Khoa học

Bồi thường đất nông nghiệp bằng đất ở tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tạo đồng thuận trong phát triển đô thị

Bồi thường đất nông nghiệp bằng đất ở tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tạo đồng thuận trong phát triển đô thị

Tóm tắt: Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì, việc bồi thường đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, không quy định việc bồi thường đất nông nghiệp bằng đất ở tái định cư. Tuy nhiên, trong thực tế có dự án thu hồi đất nông nghiệp có thêm hình thức bồi thường bằng nền đất ở tái định cư để người bị thu hồi đất lựa chọn (bằng đất ở hoặc bằng tiền) và qua thực hiện đã tạo sự đồng thuận cao của người bị thu hồi đất. Bài viết đề xuất về điều kiện và phương pháp thực hiện việc bồi thường đất nông nghiệp bằng đất ở tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong khu vực đô thị hóa nhằm tạo sự đồng thuận và thúc đẩy phát triển đô thị.

Phân loại rác bằng phương pháp học sâu

Phân loại rác bằng phương pháp học sâu

Phân loại rác luôn là vấn đề quan trọng bảo vệ môi trường, tái chế tài nguyên và sinh kế xã hội. Tuy nhiên, việc phân loại rác tốn rất nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa, việc phân loại rác còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động. Để nâng cao hiệu quả phân loại rác, trong bài báo này chúng tôi đề xuất phương pháp phân loại rác dựa trên phương pháp học sâu.

Khảo sát thành phần hóa học cao n-hexane của địa y Usnea aciculifera (Parmeliaceae)

Khảo sát thành phần hóa học cao n-hexane của địa y Usnea aciculifera (Parmeliaceae)

Địa y và các hợp chất chuyển hóa thứ cấp của địa y có nhiều vai trò trong dược phẩm, chủ yếu bao gồm các chất kháng khuẩn, chất chống oxy hóa, kháng vi rút, chống ung thư, chống độc, chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Usnea là một chi chủ yếu là dạng địa y fruticose có màu xanh xám nhạt phát triển giống như cây bụi không lá hoặc tua neo trên vỏ hoặc cành cây. Cao n-hexane của địa y Usnea aciculifera được khảo sát thành phần hóa học bằng cách áp dụng các kỹ thuật sắc kí dùng trong chiết tách, phân lập hợp chất thiên nhiên thu được bốn hợp chất tinh sạch. Tiến hành xác định cấu trúc hóa học bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và khối phổ (MS) cũng như so sánh với tài liệu tham khảo bốn hợp chất được đề nghị là Hexadecanoic acid (hay palmitic acid) (1), Diffractaic acid (2), Usnic acid (3) và Ergosterol-5á,8á-peroxide (4).

Ứng dụng mạng học sâu UNET phân loại lớp phủ bề mặt sử dụng dữ liệu mở Sentinel

Ứng dụng mạng học sâu UNET phân loại lớp phủ bề mặt sử dụng dữ liệu mở Sentinel

Mạng học sâu chữ U (UNET) từ lâu đã được sử dụng để thực hiện công việc phân đoạn ảnh trong lĩnh vực thị giác máy tính. Tuy nhiên tiềm năng của mạng UNET có thể được mở rộng sang lĩnh vực viễn thám và hệ thông tin địa lý, cụ thể là bài toán phân loại lớp phủ bề mặt. Bài báo này trình bày thực nghiệm ứng dụng mạng học sâu chữ U để phân loại lớp phủ bề mặt thành phố Hà Nội.

