Khoa học

Đánh giá tác động của người dân đến khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim tại xã Phú Thọ, Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Đánh giá tác động của người dân đến khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim tại xã Phú Thọ, Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng (PRA) dựa trên bốn nhóm đối tượng nam, nữ, trẻ em và người nhập cư bằng những công cụ: Bản đồ tài nguyên, sơ đồ lát cắt, phỏng vấn bán cấu trúc, đánh giá xếp hạng, lịch thời vụ. Kết quả nghiên cứu xác định các hoạt động sinh kế của người dân như: Bắt cá, bắt ong, khai thác mai dương, tràm, chăn nuôi và các tác động của nó đến vườn quốc gia (VQG). Cùng với việc xâm nhập này người dân cũng gây ra những hệ lụy tiêu cực cho VQG như cháy rừng do tàn thuốc hoặc do bắt ong, hoặc ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa trong quá trình xâm nhập để lại. Ngoài ra, trong nghiên cứu còn sử dụng phần mềm MapInfo để xây dựng bản đồ thể hiện con đường xâm nhập và các vị trí bị người dân khai thác tài nguyên một cách thường xuyên.

Nghiên cứu xử lý phụ phẩm trồng trọt thành phân hữu cơ sinh học bằng chế phẩm Fito-BiomixRR

Nghiên cứu xử lý phụ phẩm trồng trọt thành phân hữu cơ sinh học bằng chế phẩm Fito-BiomixRR

Hiện nay, nền nông nghiệp đang hướng tới mục tiêu an toàn và bền vững. Do vậy, chiến lược sử dụng phân hữu cơ sinh học (PHCSH) làm từ phụ phẩm nông nghiệp (PPTT) được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau trên đồng ruộng như rơm, rạ… đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản đồng thời bảo vệ môi trường.

Một số vấn đề đặt ra về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam hiện nay

Một số vấn đề đặt ra về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam hiện nay

Vùng biển nước ta có điều kiện tự nhiên và TNTN thuận lợi cho phát triển KT-XH, văn hóa và môi trường; có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng về QP-AN; là một thành phần rất quan trọng đối với các quá trình phát triển tự nhiên, các hoạt động sản xuất và du lịch của nhân dân từ bao đời nay. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm biển ở Việt Nam hiện nay đang nằm ở mức báo động đỏ, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến sự phát triển KT-XH đất nước, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia.

Thực trạng kiểm soát ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng kiểm soát ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm gần đây, do tác động của tự nhiên cùng với sự bùng nổ về dân số, công nghiệp chế biến, khu chế xuất, đô thị, giao thông vận tải… đã có những tác động tiêu cực đến môi trường sống nói chung. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các sản phẩm hóa học ngày một gia tăng làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nặng và đang dần bị suy thoái nghiêm trọng. Đó là, việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay sử dụng nước thải, chất thải (rác thải, bùn thải) chưa qua hoặc xử lý không đạt yêu cầu để tưới, làm phân bón… là những nguyên nhân chính dẫn đến ONMT đất.

Phân loại lớp phủ,sử dụng đất bằng phương pháp định hướng đối tượng sử dụng ảnh LANDSAT

Phân loại lớp phủ,sử dụng đất bằng phương pháp định hướng đối tượng sử dụng ảnh LANDSAT

Phân loại lớp phủ/sử dụng đất (LP/SDĐ) bằng ảnh viễn thám với thách thức lớn nhất là cách phân biệt các lớp đối tượng theo giá trị phổ khác nhau, cấu trúc, hình dạng và yếu tố không gian. Bài báo trình bày cách phân loại định hướng đối tượng trong việc phân LLP/SDĐ với tư liệu ảnh LANDSAT, độ phân giải 30m. Hệ thống LLP/SDĐ được phân loại theo CORINE với 3 cấp 1,2,3 và cấp 3 có 12 LLP/SDĐ. Việc chiết xuất 12 loại hình LLP/SDĐ thông qua việc phân cấp các đối tượng theo đặc trưng phổ phản xạ, giá trị độ sáng và chỉ số thực vật NDVI. Kết quả phân loại đạt độ chính xác 0.723%.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình canh tác giống Đậu thích ứng với biến đổi khí hậu tại Sơn La

Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình canh tác giống Đậu thích ứng với biến đổi khí hậu tại Sơn La

Có thể thấy biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày càng có tác động sâu rộng và trực tiếp tới năng suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp, nhiệt độ trung bình năm ở nhiều huyện tại Tây Bắc tăng từ 2-30C, nắng hạn xảy ra thường xuyên hơn, buộc nền nông nghiệp ở Sơn La phải có những biện pháp thích ứng với những tác động mới này. Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Tây Bắc cho thấy: Đậu xanh, Đậu đen, Lạc sinh trưởng phát triển tốt hơn trong điều kiện trồng thuần, ngược lại đậu nho nhe trồng xen lại sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với trồng thuần; Mức độ nhiễm sâu bênh hại khi trồng xen cao hơn khi trồng thuần ở tất cả các mô hình; Năng suất thực thu của các mô hình trồng thuần các giống đậu dao động từ 9,7 - 23,3 tạ/ha.

