Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển
Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè
Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau
Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy
Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.
Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ
Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu khả năng xử lý, thu hồi một số kim loại trong tấm pin mặt trời thải
Hiệu suất thu hồi kim loại của các tấm pin mặt trời thải bằng chất hòa tách kim loại HNO3 đã được nghiên cứu. Pin mặt trời thải có chứa khoảng 1% các kim loại bao gồm: Al, Cu, Ag, Pb, Antimon, Zn, Sn,… Tuy giá trị kinh tế của việc thu hồi không cao nhưng đem lại giá trị về mặt môi trường rất lớn. Các nghiên cứu được thực hiện bằng cách thay đổi nồng độ HNO3, thời gian hòa tách, nhiệt độ hòa tách và tỷ lệ giữa chất rắn/chất lỏng (trọng lượng/thể tích) để tìm ra được điều kiện thực nghiệm tối ưu. Điều kiện tối ưu để đạt được hiệu suất thu hồi Ag, Pb và Cu là: nồng độ HNO3 5M, thời gian hòa tách 180 phút, nhiệt độ hòa tách 60oC, tỷ lệ chất rắn/chất lỏng (trọng lượng/thể tích) là 1/30 (g/ml).
Ứng dụng tư liệu viễn thám và các công nghệ mới trong thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở đất: Áp dụng tại tỉnh Quảng Bình
Bản đồ dự báo nguy cơ trượt lở là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá, dự báo và quản lý nguy cơ trượt lở đất. Nghiên cứu này so sánh độ chính xác của các thuật toán học máy trong việc thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở tỉnh Quảng Bình, được mô hình hóa dựa trên 267 điểm thực địa và 8 yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Độ cao, độ dốc, hướng dốc, lượng mưa, đất, khoảng cách tới đới đứt gãy, chỉ số thực vật chuẩn hóa (NDVI), và chỉ số nước chuẩn hóa (NDWI). Dựa trên đường cong Receiver Operating Characteristic (ROC) và chỉ số Area Under the Curve (AUC), kết quả cho thấy, mô hình cây quyết định Random Forest (RF) có độ chính xác cao nhất với AUC = 0,795, tiếp theo là mô hình Gradient Tree Boost (GTB) với AUC = 0.789, và cuối cùng là mô hình Classification And Regression Tree (CART) với AUC = 0,706. Các thuật toán học máy cho phép tối ưu hóa mô hình dự báo trượt lở đất dựa trên dữ liệu thực địa và điều kiện địa hình, khí hậu, lớp phủ của khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu hỗ trợ ra quyết định cảnh b
Cảnh báo sớm nguồn nước mặt mùa cạn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng mô hình mạng long short term memory
Mô hình Bộ nhớ gần xa (Long Short-Term Memory - LSTM) được sử dụng để cảnh báo tổng lượng nước mùa cạn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà không cần các số liệu địa hình và dự báo mưa. Dữ liệu cần thiết cho việc cảnh báo sớm tổng lượng là lượng nước theo tháng tại các trạm Kratie, Tân Châu và Châu Đốc. Mô hình được thiết lập để dự báo tổng lượng nước đến cho trạm Kratie, Tân Châu và Châu Đốc với thời đoạn cảnh báo 6 tháng. Kết quả cho thấy, mô hình LSTM mà các tác giả đề xuất dự báo chính xác về tổng lượng nước khá cao, có thể áp dụng mô hình này để cảnh báo sớm nguồn lượng nước mùa cạn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng
Đó là chủ đề của Hội thảo quốc tế diễn ra tại Hà Nội ngày 22/03/2024 do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) phối hợp với Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) và Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích Nhật Bản (JAIMA) tổ chức.
Ứng dụng kỹ thuật CFP trong phân nhóm tài nguyên phục vụ với cách tiếp cận bằng giải thuật di truyền
Phân nhóm tài nguyên phục vụ để đáp ứng các nguồn lực được bố trí tối đa không bị lãng phí là vấn đề thử thách ngày càng lớn hiện nay. Bài báo viết về một kỹ thuật AI trong phân nhóm, đó là kỹ thuật CFP (cell formation problem). Kỹ thuật CFP được áp dụng nhiều trong các ứng dụng thực tế. Cụ thể hơn là trên các lĩnh vực cần tối ưu và hợp lý hóa để đảm bảo các phân hoạch khi thực hiện việc phân bổ như sử dụng nhân lực, thiết bị và tài nguyên trong y tế, môi trường; khi chăm sóc khách hàng, xử lý các tình huống khẩn cấp,... Theo đó, nghiên cứu đề cập đến phương pháp giải bài toán CFP với giải thuật di truyền trên tập dữ liệu mẫu khi quản lý tài nguyên.
Ứng dụng công nghệ 3S trong nghiên cứu môi trường và dự báo thiên tai
Sự nóng lên toàn cầu cùng với các hoạt động của con người đã và đang góp phần làm cho môi trường nhanh chóng suy thoái, giảm diện tích sông băng và tăng kích thước các hồ băng. Các khu vực đạt lượng mưa chưa từng có, thay đổi việc sử dụng đất và độ che phủ đất gây ảnh hưởng đến sự suy thoái rừng, lũ lụt, sạt lở đất và sự thiếu hụt cây trồng nông nghiệp là một trong nhiều vấn đề thay đổi môi trường gây ra. Những vấn đề này cần được theo dõi và giám sát kịp thời. Trong đó, việc giám sát môi trường hiệu quả và nâng cao hiểu biết về môi trường đòi hỏi thông tin và dữ liệu có giá trị, được trích xuất thông qua các ứng dụng của công nghệ 3S.
Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 chính thức được công bố
Mới đây, Chương trình “Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024” (Vietnam Innovation Challenge) với chủ đề “Đổi mới sáng tạo cùng doanh nghiệp thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo chinh phục thị trường toàn cầu” chính thức được công bố.
Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Chiều 15/3/2014, tại Hội trường Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam tổ chức ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
Việt Nam sẽ quan trắc tự động thuỷ ngân trong không khí
Dự kiến từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ mở rộng và hoàn thiện mạng lưới quan trắc chất lượng không khí, trong đó thí điểm bước đầu thiết lập mạng lưới quan trắc thủy ngân tự động trong không khí.
Dùng AI để tìm kiếm năng lượng sạch
Các nhà khoa học theo đuổi năng lượng nhiệt hạch cho biết, họ đã tìm ra cách vượt qua một trong những thách thức lớn nhất cho đến nay bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Đánh giá các phương pháp phân tách vi nhựa trong nước mặt, áp dụng cho sông Nhuệ, sông Đáy
Vấn đề vi nhựa đã được các nhà khoa học đặt ra từ những năm 70s của thế kỷ trước, tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu hiện nay chỉ tập trung vào phân tích vi nhựa trên biển, các phương pháp phân tách cho thủy vực trên bờ chưa được chú trọng. Trong nghiên cứu này, 4 nhóm phương pháp phân tách và loại bỏ chất hữu cơ cho vi nhựa đã được xem xét. Các kết quả thu được cho thấy, nhựa PVC có khả năng phân tách kém nhất trong 4 loại nhựa được thử nghiệm, chỉ phân tách hiệu quả khi sử dụng ZnCl2. Bên cạnh đó, kết quả phân tích FTIR đối với các vi nhựa từ nước thải cho thấy, quá trình oxi hóa bằng Fenton cho phổ đồ sạch hơn so với phương pháp H2O2. Đồng thời, để phân tách và đánh giá tính chất của vi nhựa được thu hồi từ các nguồn nước sông bị ô nhiễm chất hữu cơ, phương pháp được đề xuất là sử dụng Fenton cho quá trình loại bỏ hữu cơ và phân tách bằng ZnCl2 nhằm thu hồi vi nhựa.
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Bệnh viện Đa khoa Phố Nối, tỉnh Hưng Yên
Kinh tế phát triển khiến nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng, cùng với đó là yêu cầu về môi trường khám chữa bệnh cũng được nâng lên. Số lượng bệnh nhân gia tăng kéo theo lượng chất thải rắn và nước thải ở các cơ sở khám chữa bệnh cũng tăng theo, và đặt ra vấn đề về xử lý chất thải của cơ sở khám chữa bệnh.
Nghiên cứu mối tương quan giữa giá trị pH đến ăn mòn cốt thép
Bài báo trình bày kết quả thực nghiệm ảnh hưởng của giá trị pH đến ăn mòn cốt thép. Kết quả cho thấy, có 3 vùng ăn mòn khác nhau dựa theo giá trị pH đó là vùng giá trị pH thấp (pH≤4), vùng trung tính (5≤pH≤10) và vùng giá trị pH cao (pH>10). Ở vùng trung tính sự thay đổi mật độ dòng ăn mòn giữa các giá trị pH khác nhau có sự chênh lệch không đáng kể, tuy nhiên, ở vùng giá trị pH thấp và vùng giá trị pH cao mật độ dòng ăn mòn có sự chênh lệch rõ rệt giữa các giá trị pH. Sử dụng Hàm Pearson phần mềm Excel và phần mềm Origin cho thấy, có tương quan nghịch, đồng thời mô hình hóa tương quan giữa giá trị pH và mật độ dòng ăn mòn là một biểu thức phương trình bậc ba.
Phương pháp phát hiện sự thay đổi trong khu vực dân cư sử dụng hình ảnh vệ tinh có độ phân giải trung bình và cao
Một kỹ thuật được phát triển để xử lý ảnh vệ tinh, giúp có thể giải thích ảnh số của một khu vực dân cư bằng cách sử dụng tích hợp ảnh vệ tinh có độ phân giải trung bình thu được từ nhiều giai đoạn, cùng với ảnh vệ tinh có độ phân giải cao. Ý tưởng chính của kỹ thuật phân loại mới là phân loại hình ảnh có độ phân giải trung bình được cắt bằng cách sử dụng “mặt nạ khu vực dân cư” thu được do phân loại hình ảnh có độ phân giải cao mới nhất của cùng một khu vực. Bài báo mô tả ngắn gọn các phương pháp xử lý chuyên đề ảnh số hiện nay, được giải quyết với sự trợ giúp của dữ liệu ảnh vệ tinh khu vực đô thị. Sử dụng kết hợp dữ liệu hình ảnh có độ phân giải cao và trung bình, phương pháp mới khắc phục được những thiếu sót của các phương pháp truyền thống, giúp cải thiện hiệu quả và độ chính xác phân loại của chúng. Các bản đồ về khu vực dân cư và những thay đổi của nó, thu được nhờ quá trình phân loại tự động, có thể được sử dụng để phân tích định lượng, không gian và lập bản đồ các khu vực đô
Tiến sĩ Nguyễn Quân: Cần sửa nhiều luật để mở đường cho KHCN phát triển
Ngoài sửa đổi Luật KHCN trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, cần quan tâm sửa đổi một số luật liên quan để mở đường cho phát triển nhân lực khoa học công nghệ.
Giải mã tên một dòng sông
Nhà ngôn ngữ học, GS.TS Trần Trí Dõi cho rằng, trên cơ sở tư liệu của ngôn ngữ học, lịch sử, địa lý và ngôn ngữ tộc người cần nhận diện từ nguyên tên gọi của sông Mã.
Đoàn kết vì hệ thống lương thực bền vững
Tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên toàn cầu do xung đột và biến đổi khí hậu là chủ đề chính của phiên thảo luận cấp cao mới đây do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức. Là vấn đề gai góc trong nhiều cuộc đàm phán về lương thực, khí hậu trước đó, việc tăng cường đóng góp tài chính để giúp các nước nghèo ứng phó rủi ro một lần nữa được nhấn mạnh tại phiên họp.
Hành trình "gọi tên tổn thương" bằng AI của Phó Giáo sư trẻ
Đối với bác sĩ Đào Việt Hằng, AI mới, thú vị nhưng cũng rất khó. Vì người bệnh, Phó Giáo sư 37 tuổi, cùng các đồng nghiệp và các kỹ sư công nghệ tìm mọi cách đưa AI vào kỹ thuật nội soi tiêu hoá tại Việt Nam.