Tuyển chọn chất mang để tồn trữ Bacillus subtilis đối kháng với vi khuẩn vibrio parahemolyticus gây bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng

Tuyển chọn chất mang để tồn trữ Bacillus subtilis đối kháng với vi khuẩn vibrio parahemolyticus gây bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm ra chất mang để tồn trữ vi khuẩn Bacillus subtilis, làm cơ sở cho các nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học ứng dụng trong phòng bệnh hoại tử gan tuỵ cấp trên tôm do vi khuẩn Vibrio parahemolyticus gây ra gây ra. Bốn loại chất mang: Hỗn hợp chất mang (HHCM) gồm: Dextroza, Lactoza, Tinh bột tan, MOS (manan oligosacarit), FOS (Fructo-oligosacarit), Phytaza, Proteaza, Amylaza, Natri glutamat; cao lanh; cám gạo và than bùn được khảo sát, khả năng tồn trữ Bacillus subtilis dựa vào hai tiêu chí là mật độ, khả năng đối kháng với Vibrio parahemolyticus. Kết quả cho thấy, sau 06 tháng tồn trữ, mật độ vi khuẩn trong chất mang là HHCM đạt hơn 107 CFU/g, trong chất mang là cám gạo và than bùn đạt hơn 105 CFU/g. Vi khuẩn Bacillus subtilis trong ba loại chất mang này duy trì tốt khả năng đối kháng với vi khuẩn Vibrio parahemolyticus.

Đánh giá thích nghi đất đai cây cà phê tại tỉnh Đắk Lắk áp dụng mô hình phân cấp thứ bậc đa tiêu chí 

Đánh giá thích nghi đất đai cây cà phê tại tỉnh Đắk Lắk áp dụng mô hình phân cấp thứ bậc đa tiêu chí 

Đánh giá đa tiêu chí thích nghi đất đai trên quy mô không gian xem xét một cách toàn diện vị trí đồng thời định lượng mức độ thích nghi và diện tích cho từng loại hình cây trồng cụ thể. Mục tiêu của nghiên cứu này là thành lập bản đồ thích nghi đất đai cho việc canh tác cây cà phê tại tỉnh Đắk Lắk dựa trên 7 loại hình dữ liệu không gian gồm độ cao, độ dốc, nhiệt độ, lượng mưa, loại đất, tầng dầy, và thành phần cơ giới.

Đánh giá tổng lượng nước trên mặt của khu vực vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ

Đánh giá tổng lượng nước trên mặt của khu vực vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ

Vùng nghiên cứu là vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ bao gồm toàn bộ phần đất liền của tỉnh Quảng Ninh và 1 phần TP. Hải Phòng có diện tích khoảng 6.620 km2. Địa hình khu vực nghiên cứu đa dạng gồm đồi, núi, đồng bằng ven biển với đặc điểm của khí hậu miền núi phía Bắc và đặc điểm khí hậu ven biển. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm có sự thay đổi khá rõ rệt giữa các mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 với lượng mưa chiếm từ 75,6 - 85,5% tổng lượng mưa năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Giải pháp phục hồi sông đô thị ở nước ta nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Giải pháp phục hồi sông đô thị ở nước ta nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Thực tế phát triển của nước ta từ năm 1986 đến nay cho thấy, tốc độ đô thị hóa trung bình tăng từ 30 % năm 2010 tới 40% năm 2022, đô thị có vị trí rất quan trọng trong phát triển KT-XH của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, đô thị hoá, các dòng sông ở đây bị ô nhiễm ngày càng nặng.

Đánh giá tổng lượng nước trên mặt lưu vực sông Lô Chảy

Đánh giá tổng lượng nước trên mặt lưu vực sông Lô Chảy

Vùng nghiên cứu là lưu vực sông (LVS) Lô Chảy có diện tích 8.887 km2, trong đó, sông Chảy là 4.527 km2 và sông Lô trên địa bàn tỉnh Hà Giang là 4.360 km2. Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, mùa đông khô, lạnh, mùa hè nóng, mưa nhiều. 84% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa, từ tháng IV đến X. Mùa khô từ tháng XI đến tháng III năm sau với 16% lượng mưa cả năm. Mạng lưới thủy văn gồm có 25 sông có chiều dài lớn hơn 20 km, gồm: Chảy, Nậm Phàng, Bắc Cuông, Ngòi Biệc, Suối Đỏ, suối Ngầm, Ngòi Thâu, suối Lẩu, suối Đại Cại, Ngòi Duẫn, Lô, Miện, Con, suối Bạc, Ngòi Kim, Ngòi Sảo, Nậm Am, suối Thanh Thủy, Nậm Má, suối Vạt, Nậm Dầu, suối Pác Xum, Ngòi Thản, Ngòi Giang, và suối Tràng Thâm.

