Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

02/10/2023

TN&MTNgày 1/10/2023 tại Hà Nội, Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Tổng Hội Địa chất Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt nhân dịp 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam (2/10/1945 - 2/10/2023).

Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

TS. Trần Bình Trọng phát biểu tại buổi gặp mặt

Tại buổi gặp mặt, TS. Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam cho biết: Trải qua 78 năm hình thành và phát triển, ngành Địa chất Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế. Trong quá trình phát triển, mặc dù có những thay đổi về tổ chức, số lượng viên chức, người lao động có giảm, nhưng ngành Địa chất Việt Nam luôn phát huy truyền thống để phát triển, đạt được nhiều kết quả, thành tựu gắn với nhiều dấu mốc lịch sử.

Thông tin về một số kết quả nổi bật của ngành trong năm 2023, TS. Trần Bình Trọng cho biết: Cục Địa chất Việt Nam đã và đang phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Đến nay, dự thảo đã được đăng tải lên Cổng Thông tin điện tử và gửi đến các bộ, ngành, địa phương để lấy ý kiến góp ý, đồng thời tổ chức hội thảo tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Đây là cơ sở pháp lý chắc chắn để giúp ngành Địa chất Việt Nam phát triển bền vững đúng với phạm vi và tầm vóc của ngành.

Cục trưởng Trần Bình Trọng nhấn mạnh, kết quả công tác điều tra cơ bản địa chất đã phục vụ kịp thời phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần phục vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH các tỉnh, thành phố; đã kịp thời đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản giai đoạn 2021-2030 hàng trăm diện tích có tài nguyên khoáng sản tin cậy của 60 loại hình khoáng sản.

Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

Toàn cảnh buổi lễ

Cũng tại buổi gặp mặt, các cơ quan quản lý đánh giá cao ý kiến tư vấn phản biện của các nhà địa chất. Ông Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam cho biết: Các chuyên gia của Tổng hội đã tích cực tham gia các hoạt động tư vấn phản biện trong nhiều lĩnh vực: Địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, đào tạo và chính sách quản lý, khai thác, chế biến khoảng sản. Những chuyên gia tham gia công tác phản biện của Tổng hội luôn đảm bảo tính khách quan, khoa học, đã đưa ra những ý kiến sâu sát và nghiêm túc.

Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

Ông Hoàng Văn Khoa phát biểu tại buổi lễ

 “Trong ngôi nhà chung của ngành Địa chất Việt Nam, Tổng hội Địa chất Việt Nam nhận thức và đánh giá cao vai trò trụ cột, nòng cốt, tiên phong của các cơ quan quản lý, trước hết là Cục Địa chất Việt Nam và các cơ quan khác như Cục Khoáng sản Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản”- Ông Hoàng Văn Khoa cho biết thêm!.

Năm tháng đã đi qua, có biết bao thế hệ cán bộ ngành Địa chất Việt Nam đã cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế. Trong quá trình phát triển, mặc dù có những thay đổi về tổ chức, số lượng viên chức, người lao động có giảm, nhưng Ngành Địa chất Việt Nam luôn phát huy truyền thống để phát triển, đạt được nhiều kết quả, thành tựu gắn với nhiều dấu mốc lịch sử.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, TS. Trần Bình Trọng cho biết: Ngành Địa chất Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, bộ, ngành, lĩnh vực có liên quan xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản trình Quốc hội xem xét ban hành trong năm 2024. Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá các dạng công việc điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Song song với đó là xây dựng, đổi mới tư duy lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu mới ngành Địa chất; tăng cường năng lực chuyên môn, công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong điều tra cơ bản địa chất, ưu tiên điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản biển.

Đồng thời, ngành Địa chất Việt Nam tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, điều tra viên ngành địa chất có trình độ cao; tăng cường hợp tác đào tạo với nước ngoài phát triển đội ngũ chuyên gia địa chất. Ngành cũng tập trung khôi phục và xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, lao động trẻ làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của ngành; đẩy mạnh hợp tác quốc tế song phương, đa phương hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới vào quản lý và điều tra cơ bản địa chất trong điều kiện mới.

Kết quả thực hiện của ngành Địa chất đến năm 2022 đã được thể hiện trong buổi gặp mặt lần trước, do vậy, ngày 1/10 hôm nay, Cục trưởng Trần Bình Trọng chia sẻ một số kết quả nổi bật của năm 2023. Theo đó, Cục Địa chất Việt Nam đã và đang phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Đến nay, dự thảo đã được đăng tải lên Cổng Thông tin điện tử và gửi đến các bộ, ngành, địa phương để lấy ý kiến góp ý, đồng thời tổ chức Hội thảo tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Đây là cơ sở pháp lý chắc chắn để giúp ngành Địa chất phát triển bền vững đúng với phạm vi và tầm vóc của ngành, đó là khơi dậy giá trị tài nguyên không chỉ khoáng sản mà toàn bộ giá trị tài nguyên địa chất đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh đất nước, đồng thời giúp cho việc quản lý tài nguyên địa chất đa dạng, đầy đủ hơn...

Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

Cuộc gặp gỡ đầy ân tình giữa các thế hệ cán bộ địa chất

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ngành Địa chất đã có nhiều đóng góp lớn. Các nhà địa chất đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu cơ bản, điều tra lập bản đồ, thăm dò, đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các mỏ khoáng sản, dầu khí...

Những công việc của các nhà địa chất là những công trình có giá trị khoa học và thực tiễn, phục vụ điều tra cơ bản và tìm kiếm, thăm dò khoáng sản cho đất nước nhưng còn mang trong đó nhiều giá trị văn hóa. Ngoài việc đo vẽ bản đồ địa chất, thăm dò khoáng sản, họ còn tìm kiếm dấu tích lịch sử trái đất. Thành tựu đáng tự hào của các nhà địa chất là đã đo vẽ phủ kín bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 toàn bộ lãnh thổ Việt Nam - điều không phải quốc gia nào cũng làm được.

PV

Tin tức

Thông cáo báo chí số 18, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đưa hoạt động chất vấn trở thành điểm nhấn của mỗi kỳ họp Quốc hội

Tuần làm việc thứ 4, Quốc hội tập trung hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam lắng nghe nông dân nói

Tài nguyên

Giải pháp đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đô thị

Bế mạc hội nghị “Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024”

Quản lý vận hành công trình cấp thoát nước bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Cấp nước an toàn thúc đẩy sự phát triển bền vững quốc gia

Môi trường

Khai mạc COP29: Việt Nam cùng thế giới đoàn kết vì hành động khí hậu quyết liệt hơn

Nông thôn vùng châu thổ sông Cửu Long vào mùa nước nổi trong tương lai

Liên minh Rừng mưa thúc đẩy Quản lý dịch hại tổng hợp ở Việt Nam

Tăng cường quản lý rác thải nhựa vì môi trường bền vững

Video

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Khoa học

Sử dụng MODIS để lập bản đồ các điểm nóng đốt rơm rạ ngoài trời, đánh giá sơ bộ nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại Việt Nam

Đoàn Việt Nam tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị CAFEO42

Bài 2: Cần xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, hệ thống bản đồ các tỷ lệ chi tiết, hiện đại để chủ động ứng phó thiên tai bất thường

Bài 1: Bản đồ cảnh báo lũ quét và nguy cơ sạt lở đất- Công cụ thiết yếu còn manh mún, dàn trải

Chính sách

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sử dụng cát nhân tạo giải pháp giảm áp lực về môi trường cho các dòng sông

Xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu): Tự ý xây cất nhà trái phép trên khu đất đang bị phản ánh

Phát triển

Grac có thể hỗ trợ phụ nữ làm các chương trình kinh tế tuần hoàn

Say cùng “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya”

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thương hiệu yến sào Koreanest tiên phong mô hình kinh tế tuần hoàn - Hướng tới tương lai bền vững

Diễn đàn

Tin bão trên biển Đông: Cơn bão số 8

Hà Nội cấm xe máy cũ, ô tô, xe buýt chạy dầu trong vùng phát thải thấp

Thời tiết ngày 11/11: Bão Yinxing suy yếu, Thừa Thiên Huế mưa rất to

Xu hướng tất yếu của tương lai