Bằng mô hình nhận biết thuộc tính đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Bằng mô hình nhận biết thuộc tính đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Bài báo đã thực hiện đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững. Thực hiện đánh giá đối với 04 hệ thống canh tác (lúa màu, cao su, khoai mì và mía), kết quả đánh giá sẽ làm cơ sở khoa học cho công tác LQH&KH SDĐ của huyện Dương Minh Châu hiện nay.

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống Đậu bản địa phục vụ công tác chọn tạo giống trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Bắc

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống Đậu bản địa phục vụ công tác chọn tạo giống trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Bắc

Nghiên cứu này nhằm đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống cây họ Đậu bản địa, nhằm xác định mức độ đa dạng nguồn gen đồng thời tuyển chọn, đề xuất các mẫu giống có năng suất và chất lượng tốt, làm tiền đề để đưa ra biện pháp canh tác phù hợp trong điều kiện những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng rõ rệt và giúp người dân địa phương có sinh kế bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mẫu giống Đậu xanh, Đậu đen bản địa có độ đa dạng nguồn gen khá cao, thể hiện ở hầu hết các tính trạng theo dõi. Các mẫu giống Đậu xanh có thời gian sinh trưởng giao động từ 62 - 71 ngày, chiều cao cây 63,8 - 96,86 cm, số nhánh cấp 1 từ 2,66 - 4,16 nhánh/cây, năng suất hạt khô từ 6,02 - 9,88 tạ/ha. Các giống đậu đen có thời gian sinh trưởng từ 108 - 116 ngày, chiều cao cây từ 82,94 - 96,4 cm, số nhánh cấp 1 từ 6,3 - 9,76 nhánh/cây, năng suất thực thu 7,23 - 12,89 tạ/ha. Bước đầu đã xác định mẫu giống tốt có năng suất vượt trội là ĐX6 (Đậu xanh Mường La) và ĐĐ7 (Đậu đen Hát

Ứng dụng ảnh vệ tinh để giám sát chất lượng nước

Ứng dụng ảnh vệ tinh để giám sát chất lượng nước

Nước mặt là nguồn nước dự trữ trong các loại dòng chảy, sông, hồ, đại dương... đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống và bảo đảm sự cân bằng của chu trình thủy văn. Chất lượng nước mặt rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của các yếu tố khí hậu và hoạt động của con người, dẫn đến sự thay đổi về nhiệt độ, độ đục, các tính chất vật lý và hóa học của nước. Sự gia tăng trầm tích, rác thải (kể cả công nghiệp và rác sinh hoạt), chất thải của động vật, phân bón và nhựa đã và đang đầu độc nguồn nước mặt của chúng ta. Do vậy, việc giám sát chất lượng nước mặt là rất cần thiết nhằm bảo tồn dòng chảy nước mặt và chính cuộc sống của chúng ta. Kỹ thuật viễn thám được ứng dụng như là một biện pháp thay thế lý tưởng cho các phương pháp đo đạc tại hiện trường có tính kinh tế và cho kết quả nhanh hơn.

Đánh giá rủi ro môi trường của hệ thống xử lý nước thải có công đoạn nhuộm từ hai khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả

Đánh giá rủi ro môi trường của hệ thống xử lý nước thải có công đoạn nhuộm từ hai khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả

Nghiên cứu đánh giá rủi ro môi trường của hệ thống xử lý nước thải có công đoạn nhuộm từ hai khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả dựa trên cơ sở các dữ liệu được thu thập, phân tích, đánh giá về chất lượng nguồn nước mặt, chất lượng nước thải sau xử lý, mức độ xả thải của các nhà máy trong giai đoạn 1, 2 và 3, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý nước thải theo hướng phát triển bền vững. Đồng thời dự án còn đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục khi có sự cố xảy ra nhằm hạn chế tối đa mức độ tác động của việc xả nước thải sau xử lý đến môi trường tiếp nhận. Xác định trách nhiệm của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có liên quan trong công tác quản lý nước thải, phòng ngừa, khắc phục các sự cố môi trường do hoạt động xả nước thải sau xử lý ra suối và rạch Kè.

Nghiên cứu xây dựng mô hình khu công nghiệp Carbon thấp tỉnh Tây Ninh

Nghiên cứu xây dựng mô hình khu công nghiệp Carbon thấp tỉnh Tây Ninh

Nghiên cứu xây dựng mô hình khu công nghiệp carbon thấp tại Tây Ninh nhằm bảo đảm phát triển kinh tế nhanh, bền vững, giảm lượng phát thải carbon từ các hoạt động sản xuất công nghiệp để góp phần vào chương trình tái cơ cấu kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh. Ngành công nghiệp hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp tại các khu công nghiệp lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến TNMT và văn hóa xã hội cộng đồng, cả tích cực lẫn tiêu cực; trong có phát thải khí nhà kính là vấn đề rất quan trọng, góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường của toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng. Vì vậy nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng KCN carbon thấp để định hướng cho các KCN lựa chọn các ngành hướng về kinh tế ít phát thải là cần thiết.

Giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017

Giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017

Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng trong giao dịch, bảo đảm (GD, BĐ) bằng QSDĐ trên địa bàn huyện Tiên Du, bài báo đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này của địa phương. Kết quả cho thấy, người dân chủ yếu GD, BĐ bằng đất ở và đất sản xuất kinh doanh. Nguyện vọng của đa số người dân là được vay với mức > 70% giá trị QSDĐ với hai mục đích cơ bản là đầu tư sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý và giám sát nguồn tài nguyên nước ngọt tại Thành phố Hải Phòng

Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý và giám sát nguồn tài nguyên nước ngọt tại Thành phố Hải Phòng

Tài nguyên nước ngọt của TP. Hải Phòng đang có nguy cơ ô nhiễm nặng và đáng báo động, vì vậy bài báo này đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng hệ thống thông tin quản lý và giám sát nguồn TNN ngọt của TP. Hải Phòng. Hệ thống được xây dựng nhằm hỗ trợ công tác theo dõi, tổng hợp dữ liệu nhanh chóng, chính xác, thể hiện trực quan vị trí của các nguồn xả thải vào sông, hồ và đưa ra những cảnh báo kịp thời về tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Nghiên cứu bất định trong phân tích kinh tế tài nguyên nước

Nghiên cứu bất định trong phân tích kinh tế tài nguyên nước

Một trong những khó khăn trong quản lý tài nguyên nước (TNN) đó là tính bất định của các yếu tố tự nhiên, cũng như hành vi sử dụng nước của người sử dụng. Bởi vậy, nghiên cứu bất định trong phân tích kinh tế ngành nước rất quan trọng nhằm chỉ ra khoảng đáng tin cậy trong công tác quy hoạch và quản lý ngành nước. Bài viết này sẽ phân tích tính bất định từ phía cung và cầu sử dụng nước, cũng như ứng dụng phân tích tại hệ thống con điển hình thuộc lưu vực sông Hồng - Thái Bình.

Ứng dụng công nghệ AAO kết hợp với khử trùng hóa học bằng Ozon bước đầu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải quy mô hộ gia đình

Ứng dụng công nghệ AAO kết hợp với khử trùng hóa học bằng Ozon bước đầu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải quy mô hộ gia đình

Ứng dụng công nghệ kỵ khí, thiếu và hiếu khí (AAO) xử lý nước thải với quy mô hộ gia đình, nước thải sao xử lý được tái sử dụng cho mục đích vệ sinh được ứng dụng rộng rãi trên thới giới và ngày càng được chú trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình AAO đạt hiệu quả xử lí trung bình TSS, COD, TP tương ứng lần lượt là 91; 86,96; và 93,24%. Nhìn chung công nghệ có thể áp dụng để xử lí nguồn nước thải hộ gia đình với hiệu quả xử lí cao, kết quả sau xử lí đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14-MT:2015/BTNMT, có thể áp dụng để tái sử dụng nguồn nước và là giải pháp hữu hiệu BVMT bền vững.

Quá trình nuôi trồng vi khuẩn lam Spirulina Platensis sử dụng nước thải chăn nuôi heo sau Biogas theo phương pháp thủy canh cải tiến

Quá trình nuôi trồng vi khuẩn lam Spirulina Platensis sử dụng nước thải chăn nuôi heo sau Biogas theo phương pháp thủy canh cải tiến

Nghiên cứu đã đề xuất một phương pháp mới “phương pháp thủy canh cải tiến” trong nuôi trồng vi khuẩn lam Spirulina platensis sử dụng nước thải chăn nuôi heo sau biogas. Nước thải chăn nuôi heo sau biogas bổ sung NaNO3 thì cải thiện đáng kể năng suất sinh khối và tỷ lệ gắn kết của vi khuẩn lam Spirulina platensis lên vật liệu hỗ trợ. Sau 7 ngày nuôi năng suất sinh khối cao nhất trên vật liệu hỗ trợ đạt được 3,53 g/m2/ngày, tỷ lệ bám dính lên bề mặt vật liệu hỗ trợ 44,95%, hiệu suất loại bỏ PO43-, NO3-, NH4+ lần lượt là 87,55; 93,74; 98,63%. Kết quả còn cho thấy nồng độ sinh khối vi khuẩn lam Spirulina platensis thu được từ phương pháp thủy canh cải tiến gấp 1,3 lần so với phương pháp truyền thống.

Mô hình hóa khả năng sinh trưởng rau Nhút sống trong môi trường nước thải ao nuôi cá Rô phi và cá Điêu hồng

Mô hình hóa khả năng sinh trưởng rau Nhút sống trong môi trường nước thải ao nuôi cá Rô phi và cá Điêu hồng

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá khả năng hấp thu dinh dưỡng nitơ tổng, photpho tổng trong nước thải ao nuôi của rau Nhút. Thí nghiệm được tiến hành trong 42 ngày với hai nghiệm thức độc lập (rau Nhút + nước thải - NT1; nước thải - NT3) và một nghiệm thức đối chứng (rau Nhút + nước máy - NT2). Từ kết quả phân tích các chỉ số như pH, nitơ tổng, photpho tổng, chỉ số lá, trọng lượng cây, nhiệt độ cho thấy, chất lượng nước thải sau thí nghiệm ở nghiệm thức NT1 được cải thiện một cách đáng kể so với NT3. Hiệu quả xử lý nitơ tổng ở NT1, NT2 và NT3 tương ứng từ 30,51 - 62,53 %, 44,37 - 86,41 %, 24,61 - 35,52 %. Hiệu quả xử lý photpho tổng tương ứng từ 30,93 - 66,25 %, 20,41 - 77,89 %, 15,26 - 20,98 %. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy sinh khối và chiều dài cây ở NT1 tăng đáng kể so với NT2. Trọng lượng cây tăng lên 11,7g/cây ở NT1 so với 0,41g/cây ở NT2. Chiều dài cây tăng 16,86 cm/cây ở NT1 so với 6,7 cm/cây ở NT2. Đồng thời từ kết quả thu được, lập nên phương trình mô hình tuy

Khảo sát khả năng xử lý Methylene Blue bằng than Mắc-ca được hoạt hóa bằng hóa chất K2CO3

Khảo sát khả năng xử lý Methylene Blue bằng than Mắc-ca được hoạt hóa bằng hóa chất K2CO3

Khảo sát khả năng xử lý nước thải Methylene Blue (MB) bằng vật liệu than hoạt tính được điều chế từ vỏ hạt Mắc-ca với tác nhân hoạt hóa hóa học K2CO3, cho thấy khả năng hấp phụ MB đạt 1g/261.52 mg MB ở các điều kiện tối ưu như nhiệt độ 6500C và thời gian nung 60 phút. Kết quả khảo sát cho thấy than có khả năng xử lý màu MB tốt nhất đạt 98.55% tương ứng với độ màu 406 Pt-Co ở các điều kiện tối ưu như pH = 9.5và thời gian nung 60 phút. Kết quả cho thấy có sự tương đồng với các kết quả nghiên cứu khác và có khả năng ứng dụng vào xử lý nước thải màu.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chụp ảnh bằng thiết bị bay không người lái (UAV) trong thành lập bản đồ mặt biển

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chụp ảnh bằng thiết bị bay không người lái (UAV) trong thành lập bản đồ mặt biển

Hiện nay, việc quy hoạch các khu vực nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa quan trọng để phát huy tối đa nguồn lực, phát triển KT-XH của địa phương. Hiện trạng nuôi trồng trên mặt nước và địa hình đáy biển là hai nguồn dữ liệu cần thiết cho công tác quy hoạch. Ứng dụng UAV trong thành lập bản đồ ở trên đất liền đã được thực hiện nhiều, nhưng với khu vực mặt biển với đặc thù địa vật có độ tương đồng cao, lại liên tục thay đổi nên nhiều khó khăn trong việc thành lập được bình đồ ảnh hay bình đồ ảnh có sai số lớn. Bài báo này nghiên các điều kiện để áp dụng được phương pháp chụp ảnh UAV trong thành lập bản đồ mặt biển.

Đầu Trước 23 24 25 26 27 28 Tiếp