Về khả năng tồn tại các nguồn nước dưới đất ở vùng thềm lục địa nước ta 

Về khả năng tồn tại các nguồn nước dưới đất ở vùng thềm lục địa nước ta 

Vùng ven biển nước ta, trừ một vài nơi là đồi núi có cấu tạo bởi các đá có tuổi khác nhau, còn lại là các trầm tích tạo thành đồng bằng ven biển. Theo chiều từ Bắc vào Nam có Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Thanh Hoá, Đồng bằng Nghệ An - Hà Tĩnh, Đồng bằng Quảng Bình, Đồng bằng Thừa Thiên-Huế, các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, Đồng bằng Nam Bộ.

Giải pháp xanh bảo vệ, chống sạt lở mái taluy khu đô thị khu vực Đà Lạt

Giải pháp xanh bảo vệ, chống sạt lở mái taluy khu đô thị khu vực Đà Lạt

Để phát triển các khu đô thị khu vực Tây Nguyên nói chung và TP. Đà Lạt nói riêng, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ mái taluy phòng chống sạt lở là hết sức cần thiết và quan trọng. Đã có nhiều giải pháp bảo bệ, chống sạt lở taluy đã được áp dụng như xây tường chắn BTCT, phủ mái taly bằng phun bê tông, ốp mái taluy để bảo vệ bề mặt.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường các hồ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường các hồ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 

Các hồ cấp nước sinh hoạt (HCNSH) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho các hoạt động dân sinh, các ngành sản xuất công nghiệp, cũng như lượng nước tưới tiêu canh tác nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Do đó, việc đánh giá chất lượng nước (CLN) tại các lưu vực hồ (LVH) chứa, cũng như điều tra đánh giá các nguồn thải có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi để bảo vệ môi trường (BVMT) lưu vực (LV) các hồ chứa nước là công việc cần thiết cấp bách.

Nguồn hình thành trữ lượng nước dưới đất vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh

Nguồn hình thành trữ lượng nước dưới đất vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trong vùng này, nước phục vụ cho các hoạt động được khai thác chủ yếu từ nước dưới đất trong các tầng chứa nước trầm tích bở rời Pleistocen và Holocen vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh. Bằng phương pháp mô hình số xác định được trữ lượng khai thác tiềm năng (Tiềm năng nước dưới đất) trong các tầng chứa nước này là 288.990 m3/ngày.

Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Bắc Kạn

Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Bắc Kạn

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Sự kết hợp giữa các hoạt động nội sinh và ngoại sinh đã tạo nên cho tỉnh Bắc Kạn các nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú đa dạng. Trên cơ sở các kết quả khảo sát thực tế, tham khảo và tổng hợp tài liệu, bài báo phân tích và mô tả các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Bắc Kạn. Hiện đã ghi nhận được 141 điểm tài nguyên du lịch tự nhiên tại tỉnh bao gồm 40 điểm tài nguyên hang động karts, 40 thác nước, 10 hồ sinh thái, 3 khu bảo tồn thiên nhiên, 46 điểm cảnh quan đẹp, 2 khu vực có tiềm năng di sản địa chất. Phần lớn các tài nguyên du lịch tự nhiên có điều kiện giao thông thuận lợi để khai thác, bảo vệ và phát triển, đây là các điều kiện quan trọng để phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn.

Đầu Trước 4 5 6 7 8 9 Tiếp Cuối