Kiểm toán môi trường - Bài cuối: Bài học từ Nhật Bản và gợi mở cho Việt Nam

14/04/2024

TN&MTMôi trường ô nhiễm, biến đổi khí hậu đang ngày một khắc nghiệt, đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, nỗi lo này là vấn đề toàn cầu, được thế giới đặc biệt quan tâm. Hàng loạt công cụ luật pháp, kinh tế đã được đưa ra nhằm quản lý tốt môi trường, vì vậy buộc các tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất phải chấp hành. Trong đó, kiểm toán môi trường ra đời và trở thành công cụ quản lý sắc bén và hiệu quả. Việt Nam muốn học Nhật Bản về kiểm toán môi trường, xây dựng cơ bản,..

Kiểm toán môi trường - Bài 4: Bài học từ Nhật Bản và gợi mở cho Việt Nam

Hình ảnh những đàn cá chép Koi – một loài sinh vật sống trong môi trường nước sạch, bơi lội tung tăng trong những rãnh nước thải ở Nhật Bản khiến thế giới khâm phục người Nhật bởi sự sạch sẽ cao độ.

Câu chuyện kiểm toán môi trường từ Nhật Bản

Nhật Bản có chương trình hạch toán môi trường phát triển nhất trong các quốc gia châu Á. Năm 1997 Bộ Môi trường Nhật Bản đã tiến hành những dự án nghiên cứu đầu tiên về kiểm toán môi trường. Năm 1998, Viện Kế toán công chứng của Nhật Bản đã công bố Báo cáo sử dụng thông tin chi phí môi trường để quản trị các vấn đề môi trường (JICPA, 1998).

Bộ Môi trường Nhật Bản (MOE) và Bộ công thương (METI) đóng vai trò quan trọng trong quá trình hướng dẫn và thúc đẩy triển khai ứng dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Nhật Bản.

Từ năm 1999 đến 2000, MOE đã nghiên cứu và công bố hướng dẫn kế toán kiểm toán môi trường. Hướng dẫn của MOE tập trung vào kế toán chi phí môi trường và lợi ích môi trường cho mục đích báo cáo ra bên ngoài đơn vị, đây là những hướng dẫn mang tính tự nguyện không bắt buộc đối với doanh nghiệp (DN).

Tuy nhiên, cách thức định nghĩa, phân loại và báo cáo về chi phí môi trường của hướng dẫn này rất khó áp dụng để phục vụ cho mục tiêu ra quyết định quản trị nội bộ DN. Song song với quá trình nghiên cứu và hướng dẫn của MOE, METI cũng tiến hành nghiên cứu các dự án về kế toán môi trường nhưng phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ DN.

Chi phí môi trường được các DN nhận diện là tổng chi phí cho đầu tư cho môi trường và phí tổn môi trường trong thời gian nhất định. Chi phí môi trường được phân loại theo hoạt động bao gồm: Chi phí môi trường ở bộ phận kinh doanh, chi phí môi trường đầu nguồn và cuối nguồn, chi phí hoạt động quản trị môi trường, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí xã hội, chi phí bồi thường thiệt hại môi trường.

Để phục vụ cho mục tiêu quản lý và kiểm soát chi phí trong nội bộ DN, các DN Nhật Bản còn nhận diện chi phí môi trường còn bao gồm cả chi phí vật liệu của chất thải và chi phí chế biến chất thải và thực hiện phân loại chi phí theo dòng vật liệu.

Theo đó, chi phí môi trường gồm chi phí bảo vệ môi trường, chi phí chi phí vật liệu của chất thải và chi phí chế biến chất thải. Tuy nhiên, các chi phí này chỉ được sử dụng trong các báo cáo quản trị nội bộ DN. Đối với báo cáo chi phí môi trường phát hành ra bên ngoài DN theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhật Bản sẽ không bao gồm chi phí môi trường cho chất thải và chi phí xã hội.

Các DN có thể lựa chọn báo cáo thông tin về các khoản chi phí môi trường một cách tự nguyện theo 3 cách thức: Báo cáo độc lập chi phí môi trường và lợi ích môi trường; Báo cáo kết hợp chi phí môi trường và lợi ích môi trường; Báo cáo kết hợp chi phí môi trường, lợi ích môi trường và lợi ích kinh tế. Trong đó, cách báo cáo thứ 3 được khuyến khích áp dụng.

Mô hình kế toán chi phí theo dòng vật liệu được áp dụng cho mục tiêu này và vận dụng thành công để kiểm soát, tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua kiểm soát và giảm chi phí chất thải của sản phẩm, tìm ra vật liệu cũng như cải tiến qui trình sản xuất phát sinh với chi phí thấp nhất.

Trong nghiên cứu về áp dụng MFCA tại các DN Nhật Bản được tiến hành bởi METI năm 2010 tại 15 DN thuộc khối sản xuất công nghiệp, 5 DN phi sản xuất công nghiệp và 3 DN trong chuỗi cung ứng cho thấy phương pháp này đang được áp dụng phổ biến tại Nhật Bản trong các DN nhỏ dưới 100 nhân công như TS Coorporation, Shinryo Co., Ltd hay trong các DN quy mô lớn hơn 1000 nhân công như Canon Inc, Nitto Denko Corporation trong mọi ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, logistic...

Trong số các DN áp dụng thành công mô hình KTQT chi phí môi trường theo MFCA tại Nhật Bản phải kể đến 2 tập đoàn hàng đầu là Toyota và Canon. Trong đó, Toyota đã thu được lợi ích hàng tỷ Yên mỗi năm do cắt giảm năng lượng sử dụng, giảm thiểu chi phí chế biến chất thải và công nghệ sản xuất sạch hơn.

Canon giới thiệu hạch toán chi phí dòng vật chất (MFCA) từ năm 2001, qua đó, cắt giảm các chất thải (cũng là cắt giảm chi phí môi trường) đã làm tăng sản phẩm có ích từ 78% năm 2003 lên 90% năm 2007. Những phân tích MFCA đã khởi điểm cho một loạt sự cắt giảm trong cả những ảnh hưởng môi trường và chi phí phân loại lại rác kính như là hao hụt (phí tổn) vật liệu tại Canon.

Trước đó, rác thải kính được coi như kết quả không thể tránh được của quá trình sản xuất và không thể ngăn chặn. Dựa trên phân tích MFCA, Canon đã giới thiệu vật liệu kính mới mỏng hơn trong mối quan hệ với nhà cung cấp kính. Sau những thành công ban đầu, Canon đã mở rộng mô hình MFCA trong toàn bộ tập đoàn.

Còn ở Việt Nam

Ở nước ta, mặc dù nội dung kiểm toán môi trường (KTMT) đã được một số tổ chức, đơn vị thực hiện, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn kỹ thuật chung nhất làm tài liệu để tham khảo. Do vậy, trong một số trường hợp, các nội dung KTMT chủ yếu đang được lồng ghép vào các cuộc kiểm toán tài chính hay quy trình thanh tra, kiểm tra.

Kiểm toán môi trường - Bài 4: Bài học từ Nhật Bản và gợi mở cho Việt Nam

Cảnh sát môi trường xử lý những cơ sở sản xuất vi phạm môi trường. Ảnh minh họa

Tiếp thu kinh nghiệm thành công của quốc tế về kiểm toán môi trường được áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhằm đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng tiết kiệm tài nguyên, quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT), Luật BVMT năm 2020 đã bổ sung nội dung về kiểm toán môi trường nhằm điều chỉnh hoạt động kiểm toán trong nội bộ tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do đơn vị tự thực hiện hoặc thông qua dịch vụ kiểm toán. Đồng thời, quy định kiểm toán Nhà nước về môi trường theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và pháp luật có liên quan.

Theo đó, chế định KTMT trong Luật BVMT 2020 có các mục tiêu chính như sau:
Luật BVMT năm 2020 đã đưa ra một khái niệm tổng quan và đầy đủ về KTMT đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. KTMT là việc xem xét, đánh giá có hệ thống, toàn diện hiệu quả quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. So sánh với các khái niệm về KTMT mà một số nước và các tổ chức quốc tế đang sử dụng hiện nay cho thấy khái niệm nêu trên là phù hợp, bao hàm đầy đủ nội dung và mục đích chính của kiểm toán môi trường.
Về nội dung thực hiện KTMT tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm 02 nội dung: Một là việc sử dụng năng lượng, hóa chất, nguyên liệu, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và hai là kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.

Với nội dung quy định như trên có thể hiểu tương ứng với loại hình KTMT thực hiện tại cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ gồm: kiểm toán chuyên đề (năng lượng, hóa chất, nhiên liệu, nguyên liệu, chất thải), kiểm toán vận chuyển (phế liệu nhập khẩu) và kiểm toán tuân thủ chính sách, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Về kiểm toán chuyên đề hay còn được gọi là kiểm toán kỹ thuật sẽ giúp mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cải thiện được hiệu quả quản lý môi trường, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, nước, nguyên vật liệu, và có giải pháp phù hợp để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Yêu cầu về thông tin đầu vào như năng lượng, hóa chất, nguyên vật liệu và các thông tin đầu ra như thông tin về sản phẩm, thông tin về chất thải phát sinh là rất quan trọng và là yêu cầu bắt buộc để triển khai kiểm toán chuyên đề thông qua phương pháp tính toán cân bằng vật chất.
Về nội dung kiểm toán vận chuyển: việc thực hiện sẽ giúp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhận biết được những nguyên nhân gây ra thất thoát nguyên vật liệu, phế liệu và gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển từ các kho bãi, bến cảng... tới nhà máy. Thực hiện nội dung này cũng yêu cầu có đầy đủ thông tin về phương tiện vận chuyển, quãng đường đi chuyển, phương án vận chuyển, thiết bị vận tải, thiết bị kỹ thuật...

Đối với nội dung thực hiện kiểm toán tuân thủ chính sách, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì thông tin về tình hình hoạt động, hồ sơ môi trường là nguồn thông tin đầu vào cần thiết. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy để thực hiện nội dung kiểm toán tuân thủ chính sách, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì cần phải có đầy đủ thông tin về môi trường của doanh nghiệp thông qua việc tiếp cận hồ sơ hoặc thông qua các đợt khảo sát, thu thập thông tin bằng bảng hỏi và quan sát thực tế tại doanh nghiệp.

Chính sách khuyến khích của nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự thực hiện KTMT. Quy định này nhằm tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chủ động thực hiện. Bản thân mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể tự lựa chọn phương án: (1) tự thực hiện KTMT nếu có đầy đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật hoặc (2) thuê một đơn vị tư vấn có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và các điều kiện khác để tư vấn, lập báo cáo KTMT của cơ sở. Mục đích cuối cùng là tự bản thân mỗi doanh nghiệp nhận thấy được ý nghĩa, vai trò của hoạt động KTMT trong công tác quản lý môi trường và trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, Luật cũng đã bổ sung quy định Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực môi trường theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và pháp luật có liên quan.

Việc quy định về KTMT trong Luật BVMT năm 2020 là một bước tiến lớn để thực hiện quản lý môi trường tại doanh nghiệp được tốt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm các lựa chọn với cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong thực hiện quản lý môi trường tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luật cũng đã bổ sung quy định Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực môi trường theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và pháp luật có liên quan. Từ đó, nhằm tăng cường năng lực quản lý môi trường của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận biết lỗ hổng trong quản lý môi trường và có giải pháp điều chỉnh hoạt động quản lý môi trường được hiệu quả hơn. 

Mới đây, Viện Khoa học Môi trường, biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các Bộ, ban ngành góp ý và đề xuất xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thực hiện KTMT ở Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, nội dung tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thực hiện kiểm toán môi trường ở Việt Nam. Theo đó, Quy trình kỹ thuật hoạt động KTMT của cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được thực hiện trong 03 giai đoạn và 10 bước. 

Kiểm toán môi trường - Bài 4: Bài học từ Nhật Bản và gợi mở cho Việt Nam

Bảo Trâm

 

Tin tức

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Tài nguyên

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Môi trường

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

“Tham vọng” đưa sếu đầu đỏ về sống quanh năm ở Tràm Chim

Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường cho nông dân huyện Đan Phượng

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường