Kỳ 2: Phát triển du lịch biển, đảo trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách

17/06/2024

TN&MTVới lợi thế là quốc gia có các bãi biển phân bố trải đều từ Bắc vào Nam, từ Móng Cái đến Hà Tiên cùng hàng loạt bãi tắm đẹp, cát trắng mịn, nước biển trong xanh, vịnh biển hoang sơ, những rặng san hô lộng lẫy, hệ động - thực vật biển phong phú. Bờ biển trải dài trên 3.260 km và gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, biển đảo Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch biển, đảo…

Phát huy thế mạnh

Không phải ngẫu nhiên mà Tạp chí Forbes của Mỹ đã bầu chọn bãi biển Đà Nẵng là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Còn đối với Tạp chí Time của Mỹ thì bình chọn đảo ngọc Phú Quốc là hòn đảo có sức hút và nằm trong Top 100 điểm đến hấp dẫn nhất. Giải thưởng Asia's Best Awards 2022 do tạp chí Travel & Leisure phiên bản Đông Nam Á giới thiệu đã bình chọn đảo ngọc Phú Quốc và Côn Đảo của Việt Nam nằm trong 10 hòn đảo hàng đầu của Đông Nam Á.

Kỳ 2: Phát triển du lịch biển, đảo trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách
Đảo ngọc Phú Quốc là biểu tượng cho ngành du lịch tỉnh Kiên Giang (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Phú Quốc và Côn Đảo cũng đã đóng góp cho ngành du lịch Việt Nam nhiều giải thưởng có giá trị, như giải thưởng khu nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới vào năm 2018 dành cho Sixsence Côn Đảo; giải thưởng khu nghỉ dưỡng villa hàng đầu thế giới năm 2019 dành cho Premier Village Phú Quốc. Riêng đối với Vịnh Hạ Long thì được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Năm 2022, Việt Nam đã vinh dự được đề cử 61 hạng mục giải thưởng của World Travel Awards khu vực châu Á, trong đó có những hạng mục quan trọng tầm quốc gia, như điểm đến hàng đầu châu Á, điểm đến du lịch biển hàng đầu châu Á, điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á, điểm đến di sản hàng đầu châu Á, điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á…

Việt Nam đứng thứ 27 trong 156 quốc gia có biển trên thế giới, và là nước có diện tích bờ biển dài nhất trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam còn là một trong 12 quốc gia có vịnh biển đẹp nhất thế giới. Một số bãi tắm của Việt Nam cũng đã lọt vào danh sách những điểm đến quyến rũ nhất hành tinh.

Không chỉ vậy, sự giao thoa của các nền văn hóa trong cộng đồng dân tộc người Việt phát triển qua nhiều thế hệ, với những di tích lịch sử - văn hóa, những phong tục tập quán, lễ hội dân gian, văn hóa ẩm thực… đậm sắc màu miền biển, nên từ lâu đã trở thành điểm đến được du khách trong và ngoài nước lựa chọn trong hành trình du lịch biển đảo Việt Nam.

Nhắc đến du lịch biển, đảo Việt Nam, chúng ta phải kể đến những địa danh có các bãi biển đẹp như: Hạ Long, Vân Đồn - Cô Tô, Trà Cổ, Bái Tử Long, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Cồn Cỏ, Cửa Tùng - Cửa Việt, Lăng Cô - Cảnh Dương, Non Nước, Sơn Trà, Cù Lao Chàm, Hoàng Sa, Hội An, Sa Huỳnh, Mỹ Khê, Sơn Mỹ, Lý Sơn, Phương Mai, Xuân Đài, Bắc Cam Ranh, Trường Lũy, Trường Sa, Nha Trang, Ninh Chữ, Vĩnh Hy, Mũi Né, Phan Thiết, Phú Quý, Long Hải - Phước Hải, Côn Đảo, Vũng Tàu, Cần Giờ, Phú Quốc, Hà Tiên…

Kỳ 2: Phát triển du lịch biển, đảo trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách
Nước ta có một hệ thống đảo, vịnh phong phú trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Cùng với bờ biển dài, nước ta còn có một hệ thống đảo, vịnh phong phú trải dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều cảnh quan nổi tiếng như: Đảo Cô Tô, Bạch Long Vỹ, Cát Bà, Phú Quốc… Và nhiều vịnh đẹp nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vịnh Lan Hạ, Vịnh Xuân Đài, Vịnh Lăng Cô, Vịnh Vân Phong…

Đây chính là lợi thế lớn để phát triển bền vững du lịch biển, đảo, tạo lợi thế cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế. Vì thế, phát triển du lịch biển, đảo được coi là một nhiệm vụ quan trọng góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam.

Du lịch biển, đảo cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo thêm việc làm cho xã hội, nhất là khu vực ven biển, đảm bảo khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế về du lịch biển, đảo gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, phù hợp với xu thế hội nhập của Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2020 đã xác định du lịch biển, đảo là một trong 4 dòng sản phẩm chính của du lịch Việt Nam. Chiến lược phát triền bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã xác định phát triển du lịch biển, đảo là một trong những nội dung góp phần hình thành các khu kinh tế biển trọng điểm.

Đa dạng các sản phẩm du lịch biển, đảo

Với những lợi thế sẵn có, ngành du lịch Việt Nam đã khai thác có hiệu quả để hình thành các khu du lịch biển, đảo có sức cạnh tranh cao, chủ động xây dựng các loại hình sản phẩm du lịch biển, đảo, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao biển, du lịch sinh thái, du lịch MICE,… mang nét đặc trưng, bản sắc riêng, có sự khác biệt giữa các vùng, miền.

Kỳ 2: Phát triển du lịch biển, đảo trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách
Bãi biển trải dài là lợi thế thu hút du lịch phát triển (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Cụ thể như loại hình sản phẩm du lịch biển, đảo kết hợp tham quan cảnh quan như: Vịnh Hạ Long, vịnh Cảnh Dương, Lăng Cô, bán đảo Sơn Trà, vịnh Văn Phong, Nha Trang, vịnh Xuân Đài, Vũng Rô, vịnh Vĩnh Hy…; hoặc cảnh quan các đảo ven bờ như: Cô Tô - Quảng Ninh, Cát Bà - Hải Phòng, Cồn Cỏ - Quảng Trị, Cù lao Chàm - Quảng Nam, Lý Sơn - Quảng Ngãi, Phú Quý - Bình Thuận, Phú Quốc - Kiên Giang… kết hợp các gói tour tham quan các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng; du lịch lặn biển; du lịch nghiên cứu, học tập; du lịch mạo hiểm; khám phá thiên nhiên; tìm hiểu văn hóa; tâm linh; du lịch cộng đồng.

Đặc biệt, ngành du lịch biển, đảo Việt Nam còn sở hữu nhiều khu vực ven biển có rừng ngập mặn như rừng ngập mặn Cà Mau, rừng ngập mặn Cần Giờ,… Bên cạnh đó, việc hình thành và xây dựng các tour du lịch biển và du lịch tàu biển cũng đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động du lịch biển, đảo như hình thành các tour xuất phát từ Hạ Long, Hải Phòng, Cửa Lò, Huế, Đà Nẵng, Sa Kỳ, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hà Tiên,… và kết nối với các đảo và bãi biển Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cồn Cỏ, Cù lao Chàm, Lý Sơn, Hoàng Sa, Hòn Tre, Hòn Tằm, Trường Sa, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.

Thời gian qua, những khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch đang được các địa phương tập trung đầu tư phát triển mạnh như: Hạ Long, Vân Đồn - Cô Tô, Trà Cổ, Bái Tử Long, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Cồn Cỏ, Cửa Tùng - Cửa Việt, Huế, Lăng Cô - Cảnh Dương, Đà Nẵng, Non Nước, Sơn Trà, Cù Lao Chàm, Hoàng Sa, Hội An, Sa Huỳnh, Mỹ Khê, Sơn Mỹ, Lý Sơn, Phương Mai, Xuân Đài, Bắc Cam Ranh, Trường Lũy, Trường Sa, Nha Trang, Ninh Chữ, Vĩnh Hy, Mũi Né, Phan Thiết, Phú Quý, Long Hải - Phước Hải, Côn Đảo, Vũng Tàu, Cần Giờ, Phú Quốc, Hà Tiên.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam (cũ), nếu như lượng khách du lịch quốc tế đến du lịch biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2015-2019 có tốc độ tăng trưởng 23%, trong đó, năm 2019 có hơn 1,5 triệu khách ra các đảo, chủ yếu đến Cát Bà, Phú Quốc, Cù lao Chàm, Lý Sơn, Côn Đảo, Vân Đồn.

