Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

29/11/2024

TN&MTSáng 29/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.

z6079540734419_9c0ba7336916eb037845dd3a66825da3.jpg

Đoàn đại biểu Quốc hội đoàn Yên Bái bấm nút biểu quyết thông qua Luật Địa chất và Khoáng sản sáng ngày 29/11

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, hoàn thiện kỹ thuật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất trong hệ thống pháp luật, bám sát mục tiêu chính sách, quan điểm, yêu cầu xây dựng Luật. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật có 12 Chương, 111 Điều, chỉnh lý về nội dung 79 điều, bỏ 05 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại phiên họp ngày 05/11/2024.

Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, về quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản (Điều 12), có ý kiến đề nghị điều chỉnh, bổ sung tên gọi của quy hoạch là quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản. Đồng thời, chỉnh sửa tương ứng tại quy định về sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch.

Quốc hội thông qua LUẬT ĐỊA CHẤT và KHOÁNG SẢN- Ảnh 1.

Với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành đã chính thức công khai hiện lên màn hình 

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã sửa đổi tên quy hoạch khoáng sản tại khoản 1 Điều 12 là quy hoạch khoáng sản nhóm I và quy hoạch khoáng sản nhóm II để bảo đảm ngắn gọn, bao hàm các nội dung liên quan. Đồng thời đã rà soát, chỉnh lý đồng bộ tên quy hoạch tại các quy định liên quan đến quy hoạch khoáng sản trong dự thảo Luật. Để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý tên gọi quy hoạch khoáng sản tại nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Về giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 56), có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định thời gian cấp phép không quá 50 năm và thời gian gia hạn không quá 15 năm. Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, khoáng sản là tài sản công, việc thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có cách tiếp cận khác so với dự án đầu tư thông thường khác. Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhưng cần tính toán giảm thiểu các tác động không tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, giấy phép khai thác khoáng sản đều có thời hạn tối đa là 30 năm và được gia hạn một số năm. Quy định này cũng phù hợp với điều kiện thực tế là vòng đời của công nghệ khai thác khoáng sản sau 30 năm thường đã lạc hậu và cũng cần đầu tư đổi mới.

Điểm a khoản 4 Điều 56 dự thảo Luật đã quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm, tổng cộng là 50 năm, bằng với thời gian thực hiện dự án đầu tư thông thường theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trên thực tế, có nhiều dự án sau 10 năm đã hoàn thành việc khai thác, kết thúc dự án. Ngoài ra, dự thảo Luật quy định việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết thời gian (kể cả thời gian gia hạn) nhưng còn trữ lượng. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép được giữ quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản như tại điểm a khoản 4 Điều 56, đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo để bảo đảm thuận lợi, dễ dàng về thủ tục gia hạn giấy phép. 

Quốc hội thông qua LUẬT ĐỊA CHẤT và KHOÁNG SẢN- Ảnh 7.

Các đại biểu vỗ tay chúc mừng sau khi Luật Địa chất và khoáng sản được thông qua tại Quốc hội

Để triển khai thực hiện Luật Địa chất và Khoáng sản sau khi được thông qua, trước hết các bộ, ngành liên quan cần phổ biến pháp luật đến cán bộ, công chức thuộc hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; các cấp thống nhất về nhận thức và hành động trong triển khai thi hành Luật, nhất là các nội dung mới, quan trọng đã được tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn.

Đồng thời, chuẩn bị tốt nguồn lực về con người và hạ tầng kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như thực thi kiểm tra, kiểm soát sản lượng khoáng sản khai thác thực tế hàng năm. Trong đó, các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản cần ưu tiên thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu số, trang thiết bị, công nghệ phục công tác kiểm soát hoạt động khoáng sản (công nghệ viễn thám, thiết bị bay không người lái UAV....).

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước từ khâu lập quy hoạch đến cấp phép, đóng cửa mỏ, bảo đảm giảm thiểu tất cả các tác động tiêu cực, rủi ro, sự cố về môi trường và xã hội có thể xảy ra trong suốt vòng đời của dự án khai thác mỏ và sau khi đóng cửa mỏ. Cùng với đó, chính quyền địa phương cần gắn công tác quy hoạch, quản lý khai thác khoáng sản với đô thị hóa - cấp nước - giao thông - thủy lợi - lâm nghiệp - du lịch và bảo vệ môi trường trong một thể thống nhất; có chế độ khuyến khích các phương án hoạt động khai thác bền vững khoáng sản nhằm hài hòa lợi ích khai thác khoáng sản và bảo vệ tốt môi trường, lợi ích của các bên liên quan.

Diệp Anh

 

Tin tức

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với Bộ trưởng Bộ Nhân lực và Bộ thương mại, Công nghiệp Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Tài nguyên

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Hà Nội quyết tâm làm “sống lại” các dòng sông

Hà Nội chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo

Môi trường

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về giảm phát thải khí mê-tan

Hồi sinh những rạn san hô ở Cát Bà

Hà Nội ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt

Phòng chống ô nhiễm từ hoạt động tái chế kim loại màu

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT: Hướng đến phòng chống, từ bỏ sử dụng thuốc lá điện tử

Ông Vũ Lân làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng

Diễn đàn

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để

Đảng bộ Bộ TN&MT tổ chức lễ chuyển giao - tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên

Thời tiết ngày 3/12: Bắc Bộ sương lạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Thời tiết ngày 2/12: Bắc Bộ có mưa vài nơi, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường