Tài Nguyên và Môi Trường eMagazine

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng phát triển chung trên toàn thế giới và được coi là một trong những trọng tâm ưu tiên trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước, nhằm hướng tới phát triển bền vững. Kinh tế tuần hoàn được đánh giá là sẽ tạo tác động xã hội và mang lại các lợi ích kinh tế, kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp. Khái niệm “Kinh tế tuần hoàn” được hiểu là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. 

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, lần đầu tiên kinh tế tuần hoàn được đề cập trong Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định xây dựng kinh tế tuần hoàn là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, đảm bảo tăng trưởng xanh và hướng tới phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đề cập đến nội dung cụ thể của phát triển kinh tế tuần hoàn. Trong đó, Điều 142 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng đã quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn. Theo đó, Bộ TN&MT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch ban hành kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Tháng 6/2022, Bộ TN&MT đã chủ trì tổ chức Hội nghị khởi động, xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam. Hội nghị đã thu hút được sự quan tâm tham dự đóng góp được nhiều ý kiến giá trị của các ban, bộ, ngành, địa phương, các đối tác quốc tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp.  

Sau 1 năm triển khai nghiên cứu, khảo sát, thực tiễn sâu rộng với sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành, trung ương, các địa phương và đặc biệt là sự đồng hành hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Bản dự thảo Kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đã được hoàn thành sơ bộ. Để đảm bảo tính đầy đủ, hoàn thiện, chất lượng và khả năng thực thi hiệu quả kế hoạch, Bộ TN&MT chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam năm 2023 nhằm lắng nghe ý kiến từ thực tiễn, gợi ý bài học kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, trình Chính phủ xem xét, phê duyệt, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN thiết lập một khung thể chế pháp luật toàn diện cho kinh tế tuần hoàn. 

Diễn đàn đã nhận được sự quan tâm và tham gia đông đảo của đại diện Chính phủ, các ban, bộ, ngành, trung ương, lãnh đạo các địa phương, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Tất cả các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ hơn nữa về giảm phát thải khí nhà kính trên nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh năng lực của từng quốc gia. Đây là đòi hỏi tất yếu để cùng nhau kiềm chế mức tăng nhiệt độ của trái đất. Về phần mình, mặc dù là nước đang phát triển, bắt đầu tiến trình công nghiệp hoá trong hơn 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam là nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước đang phát triển kể cả tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó thực hiện các cơ chế theo thoả thuận Paris để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”. 

Tại Diễn đàn Kinh tế Xanh 2023 (GEF 2023), Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: "Thế giới đang diễn biến khó lường, xung đột địa chính trị diễn ra gay gắt, khủng hoảng do biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang đặt ra nhiều thách thức, nhưng cũng mở ra các cơ hội mới đối với phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Trong bối cảnh đó, phát triển kinh tế xanh và bền vững là chìa khoá và là hướng đi bắt buộc của quốc gia trên toàn cầu,…".

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị COP26 năm 2021

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Việt Nam là một trong 4 nước đã ký kết Tuyên bố Chính trị thiết lập Quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với nhóm G7 và các đối tác quốc tế. Trên cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên về năng lượng gió, điện mặt trời, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ các tiềm năng và thế mạnh của mình, cùng hợp tác với các đối tác quốc tế trong đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen xanh... 

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện vai trò kiến tạo, tăng cường hợp tác và phối hợp với Chính phủ các nước trong tạo dựng khuôn khổ thuận lợi, định hướng và dẫn dắt cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên trong thực hiện mục tiêu phát triển xanh. Chúng tôi cam kết sẽ luôn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài trong bất kỳ trường hợp nào; luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp vượt qua thách thức, khó khăn, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để các bạn hoạt động ổn định, lâu dài tại Việt Nam trên tinh thần “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”. 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, việc lựa chọn con đường phát triển theo kinh tế tuần hoàn đã được đưa vào Nghị quyết của Đảng, đây là một dấu mốc, một sự lựa chọn hết sức cần thiết. “Kinh tế tuần hoàn là một nền kinh tế thay đổi cơ bản về nguyên lý và tư duy phát triển. Kinh tế tuần hoàn chính là giải pháp để chúng ta có thể tiếp tục vững tin đi trên con đường phát triển bền vững cùng với kinh tế xanh, kinh tế các-bon thấp”. "Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, đồng thời hướng tới mức phát thải ròng bằng 0, chúng ta cần phát huy nội lực cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ,...".

Phát triển kinh tế tuần hoàn là con đường đi, dòng chảy chính của thời đại. Với các nước đang phát triển như Việt Nam, bên cạnh việc đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác, đó là một thách thức lớn. Tuy nhiên, thách thức này sẽ tạo ra các áp lực, đồng thời cũng là cơ hội.

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Theo Phó Thủ tướng, để đạt được những mục tiêu trên, cần phải chuyển từ sự phát triển theo mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, đến mục tiêu phát triển bền vững và không để ai ở lại phía sau, sống trong một thế giới an toàn hơn, thích ứng và hợp tác hơn… Tuy nhiên, để phát triển kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh, hướng đến Net Zero và năng lượng hóa thạch,... bằng các nguồn năng lượng tái tạo cần có nguồn lực để thực hiện. Muốn vậy các thiết chế tài chính cần phải thay đổi.

Bên cạnh đó, trong áp dụng kinh tế tuần hoàn rất cần có sự hợp tác chia sẻ giữa các nước. Theo Phó Thủ tướng, có những vấn đề Việt Nam mới bắt đầu khởi động nhưng cũng có những mục tiêu, nhiệm vụ đã được thực hiện ở nhiều quốc gia. Các nước đi sau rất cần cơ chế hợp tác, chia sẻ cách làm, nâng cao năng lực, thiết kế, quy hoạch, kỹ năng kinh nghiệm quản trị… của các nước đi trước để đạt được mục tiêu chung.

Đặc biệt, chìa khóa quan trọng “mở” cánh cửa, giúp đạt mục tiêu thành công của kinh tế tuần hoàn chính là khoa học công nghệ. Theo đó, cần có sự hợp tác chia sẻ, nghiên cứu tạo ra các công nghệ có tính đột phá giúp chuyển đổi hoàn toàn mô hình hướng tới mục tiêu Net Zero. “Phương thuốc vaccine” của biến đổi khí hậu để có thể đạt được mục tiêu chuyển đổi xanh trên phạm vi toàn cầu đó chính là hydrogen xanh, là công nghệ xanh”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn năm 2023, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh khẳng định: "Trong chặng đường phát triển tiếp theo của Việt Nam, định hướng kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại nhiều cơ hội và triển vọng tốt đẹp, đồng thời cũng nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp, thách thức. Tôi mong rằng các quý vị sẽ tiếp tục có những đóng góp to lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội tại Việt Nam". 

Theo Bộ trưởng, thời gian qua vấn đề môi trường, khí hậu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất trong chương trình Nghị sự, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng cho biết, Bộ TN&MT đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn gửi lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp. Dự thảo đã xác định 5 quan điểm chính, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể từ nay đến 2025, đến 2030 cho thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam để thúc đẩy tiến trình chuyển dịch mô hình kinh tế theo hướng bền vững, đưa chất thải thành tài nguyên, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Trên cơ sở đó, dự thảo đề xuất áp dụng 16 chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp độ quốc gia phân theo 3 nhóm gồm: Nhóm chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu; tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo; nhóm chỉ tiêu về kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã đề nghị các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương lồng ghép kinh tế tuần hoàn trong quá trình xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện kinh tế tuần hoàn phù hợp với Kế hoạch quốc gia và đặc điểm của ngành, lĩnh vực và địa phương.

"Cộng đồng doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và áp dụng các biện pháp để khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, giảm phát thải, nâng cao mức độ tái chế, tái sử dụng chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế đến giai đoạn sản xuất, phân phối sản phẩm, hàng hóa...". Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tham quan các gian triển lãm kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Phát biểu đề dẫn tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn năm 2023, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết: Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Đây được coi là một “giải pháp xanh” cho nền kinh tế bền vững, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thế giới.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ TN&MT đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn gửi lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp. Dự thảo đã xác định 5 quan điểm chính, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể từ nay đến 2025, đến 2030 cho thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam để thúc đẩy tiến trình chuyển dịch mô hình kinh tế theo hướng bền vững, đưa chất thải thành tài nguyên, trung hòa các bon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Dự thảo đề xuất áp dụng 16 chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp độ quốc gia phân theo 3 nhóm gồm: Nhóm chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu; tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo; Nhóm chỉ tiêu về kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững.

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Dự thảo đã xác định 5 chủ đề, 17 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 56 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể. Đồng thời, đề xuất 35 nhóm vật liệu, sản phẩm, chất thải và dịch vụ thuộc 9 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn phân theo lộ trình đến năm 2030. Ngoài ra, còn có các nội dung về định hướng triển khai và tổ chức thực hiện.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân khẳng định, kinh tế tuần hoàn chỉ có thể thành hiện thực khi có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và đề xuất khuyến nghị cho Việt Nam rất quan trọng. Thứ trưởng cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia tích cực, đóng góp trách nhiệm để hiện thực hóa các sáng kiến KTTH, kinh tế xanh, kinh tế các bon thấp, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030.

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Bà Ramla Khalidi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn năm 2023

Bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP tại Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn năm 2023 khẳng định cam kết của Việt Nam để chuyển hoá nền kinh tế theo cách thức không chỉ bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao đời sống của Nhân dân. 

Bà Ramla Khalidi khuyến nghị một lộ trình thiết kế mang tính tổng quan về thiết kế sinh thái, bao gồm những sản phẩm mang tính chất ưu tiên trong quá trình đóng gói, các sản phẩm nhựa, đồ ăn, đồ uống, ngành dệt may cũng như điện tử tập trung vào các doanh nghiệp từ trung cho đến lớn. Theo bà Ramla Khalidi, lộ trình cần có sự tham gia của công nghệ số và những công nghệ này chia sẻ tái sử dụng và quản lý chuỗi giá trị, đồng thời thu hút những nguồn tài chính từ ODA, đầu tư mạo hiểm, quan hệ đối tác công - tư. Qua đó giúp Việt Nam thực sự tăng gấp đôi những nỗ lực để có những cơ sở hạ tầng cho kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Theo bà Ramla Khalidi, quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn sẽ là một cơ chế, cỗ xe đầy hứa hẹn để vận hành, vận chuyển nguồn vốn, con người chuyển sang một mức độ phát triển với một quốc gia có thu nhập trung bình cao ở cuối thập kỷ này đòi hỏi có sự chuyển đổi của thị trường lao động. Điều đó đòi hỏi sự chuyển đổi từ một lực lượng lao động chi phí thấp, kỹ năng thấp, các nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi công việc thoả đáng, việc làm có nhân phẩm và việc làm xanh. Như vậy cần phải có những gói đào tạo, phải có hoạt động về đổi mới sáng tạo, tăng cường khả năng tiếp cận, giáo dục và đào tạo có chất lượng, nâng cao tinh thần doanh nhân, xây dựng những khuôn khổ như Chương trình phát triển Liên hợp quốc có thể đóng góp vào tiến trình đó. 

"Hướng tới COP28, chúng ta tâm niệm và sự cần thiết của các chính sách tuần hoàn, các khoản đầu tư và chiến lược mang tính chất tuần hoàn, UNDP rất mong muốn được tham gia vào quá trình xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia với tất cả các khía cạnh với những khoản ngân sách cần có để thực thi chương trình này. Với huy động các nguồn lực khác nhau, tài chính trong đó có hợp tác công - tư, trái phiếu xanh. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng chủ trì cùng Việt Nam có một trung tâm về kinh tế tuần hoàn, tạo nên một diễn đàn như chúng ta đã thực hiện vào năm 2022". 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG nhận định năm 2022, Chính phủ Việt Nam đã cho thấy cam kết mạnh mẽ đối với mục tiêu phát thải ròng bằng "0" - Net Zero bằng việc khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Từ đó, rất nhiều các bên đã phối hợp cùng nhau để phát triển dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn (NAPCE) đến năm 2050. 

Theo ông Roongrote Rangsiyopash, NAPCE là lộ trình thực hiện Đóng góp quốc gia tự quyết định - NDC, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Kế hoạch này đại diện cho nỗ lực tập thể của tất cả các bên và thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu và định hướng phát triển kinh tế quốc gia theo những chuẩn mực quốc tế. 

Tuy nhiên, việc triển khai thành công kế hoạch này đòi hỏi sự hợp tác từ tất cả khu vực. Trong đó, chính phủ sẽ cung cấp nền tảng, chính sách, hướng dẫn, hạ tầng và thông tin. Còn doanh nghiệp sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc thực hiện vòng khép kín của kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, các doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược ESG để đánh giá các tác động bền vững và đạo đức của các khoản đầu tư hay vận hành kinh doanh. Cách tiếp cận này cũng tương đồng với những nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn. 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Dẫn chứng tại SCG, ông Roongrote Rangsiyopash khẳng định SCG đã thực hành kinh doanh với chiến lược ESG 4 Plus làm kim chỉ nam. Chiến lược bao gồm các mục tiêu: Phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, phát triển xanh, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy sự hợp tác, với tiêu chí quản trị minh bạch để xây dựng niềm tin. 

Song ông Roongrote Rangsiyopash cũng cho rằng để thúc đẩy hơn nữa các tác động của kinh tế tuần hoàn và tiến trình thực hiện, cần có sự hợp tác liên ngành nhằm đạt được những kết quả lớn hơn. “Chúng tôi mong chờ được cộng tác với các đối tác tại Việt Nam để áp dụng và thực hành các nguyên tắc ESG, từ đó, thúc đẩy thực hiện kinh tế toàn hoàn. Mục tiêu của chúng tôi là cùng nhau tăng trưởng bền vững hơn và lớn mạnh hơn, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh của khối kinh tế ASEAN trên trường quốc tế”, CEO SCG nhấn mạnh. 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam cho biết, hàng năm Việt Nam tiêu thu 3 triệu tấn nhựa nhưng chúng ta chỉ mới thu gom và tái chế được 33% lượng nhựa đó hàng năm được tái chế, Việt Nam đang mất gần 70% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương từ 2,2 - 2,9 tỷ USD mỗi năm, việc này gây ra ô nhiễm môi trường. 

Theo bà Vân, để thực hiện được tuần hoàn nhựa, cần các yếu tố quan trọng như thiết kế, hợp tác, nhận thức. Nhiều năm qua, tại Unilever luôn tích cực thúc đẩy các sáng kiến để cải thiện vật liệu bao bì phù hợp với kinh tế tuần hoàn. Đến nay, Unilever Việt Nam đã đạt 63% bao bì có khả năng tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, đồng thời cắt giảm 52% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì nhờ vào việc cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế. 

Về hợp tác, kinh tế tuần hoàn nhựa có rất nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải đặt nhiều công sức, quyết liệt và cam kết trong vấn đề đầu tư, phải nhìn đường dài để đưa mô hình đi vào vận hành. Tháng 2/2020, Bộ TN&MT và 3 doanh nghiệp gồm Unilever Việt Nam, SCG và Dow đã tiên phong ký kết sáng kiến Hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa (gọi tắt là PPC). Việc hợp tác này nhằm quản lý vòng đời sản phẩm và nâng cao nguồn cung nguyên liệu bền vững, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trên quy mô toàn quốc. 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Đến nay, PPC đã có gần 30 thành viên từ các thành phần khác nhau trong vòng tuần hoàn nhựa tham gia như các tổ chức nhà nước, các nhà tái chế như Duy Tân, đơn vị thu gom như Vietcycle, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, các đối tác phân phối bán lẻ như Central Retail,... PPC của Unilever Việt Nam đã thu gom và tái chế được 25.000 tấn rác thải nhựa đưa vào phục vụ đời sống. Những nhà sản xuất như Unilever sẽ sử dụng hạt nhựa tái sinh này để sản xuất thành chai nhựa mới. Các nhà phân phối như bán lẻ sẽ mang những sản phẩm có bao bì nhựa tái sinh đến tay người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục phân loại rác thải nhựa tại nhà sau khi sử dụng, để vòng tuần hoàn của nhựa tiếp tục được diễn ra. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, Unilever Việt Nam đã đã kết nối và cải thiện đời sống cho 2.500 lao động ve chai, truyền thông phân loại rác tại nguồn cho gần 12 triệu người dân nhằm nâng cao nhận thức.

Chủ tịch Unilever Việt Nam cũng kêu gọi cần thay đổi mối quan hệ với nhựa một cách bền vững hơn để có thể giải phóng được giá trị nguồn vật liệu gần 3 tỷ USD/năm đang bị bỏ quên, giảm phát thải khí nhà kính và giảm ô nhiễm môi trường, kinh tế tuần hoàn nhựa cần được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc. 

Để hiện thực hóa được mục tiêu này, đại diện Unilever Việt Nam kiến nghị cần sự hợp tác chặt chẽ, quyết liệt từ các cơ quan nhà nước, nhà thu gom, tái chế, đến các tổ chức quốc tế, nhà phân phối,... 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cho rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với nhiều quốc gia và khu vực kinh tế, trong đó có những cam kết về tiêu chuẩn an toàn môi trường sinh thái nên việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam là xu hướng tất yếu nhằm hướng tới phát triển bền vững.  

Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022 đã chỉ ra mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu. Để đạt được các mục tiêu của đề án, theo ông Đỗ Thanh Sơn, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế chính sách để hướng các chủ thể trong nền kinh tế hành động nguồn tài chính cần huy động cho dự án là rất lớn. 

Với vai trò là một ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu của Việt Nam, VietinBank luôn xác định trách nhiệm là đơn vị tiên phong trong việc thực thi các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, phát triển bền vững. Sẵn sàng đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thực hiện chuyển đổi xanh quốc gia, sản xuất, kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường. VietinBank cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận sản phẩm tài chính bền vững ra áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn và hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần triển khai kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Xác định phát triển bền vững là xu hướng tất yếu trên thế giới giúp ngân hàng có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế tuần hoàn, ông Đỗ Thanh Sơn khẳng định, Hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành VietinBank đã quan tâm đến lĩnh vực này từ rất sớm, từ thoả thuận với AFC năm 2010, AFC đã hỗ trợ, tư vấn cho VietinBank về phát triển bền vững. VietinBank cũng đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững của Ngân hàng để chỉ đạo xuyên suốt các hoạt động về phát triển bền vững trong ngân hàng. Với danh mục cho vay khách hàng tại 30/10/2023 đạt hơn 1,4 triệu tỷ, VietinBank đã dành nguồn lực rất lớn đạt gần 550 ngàn tỷ đồng, chiếm 40% danh mục cho vay tài trợ cho các lĩnh vực tiềm năng của mô hình kinh tế tuần hoàn như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, khai khoáng và năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và giao thông vận tải, quản lý chất thải... Trong đó tỷ trọng tài trợ phát triển bền vững trong tổng danh mục tín dụng của ngân hàng đã nâng từ 1,47% năm 2018 lên 6,05% năm 2022, tập trung vào các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững; xử lý nước và rác thải. 

Với cam kết của ngân hàng nhằm hỗ trợ triển khai kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn, VietinBank cam kết sẽ cung cấp trọn gói toàn bộ giải pháp tài chính cho các dự án bao gồm: Đại diện thu xếp vốn cho các dự án, tư vấn mua bán sát nhập, tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tham gia cấp tín dụng cho các dự án thông qua các hình thức cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu... Mở và quản lý tài khoản, quản lý doanh thu tài khoản, quản lý dòng tiền, trả nợ... Các sản phẩm dịch vụ triển khai được VietinBank xây dựng với chính sách cấp tín dụng linh hoạt, hồ sơ thủ tục đơn giản, thiết kế phù hợp với đặc thù ngành nhằm hỗ trợ dự án sẽ được triển khai đúng tiến độ, kịp thời. 

VietinBank cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để tư vấn giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm tài chính bền vững, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời VietinBank sẵn sàng là cầu nối giữa các bên liên quan, các cơ quan quản lý tổ chức tài chính trong và ngoài nước và các doanh nghiệp nhằm kết nối các cơ hội hợp tác trong tăng trưởng xanh. Bảo vệ môi trường vẫn có biến đổi khí hậu, qua đó góp phần phát triển, hoàn thiện hệ sinh thái tài chính bền vững tại Việt Nam. 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

"Khan hiếm nước, ô nhiễm - đó là điều yêu cầu chúng ta tìm ra căn nguyên gốc rễ vấn đề, thực hiện KTTH thay vì kinh tế tuyến tính". Đó là khẳng định của ông Joss Bleriot, Lãnh đạo điều hành chính sách toàn cầu, Tổ chức Ellen MacArthur Foundation. Để thực hiện nguyên tắc căn bản của KTTH, giảm chất thải và ô nhiễm sẽ giúp chúng ta tránh đe dọa từ mất đa dạng sinh học và gia tăng các chất độc hại. Điều này cần được thực hiện trong toàn bộ chuỗi tài nguyên đầu vào, sản xuất, chế biến và tiêu dùng. Khi chúng ta giảm thiểu việc sử dụng này, chúng ta sẽ có sự tham gia của rất nhiều ngành nghề đa dạng, tiếp cận liên ngành tối ưu hóa sử dụng tài nguyên. 

Khôi phục đa dạng sinh học, hệ sinh thái, đảm bảo tài nguyên thiên nhiên có thể được bảo vệ, và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo. Quá trình này đòi hỏi những khung khổ mang tính tích hợp và tổng thể, liên quan tới quy trình, thay đổi mô hình phát triển trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng; xây dựng chiến lược, hoạch định chính sach. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tham gia và hợp tác mạnh mẽ chuỗi giá trị, hợp tác để có tái chế chất lượng cao. 

Thời điểm hiện tại đã chín muồi để thực hiện các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu Công ước khung về đa dạng sinh học toàn cầu. Trong đó, KTTH là 1 cơ chế xử lý tổn thất với đa dạng sinh học, vừa đem lại lợi ích ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường. Kinh tế tuần hoàn không chỉ là xử lý chất thải, mà bắt đầu từ các giải pháp mang tính thượng nguồn, tác động vào chính sách, thị trường, phân phối sản phẩm và điều chỉnh nền kinh tế vận hành theo hướng tuần hoàn. 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Dưới góc độ định chế tài chính đầu tư lâu năm trên thị trường, ông Dominic Scriven, Chủ tịch, Quỹ Dragon Capital (DC) cho rằng, thông điệp giảm sử dụng, tái sử dụng và tái chế cần được thể hiện trong mỗi mặt hoạt động của hệ thống tài chính. Ngành tài chính cần tuân thủ quy định pháp luật về kinh tế tuần hoàn, quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh và chớp thời cơ đầu tư vào các lĩnh vực có cơ hội bứt phá. Trong mảng hoạt động của mình, DC tập trung vào quản trị rủi ro và cơ hội đầu tư và đưa định nghĩa knh tế tuần hoàn trong hoạt động cơ bản nhất của mình. Để quản trị hoạt động trong kinh tế tuần hoàn, cần xác định được những chi phí trong mảng hoạt động của chúng ta, từ đó mới có cách đánh giá và theo dõi nhằm áp dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn. 

Về mặt ký thuyết, nếu không đo đếm được thì người ra khó có thể quản trị. Điển hình là sự đa dạng sinh học trên toàn cầu. Chúng ta cần tìm ra cách thức đo đếm, quản trị thông qua nhận thức trong người dân, bằng luật, bằng sức mạnh của thị trường. DC đang phối hợp cùng Viện Chiến lược Chính sách TN&MT nghiên cứu tín chỉ đa dạng sinh học. Hiện nay, đã có khoảng 100 quốc gia nghiên cứu xây dựng tín chỉ đa dạng sinh học , làm công cụ huy động tài chính hỗ trợ công tác bảo vệ đa dạng sinh học. Hưởng lợi nhiều nhất sẽ là những nước nằm trong vùng nhiệt đới như Việt Nam, đặc biệt là các khu vực vốn đang gặp nhiều khó khăn còn mảng hoang dã rộng lớn như vùng sâu vùng xa, vườn quốc gia... 

Người mua tiềm năng chính là ngành du lịch và du khách; các tổ chức phát triển dự án công và tư có tác động làm mất mát đa dạng sinh học; các doanh nghiệp cam kết bảo vệ đa dạng sinh học; các tổ chức từ thiện và các nhà đầu tư tác động tới môi trường. 

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khoá cho phát triển bền vững

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Kinh tế tuần hoàn là xu hướng của việc phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, hàng loạt các tập đoàn, doanh nghiệp đã tăng cường triển khai kiểm kê phát thải khí nhà kính, xây dựng chiến lược chuyển đổi xanh, lấy đổi mới sáng tạo, ứng dụng kinh tế tuần hoàn làm trọng tâm để nâng cao sức cạnh tranh bền vững và tạo đột phá mới cho doanh nghiệp. 

Những nỗ lực thực thi của cộng đồng doanh nghiệp trong việc chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới, đặc biệt là kinh tế tuần hoàn, kinh tế phát thải các-bon thấp, là cơ sở quan trọng đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển của Việt Nam, thúc đẩy mục tiêu thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam không chỉ phù hợp với những khát vọng phát triển mà còn thúc đẩy các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu.  

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn được Chính phủ phê duyệt tới đây, cùng với sự chuyển động mạnh mẽ về cơ chế, chính sách theo hướng tạo thuận lợi sẽ là động lực quan trọng cho các địa phương, các khu vực kinh tế, các cộng đồng doanh nghiệp và người dân.  

Đẩy nhanh quá trình ứng dụng kinh tế tuần hoàn, tạo đột phá tăng trưởng, hiện thực hoá các cam kết vào mục tiêu phát triển của Việt Nam cũng như góp phần thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc. 

Tú Quyên

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn