Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

06/06/2023

TN&MTChiều ngày 05/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, thảo luận tại tổ 4 về Luật tài nguyên nước (sửa đổi), các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành luật này và cho rằng cần có những quy định cụ thể để đảm bảo an ninh an toàn nguồn nước, trong đó, bổ sung các chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát hiệu quả hơn, đồng bộ hơn trong các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới.

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Toàn cảnh phiên họp tổ 4

Tổ 4 gồm  các Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế và Tp.Hải Phòng.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu nhất trí sự cần thiết sửa luật tài nguyên nước. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã bộ lộ những hạn chế vì sự chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vấn đề bổ sung nhân tạo nước dưới đất; vấn đề giảm thiểu ngập lụt đô thị; vấn đề định giá đầy đủ giá trị của tài nguyên nước; một số điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chưa có cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nguồn lực xã hội của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương; một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về việc làm sao đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước trong khi đến hơn 60% nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài? Cần quy định cơ chế quản lý "nước mặt"

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc nghiên cứu quy định về việc sử dụng nước tiết kiệm là rất quan trọng, nên cần coi nước ngầm, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, thậm chí nước thải cũng được coi là tài nguyên. Do vậy, trong định nghĩa về tài nguyên nước cần được tiếp thu toàn diện để giải quyết vấn đề đặt ra của kinh tế tuần hoàn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý "nước Mặt", vấn đề này hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Từ bài học của thành phố Hà Nội, sử dụng 100% nước sạch được sản xuất từ nước Mặt, trong khi không có hệ thống quan trắc để giám sát an toàn nguồn nước, nên khi gặp sự cố ô nhiễm nguồn nước Mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh, an toàn nguồn nước.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này cần điều chỉnh bổ sung quy định quản lý nước Mặt.  Cùng với đó là việc hoàn thiện bổ sung thêm quy định về vấn đề tưới tiết kiệm, bởi tại Việt Nam kỹ thuật tưới tiêu còn rất lãng phí nước.

Cần thống nhất cơ chế quản lý nhà nước về tài nguyên nước

Nhấn mạnh về vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đặc biệt là vấn đề hợp tác quốc tế quản lý tài nguyên nước như tiểu vùng sông Mê-Kông, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: Hiện quy định của pháp luật giao quản lý lĩnh vực tài nguyên nước đang quá phân tán, gây phức tạp trong quản lý.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Trong dự án Luật này nên quy định cho rành mạch chức năng nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Chính phủ quản lý chung, còn Bộ Tào nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước và trực tiếp quản lý một số lĩnh vực khác, nên quy định rõ trách nhiệm của các bộ theo hướng tập trung hơn, tránh gây phức tạp trong quản lý và cần thiết xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành quản lý lưu vực sông...”

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng phát biểu

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Chu Hồi, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cho rằng cần xây dụng cơ chế phối hợp liên ngành quản lý lưu vực sông.

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi đề xuất: “Việc Quy hoạch quản lý lưu vực sông theo vùng và cần thiết thành lập một uỷ ban điều phối lưu vực sông theo cơ chế phối hợp liên ngành. Nên quy định nguyên tắc trong Luật, đây là vấn đề rất quan trọng nhằm đảm bảo nn ninh nguồn nước, gắn đảm bảo an ninh quốc gia khu vực biên giới”.

Quy định rõ cơ chế quản lý và sử dụng công bằng, bền vững nguồn nước liên quốc gia

Đại biểu Lê Hoài Trung, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng công bằng, bền vững nguồn nước liên quốc gia. Tuy nhiên trong dự thảo Luật chưa đề cập đến những vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế, hay thoả thuận quốc tế quy định trách nhiệm của các quốc gia trong bảo vệ nguồn nước liên quốc gia.

Đại biểu Lê Hoài Trung đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu bổ sung thêm để tương thích với quy định của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, liên quan tới những vấn đề như thông báo trước về sử dụng nước, quy định chất lượng nước và số lượng quốc gia tham gia tổ chức, nhằm có tính chất ràng buộc, trách nhiệm của cơ quan liên quan đến quản lý nguồn nước xuyên quốc gia.

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Đại biểu Lê Hoài Trung - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu

Các đại biểu cũng nhất trí quan điểm sửa đổi Luật Tài nguyên nước lần này cần thiết lập hệ thống hành lang pháp lý cho quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các quy định liên quan đến quản lý nguồn nước, khai thác, sử dụng, cấp nước trong Luật Tài nguyên nước. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng xã hội hóa ngành nước. Đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; tách bạch quản lý tổng hợp thống nhất về tài nguyên nước với quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước.

Các đại biểu cũng thống nhất việc phát triển kinh tế nước, coi sản phẩm nước là hàng hóa thiết yếu; bảo đảm công bằng trong tiếp cận nguồn nước và việc tiếp cận theo xu thế của quốc tế nhưng mang tính đến đặc thù của Việt Nam.

Đồng thời việc sửa đổi Luật theo hướng quy định tích hợp các nội dung liên quan đến tài nguyên nước; giao trách nhiệm cho các bộ, ngành quản lý theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được quy định tại các luật có liên quan như thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông thủy.

Một số hình ảnh tại phiên họp:

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Toàn cảnh phiên họp tổ 4

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đại biểu Lê Trường Lưu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế tại phiên thảo luận

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận tổ 4

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Đại biểu Lê Trường Lưu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Đại biểu Đỗ Mạnh Hiến - Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng phát biểu

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Đại biểu Đinh Ngọc Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu

Theo baotainguyenmoitruong.vn

Tin tức

Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác đặc biệt Việt-Nga là tài sản quý giá, được thử thách qua năm tháng

Trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng tặng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh

Ngành TN&MT Điện Biên kỷ niệm 20 năm ngày thành lập

Bộ TN&MT đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023

Tài nguyên

Bộ TN&MT phê duyệt giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt trước cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Bắc Kạn: Lấy ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Môi trường

Kinh nghiệm quốc tế về thị trường các- bon và đôi điều khuyến nghị cho Việt Nam

Lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường các-bon

Những khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp

Nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Đắk Nông

Diễn đàn

Gặp mặt Ngày truyền thống ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam và Ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ

Thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa dông

Thời tiết ngày 2/10: Mưa dông diện rộng tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Mưa lớn kết hợp triều cường khiến Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng

Phát triển

Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam

Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam

Quảng Ngãi: Bổ nhiệm ông Võ Minh Vương giữ chức Phó Giám đốc Sở TN&MT

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 5

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 4

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 3

Khoa học

Nguy cơ các dòng sông băng biến mất

Phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất và khoáng sản - Hiện trạng và đề xuất

Bản đồ kể chuyện (storymap) - phương thức truyền thông mới!

Thành lập Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo

Chính sách

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2023

Thanh tra 14 doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng

Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đốt rơm rạ và sử dụng hoá chất thuốc bảo vệ thực vật

Vĩnh Phúc: Khẩn trương làm rõ vi phạm của chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Bình Xuyên