Masan High-Tech Materials nâng tầm giá trị khoáng sản Việt

06/10/2021

TN&MTCông ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials) là một trong những nhà sản xuất khoáng sản và hóa chất công nghiệp tích hợp lớn nhất Việt Nam. Mỏ đa kim Núi Pháo (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) do Công ty quản lý và vận hành được đánh giá là một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới với trữ lượng quặng được cấp phép khai thác là 83.220.000 tấn quặng vonfram - đa kim. Công ty cũng là nhà sản xuất Florit và Bismut có ảnh hưởng toàn cầu. Masan High-Tech Materials là công ty thành viên của Tập đoàn Masan - một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu danh mục đầu tư và những ngành nghề kinh doanh thuộc top đầu về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Masan High-Tech Materials nâng tầm giá trị khoáng sản Việt

Nhân lực chất lượng cao, làm chủ công nghệ hiện đại tại MHT

Với tầm nhìn “Trở thành nhà cung cấp tích hợp hàng đầu thế giới về vật liệu tiên tiến công nghệ cao có tính quyết định đối với sự đổi mới và sáng tạo toàn cầu”, trong hành trình 11 năm xây dựng và phát triển Masan High-Tech Materials đã chuyển dịch thành công từ dự án khai thác khoáng sản sang một tầm cao mới là trở thành nhà cung cấp vật liệu công nghiệp công nghệ cao toàn cầu. Các dòng sản phẩm của Công ty là những thành tố then chốt trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp toàn cầu, tích hợp vào những cải tiến đang diễn ra trong lĩnh vực vật liệu bán dẫn, in 3D, khoa học người máy, ô tô điện, năng lượng tái tạo, y khoa và hàng không vũ trụ.

Masan High-Tech Materials nâng tầm giá trị khoáng sản Việt

Các sản phẩm hóa chất Vonfram APT, YTO, BTO từ công nghệ chế biến sâu của MHT

Trong những năm qua, Masan High-Tech Materials là một trong những doanh nghiệp khai khoáng, chế tạo vật liệu công nghệ cao có tiếng vang trong nước và quốc tế bởi những ưu điểm nổi trội trong hoạt động khai thác, tinh luyện khoáng sản và sản xuất vật liệu công nghệ cao đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành công nghiệp nặng trên toàn thế giới. Nhờ việc tập trung đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại và từng bước làm chủ được công nghệ mà Công ty dần khẳng định được năng lực và vị thế của mình trên các thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ năm 2015, Masan High-Tech Materials đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm công nghệ cao. Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tối ưu hóa nguồn tài nguyên, Công ty đã tập trung đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, đào tạo nhân lực giàu chuyên môn, sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, đem lại giá trị xuất khẩu cao. Năm 2017, Công ty đã đầu tư thêm hai dây chuyền công nghệ cao với số vốn trên 9 triệu USD, bao gồm: Dây chuyền tinh luyện Florit và dây chuyền thu hồi triệt để Vonfram bằng tuyển trọng lực. Đây là hai dây chuyền hiện đại nhất trên thế giới tại thời điểm đó.

Masan High-Tech Materials nâng tầm giá trị khoáng sản Việt

Nhà máy chế biến hiện đại của MHT tại Việt Nam

Tháng 6/2020 Masan High-Tech Materials đã hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh vonfram toàn cầu của H.C. Starck Global Tungsten Powders, Công ty đã đổi tên từ Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan thành Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials để hiện thực hóa khát vọng vươn ra toàn cầu. Việc mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram của H.C Starck Tungsten Powders với lịch sử hơn 100 năm hoạt động đã mang lại cho Masan High-Tech Materials các trung tâm sản xuất tiên tiến ở mỗi khu vực thị trường trọng yếu như NAFTA, EU và APAC với các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc; một nền tảng công nghệ tái chế đẳng cấp thế giới, có thể mở rộng và nhân rộng ra mọi địa điểm cơ sở kinh doanh. Đồng thời, Masan High-Tech Materials đã làm chủ được công nghệ chế biến sâu từ H.C. Starck, bao gồm công nghệ chiết xuất sử dụng xút với tỷ lệ tái sử dụng hoá chất cao; công nghệ tinh chế siêu sạch sử dụng hóa chất để kết tủa tạp chất và công nghệ chiết xuất dung môi giảm thiểu nước thải ra môi trường.

Masan High-Tech Materials nâng tầm giá trị khoáng sản Việt

Tổ hợp sản xuất vonfram của MHT tại Goslar, Đức

Tháng 10 năm 2020, Công ty tiếp tục ký thỏa thuận chính thức hợp tác chiến lược cùng Tập đoàn Mitsubishi Materials của Nhật Bản với mục tiêu phát triển một nền tảng hàng đầu về vật liệu Vonfram công nghệ cao. Các giao dịch đã củng cố bước chuyển đổi của Masan High-Tech Materials trong việc phát triển nền tảng Vonfram công nghệ cao tích hợp theo chiều dọc, đồng thời khẳng định vị thế là nhà chế biến vật liệu công nghiệp công nghệ cao trên quy mô toàn cầu.

Masan High-Tech Materials nâng tầm giá trị khoáng sản Việt

ChemiLytics - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm công nghệ cao tại Đức

Là nhà cung cấp các sản phẩm hoá chất khoáng sản tiên tiến và không ngừng đổi mới Masan High-Tech Materials đã khẳng định đổi mới sáng tạo là trọng tâm trong chiến lược phát triển của công ty, một phần trong chiến lược vươn ra toàn cầu, để chứng minh với thế giới là một công ty Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng và dẫn dắt ngành vật liệu công nghệ cao trên toàn thế giới. Thành công trong đổi mới sáng tạo của Masan High-Tech Materials là ở sự kết hợp giữa nền tảng nghiên cứu - phát triển đẳng cấp thế giới và đội ngũ kỹ sư ứng dụng tận tâm, giàu chuyên môn với khả năng phát triển các sản phẩm thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật khắt khe, nhờ đó đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng.

Đỗ Hùng

 

Tin tức

Cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và những định hướng chiến lược

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ trưởng Trần Quý Kiên tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024

Tài nguyên

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai Luật Đất đai 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành

Bộ TN&MT làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về công tác quản lý đất đai

PGS. TS Lê Anh Tuấn: Mạch nước ngầm khai thác tràn lan là nguyên nhân chính dẫn đến vụ sụt lún

Hoàn thiện danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng

Môi trường

Khởi động dự án giảm sử dụng nhựa một lần trong trường học

Nâng cao nhận thức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa

COP16: Tăng cường cam kết bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến Liên minh toàn cầu vì 'Hòa bình với thiên nhiên'

Chia sẻ kinh nghiệm về mô hình, giải pháp quản lý Vườn di sản ASEAN bền vững

Video

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 1: Bản đồ cảnh báo lũ quét và nguy cơ sạt lở đất- Công cụ thiết yếu còn manh mún, dàn trải

Chiến lược quản trị kinh doanh nhà hàng

Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho huyện đảo Phú Quý

Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh của công dân ngành TN&MT

Chính sách

Gợi mở những định hướng phù hợp chiến lược phát triển cao nguyên xanh Lâm Đồng

Dự án tâm điểm quận Hoàng Mai: 2 trường học sát kề, hàng hiếm cho khách có con nhỏ

Tổng công ty Giấy Việt Nam phát triển gắn với bảo vệ môi trường?

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm thành viên Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án

Phát triển

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 3 tháng cuối năm 2024 của tỉnh Bắc Ninh

Tích hợp giáo dục môi trường trong công tác giảng dạy tại Nam Định

Thị trường thủ công mỹ nghệ hướng đến con số 2394 tỷ USD vào năm 2032

Diễn đàn

Vai trò của lãnh đạo báo chí, doanh nghiệp với phát triển bền vững

Bắt kịp xu hướng chuyển dịch năng lượng xanh

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo niềm tin phát triển thị trường tài chính xanh

Thực tiễn triển khai các quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở tại các Bộ, ngành