Khoáng sản

Những điểm mới trong Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản phát triển bền vững ngành khai khoáng

Những điểm mới trong Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản phát triển bền vững ngành khai khoáng

Sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đạt những kết quả đáng kể, nhiều khu vực khoáng sản mới được phát hiện và đánh giá, góp phần gia tăng tài nguyên, trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu; công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động khoáng sản đạt được một số kết quả tích cực, góp phần đưa hoạt động khoáng sản đi vào nền nếp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản. Tuy nhiên, sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010, một số chế định pháp lý không còn phù hợp với thực tế; một số nội dung trong hoạt động khoáng sản phát sinh đòi hỏi phải được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới.

Khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Hiện nay, phát triển ngành công nghiệp khoáng sản là yêu cầu tất yếu của các nước đang phát triển như Việt Nam. Nếu phát triển hợp lý, ngành công nghiệp khoáng sản sẽ phát huy được nội lực, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, hướng đến phát triển kinh tế xanh và bền vững luôn được các cấp chính quyền đặc biệt coi trọng.

Tiền Giang: Phát hiện 294 vụ khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép

Tiền Giang: Phát hiện 294 vụ khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép

Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang, từ khi triển khai Đề án Phòng, chống khai thác tài nguyên khoáng sản (đất, cát, sỏi…) trái phép trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, vùng giáp ranh giữa Tiền Giang với các tỉnh (gọi tắt là Đề án) đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 983 lượt kiểm tra.

Khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lý, hiệu quả

Khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lý, hiệu quả

Tài nguyên khoáng sản nói chung, tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên khoáng sản quý hiếm nói riêng được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác liên quan. Theo quy định của pháp luật về khoáng sản các loại khoáng sản đã nêu trên thuộc các nhóm khác nhau và được phân cấp quản lý theo thẩm quyền, trong đó: Khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá sét xi măng, cát thủy tinh, đá ốp lát,...) thuộc thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản.

Giải quyết hồ sơ hoạt động khoáng sản đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình

Giải quyết hồ sơ hoạt động khoáng sản đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục Khoáng sản Việt Nam đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 3 Giấy phép thăm dò, 14 Giấy phép khai thác khoáng sản (trong đó có 4 giấy phép gia hạn), 3 Quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ và 5 Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản (trong đó có 2 Quyết định cho phép trả lại một phần diện tích khai thác, đóng cửa mỏ đối với diện tích trả lại).

Tập trung nguồn lực hoàn thiện dự án Luật Địa chất và Khoáng sản và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật

Tập trung nguồn lực hoàn thiện dự án Luật Địa chất và Khoáng sản và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật

Để tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện dự án Luật Địa chất và Khoáng sản và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật trong thời gian tới, Cục Khoáng sản Việt Nam vừa có Phiếu trình xin ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên về việc cho phép Cục trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ dừng nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.

Phát huy vai trò nguồn lực khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Phát huy vai trò nguồn lực khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phát huy vai trò nguồn lực khoáng sản, đáp ứng nguồn cung về nguyên vật liệu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược.

Đánh giá tiềm năng cát, cuội, sỏi lòng sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đánh giá tiềm năng cát, cuội, sỏi lòng sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. Do đó, việc điều tra, đánh giá tiềm năng cát, cuội, sỏi lòng sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội là rất cần thiết và cấp bách, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, chương trình công tác năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chương trình công tác của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo khác.

Tránh thất thu từ khoáng sản phát sinh

Tránh thất thu từ khoáng sản phát sinh

Trong những năm qua, các tỉnh, thành phố khu vực miền trung đẩy mạnh thu hút dự án đầu tư lĩnh vực thép, dầu khí, chế tạo thiết bị, hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ… Những dự án lớn tương ứng với quy mô đất đai, diện tích mặt bằng bàn giao cho nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn. Quá trình thực hiện các dự án đầu tư phát sinh trữ lượng khoáng sản đất, đá, kim loại… là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Tuy nhiên, công tác quản lý lỏng lẻo, bị động rất dễ dẫn đến nguy cơ thất thoát tài sản của Nhà nước.

Trước 1 2 3 4 5 Tiếp Cuối