nhau trong rừng ngập mặn, tạo ra nền móng cơ bản mang tính khoa học để Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa ra hướng dẫn cách đo carbon trong rừng ngập mặn cho toàn quốc. Với sự tham gia tích cực của cộng đồng, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm đáng kể trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình dựa vào sinh kế liên quan đến rừng ngập mặn tăng rõ rệt.
Hội nghị tập huấn tăng cường năng lực thực hiện phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
Sáng ngày 22/11, hội nghị “Tập huấn tăng cường năng lực thực hiện phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Thay đổi thói quen đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Được sự đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 21/11/2024 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP) thực hiện Dự án hợp tác nghiên cứu khoa học “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Việt Nam ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) cập nhật
Ngày 19/11, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã chủ trì Sự kiện về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (NAP) cập nhật của Việt Nam.
Báo Nhân Dân trao tặng tỉnh Lào Cai 68.000 cây xanh để khắc phục hậu quả bão số 3
Sáng 19/11, đoàn công tác Báo Nhân Dân do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu đã trao tặng tỉnh Lào Cai 68.000 cây xanh nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi.
Phát hiện loài thực vật mới ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Đakrông
Ngày 18/11, tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Đakrông (Quảng Trị), các nhà khoa học đã tìm thấy một loài thực vật mới thuộc họ Thu hải đường (Begoniaceae), có tên Thu hải đường hoa thưa (Begonia laxiflora).
Cứu hộ thành công 11 cá thể tê tê
Ngày 18/11, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife - SVW) cho biết, cơ quan này vừa phối hợp Vườn quốc gia Cúc Phương và lực lượng chức năng cứu hộ thành công 11 cá thể tê tê. Tất cả cá thể này đều được tịch thu từ vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã. Vụ việc đang được công an thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam lập biên bản và tiến hành điều tra làm rõ.
Việt Nam đề xuất mở rộng hợp tác với Viện quốc tế về Phát triển bền vững
Ngày 16/11, tại Azerbaijan, ông Phạm Văn Tấn (Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Phó Trưởng đoàn Đàm phán của Việt Nam tại Hội nghị COP 29 đã có buổi tiếp, làm việc với bà Anne Hammill, Phó Chủ tịch Viện quốc tế về Phát triển bền vững (IISD) về các nội dung hợp tác tiềm năng trong triển khai hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng thị trường các-bon.
Kiến trúc nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu
Sáng 16/11, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức hội thảo Gặp gỡ mùa thu 2024 với chủ đề “Kiến trúc nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Vườn quốc gia Tam Đảo tái thả 74 cá thể chim hoang dã về tự nhiên
Mới đây, Vườn Quốc gia Tam Đảo đã phối hợp với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả một số loài chim hoang dã tại địa phận vườn quốc gia. Các loài chim này được các tổ chức, cá nhân bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chăm sóc và nay được thả lại tự nhiên theo quy định của pháp luật.
Giảm nguy cơ xói mòn và sạt lở đất từ thay đổi phương thức trồng rừng
Từ thực tế gần đây ở nhiều nơi cho thấy, diện tích rừng tự nhiên suy giảm và cùng với tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng nguyên liệu đã làm sụt giảm sự đa dạng sinh học và môi trường, xói mòn đất, gây nên các hiện tượng cực đoan như lũ quét, sạt lở đất. Vì thế, cần kịp thời có giải pháp nâng cao chất lượng rừng và thay đổi phương thức trồng rừng để giảm nguy cơ xói mòn và sạt lở đất.
TP Huế: Dự án đô thị giảm nhựa thành công vượt mong đợi
Ngày 15/11, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam và được tiếp nhận bởi UBND TP. Huế) phối hợp với UBND TP. Huế tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án giai đoạn 2021-2024 và Triển khai mở rộng năm 2025.
Hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
Thông qua Câu Lạc bộ giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao nhận thức trong công tác BVMT; giữ gìn môi trường sống trên địa bàn nông thôn; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng- xanh - sạch - đẹp - an toàn.
Bộ TN&MT lấy ý kiến góp ý Dự thảo 06 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ TN&MT đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo 06 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích.
Khai mạc COP29: Việt Nam cùng thế giới đoàn kết vì hành động khí hậu quyết liệt hơn
Ngày 11/11, Hội nghị COP29 - Hội nghị lần thứ 29 của Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) - chính thức khai mạc tại Baku, Azerbaijan, với sự tham gia của hơn 51.000 đại biểu đến từ nhiều quốc gia. Đoàn Việt Nam góp mặt với đại diện từ các bộ ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp đang tích cực thực hiện các cam kết về khí hậu của Việt Nam. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu năm 2024 dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục, tạo thêm động lực cho các hành động quyết liệt nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nông thôn vùng châu thổ sông Cửu Long vào mùa nước nổi trong tương lai
Dưới con mắt của AI, khoảng 2 thập niên nữa, các nhà cửa người dân nông thôn sẽ xây mới đẹp hơn, vững chắc hơn so với hiện nay vì vật liệu xây dựng phong phú hơn ngày xưa, nhưng cấu trúc nhà thay đổi đáng kể theo kiểu hướng làm nhà sàn trên cọc bê tông nếu không muốn làm một nền nhà thật cao khá tốn kém do vật liệu như cát hoặc sét đắp nền rất hạn chế.