Về lượng khách du lịch nội địa lựa chọn du lịch biển, đảo cũng tăng khoảng 23%/năm giai đoạn 2015-2019 và đạt 9,5 triệu lượt khách ra đảo vào năm 2019, trong đó, 80 - 90% khách đến 2 đảo Phú Quốc và Cát Bà. Thì đến năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng lên 12,6 triệu lượt khách quốc tế và lượng khách du lịch nội địa ước đạt 108 triệu lượt người. Trong đó khách du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam.

Kỳ 2: Phát triển du lịch biển, đảo trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách
Hiệu quả của du lịch biển, đảo luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Theo ghi nhận của một chuyên gia trong ngành du lịch biển, đảo thì sự phát triển và hiệu quả của du lịch biển, đảo phụ thuộc quan trọng vào bờ biển đẹp, khí hậu trong lành, môi trường thoáng đãng, sự đồng bộ và hiện đại hóa của cơ sở hạ tầng. Trong đó, nổi bật là giao thông thuận lợi và hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng, cùng sự đa dạng, chất lượng các dịch vụ tiện ích có sự quản lý chuyên nghiệp, bảo đảm đem lại giá trị nghỉ dưỡng tốt nhất cho du khách.

Đồng thời đa dạng về chức năng, bảo đảm cung ứng dịch vụ đồng bộ với tiêu chí: “Một điểm đến có tất cả”. Từ quan điểm đó, vị chuyên gia này cho rằng nhiều địa phương khi xây dựng các điểm du lịch này phải được tích hợp và tập trung những tiện ích, đa công năng và phong phú chủng loại sản phẩm, vừa tổ hợp khép kín, vừa liên kết chuỗi, bao gồm dịch vụ y tế, công viên sinh thái, khu thương mại, chợ nghệ thuật, khách sạn…

Hơn nữa, ưu thế và triển vọng tích cực luôn nghiêng về các sản phẩm bất động sản nằm trong quy hoạch, có đủ cơ sở pháp lý hợp lệ, có thiết kế đẹp, chất lượng xây dựng cao, bảo đảm tiến độ, với giá cả hợp lý và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, kết nối và thuận lợi.

Đặc biệt, các điểm nghỉ dưỡng này tích hợp, tập trung thành các khu, đặc khu kinh tế nghỉ dưỡng xanh. Trong đó coi trọng các yếu tố thân thiện môi trường và được vận hành bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng sống ngày càng cao, đa dạng vừa du lịch, vừa khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng dài hạn cho du khách.

Có thể nói, thời gian qua với thế mạnh về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, du lịch biển, đảo Việt Nam đã có những bước tiến dài, trở thành một trong những loại hình du lịch phát triển mạnh nhất, góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế, đóng góp đáng kể cho kinh tế - xã hội các địa phương, và tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế xanh của đất nước. Việt Nam đã và đang là điểm đến trên bản đồ du lịch nghỉ dưỡng quốc tế.

https://tainguyenvamoitruong.vn/bien-dao-viet-nam-tiem-nang-va-loi-the-de-phat-trien-kinh-te-bien-ky-1-tu-tiem-nang-den-loi-the-tu-bien%C2%A0-cid114956.html

Quốc Chánh - Nguyễn Kiên

Kỳ 3: Khai thác và phát triển ngành nuôi trồng hải sản theo hướng bền vững

Tin tức

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11: KTXH 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Tài nguyên

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi 2 Nghị định quản lý tài nguyên biển

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Môi trường

Cà Mau khởi động dự án chống sạt lở, hoàn thiện đê biển Tây

Bắc Giang cơ bản kiểm soát nguồn ô nhiễm

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/12: Miền Bắc chìm sâu trong giá rét, có nơi dưới 10 độ

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường