Khoa học

Đánh giá khả năng xử lý nước kênh Văn Thánh bằng mô hình trồng cỏ Vetiver tuần hoàn nước kết hợp sỏi - cát

Đánh giá khả năng xử lý nước kênh Văn Thánh bằng mô hình trồng cỏ Vetiver tuần hoàn nước kết hợp sỏi - cát

Hầu hết kênh rạch ở TP. HCM tiếp nhận nước thải đô thị được dẫn từ hệ thống cống ngầm trong các thành phố chưa được xử lý và gây ra ONMT nghiêm trọng. Mô hình trồng cỏ Vetiver được xem xét ứng dụng xử lý với những ưu điểm nổi bật đã được các nghiên cứu về hiệu suất tiêu thụ dinh dưỡng và khả năng sinh trưởng cực kỳ tốt trong điều kiện môi trường ô nhiễm cao. Mô hình kết hợp nhiều thực vật và các loại vật liệu như cát, sỏi, đá để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên các cơ chế lắng, lọc, tích lũy, phân hủy của vi sinh vật. Với thiết kế đặc trưng để nước có thể chảy qua lớp vật liệu nền, hệ thống đem lại khả năng vận chuyển oxy vào lớp giá thể tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nitrate hóa. Với mỗi mô hình được thiết kế với hai bể xử lý, có kích thước 0,66 m x 0,46 m x 0,21 m (dài, rộng, cao), lớp vật liệu có độ dày 80mm. Hệ thống vận hành ở hai chế độ tuần hoàn nước gián đoạn. Kết quả ban đầu cho thấy, hiệu quả xử lý trung bình ở các chế độ là PO43- 91,34%, NH4+ 96,67%, COD trên 80

Thử nghiệm sử dụng bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp làm vật liệu hất phụ

Thử nghiệm sử dụng bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp làm vật liệu hất phụ

Hiện nay, bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp (DWTS) thường được xả bỏ ra môi trường, chôn lấp hoặc san lấp. Loại chất thải này không chứa các tạp chất độc hại cho sức khỏe như lại ảnh hưởng đến mỹ quan (gây đục nguồn nước, bụi không khí) và gây một số bệnh về da và đường hô hấp. DWTS chứa nhiều oxit của sắt, nhôm, Silic, Calci, đây là các thành phần có khả năng hấp phụ rất mạnh. Nghiên cứu này bước đầu khảo sát đặc tính DWTS, chế tạo vật liệu hấp phụ bằng phương pháp biến tính nhiệt ở 4000C, 5000C, 6000C, 700 0C, và đánh giá khả năng hấp phụ kẽm trong nước thải xi mạ. 2 loại bùn từ nhà máy xử lý nước mặt (SWTS) và nhà máy xử lý nước ngầm (GWTS) cũng được khảo sát đồng thời. Kết quả cho thấy SWTS nung ở nhiệt độ 5000C có khả năng hấp phụ hoàn toàn ion Zn2+ và quá trình hấp phụ tuân theo mô hình hấp phụ Freundlich.

Nghiên cứu ứng dụng phế phẩm nông nghiệp bả sả và thân cây dứa dại vùng Nam bộ để giảm thiểu tác hại môi trường

Nghiên cứu ứng dụng phế phẩm nông nghiệp bả sả và thân cây dứa dại vùng Nam bộ để giảm thiểu tác hại môi trường

Giảm thiểu tác hại môi trường, tận dụng nguồn nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp và sợi thiên nhiên để chế tạo vật liệu xanh là hướng đi mới hiện nay. Sợi thân cây dứa dại được xử lý trong dung dịch NaOH 20% tại 80oC trong 4 giờ đạt hàm lượng lignin còn lại là 8.18%. Hàm lượng lignin trong bả sả còn lại là 2.43% sau khi bả sả được xử lý trong dung dịch NaOH 5% ở 85oC trong 2 giờ. Hình thái cấu trúc bề mặt sợi được chụp dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM), cho thấy bề mặt sợi đồng đều hơn sau khi xử lý. Sợi thân cây dứa dại và bả sả đã xử lý loại bớt hàm lượng lignin ứng dụng để gia cường cho vật liệu composite trên nền nhựa phenol được xem là một hướng ứng dụng mới giúp hạn chế ô nhiễm môi trường (ONMT), đồng thời giúp tận dùng nguồn nguyên liệu rẻ tiền từ thiên nhiên. Kết quả cho thấy tính chất cơ lý của vật liệu composite trên nền nhựa phenol gia cường bằng sợi thân cây dứa dại và bả sả với tỷ lệ nhựa/sợi tốt nhất là 6/4, đạt độ bền kéo lần lượt là 15.23 MPa và 13.79 MPa.

Nghiên cứu, trao đổi về quản lý tổng hợp và thống nhất nhằm về biển và hải đảo đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045

Nghiên cứu, trao đổi về quản lý tổng hợp và thống nhất nhằm về biển và hải đảo đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045

Cùng với xu thế chung của thế giới về quản lý tổng hợp và thống nhất (QL&TN) biển, hải đảo, nước ta đã sớm nghiên cứu và tiếp cận phương thức này dựa trên HST, thể hiện qua việc xây dựng thể chế, thiết lập bộ máy và từng bước tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác QLNNTH TN&BVMT biển, hải đảo. QLTH về TN&BVMT biển, hải đảo không thay thế QLNN theo ngành, lĩnh vực, địa phương, mà đóng vai trò điều chỉnh và kết nối các hành vi phát triển (khai thác, sử dụng) của các ngành, lĩnh vực, địa phương, người hưởng dụng biển, vùng ven biển, hải đảo.

Thử nghiệm xử lý nước kênh Văn Thánh bằng mô hình kết hợp cỏ Vetiver cùng giá thể sỏi - cát trong điều kiện tĩnh

Thử nghiệm xử lý nước kênh Văn Thánh bằng mô hình kết hợp cỏ Vetiver cùng giá thể sỏi - cát trong điều kiện tĩnh

Bên cạnh các công nghệ xử lý nước thải truyền thống phương pháp xử lý sinh học bằng thực vật là một trong những hướng xử lý bền vững, ít tốn năng lượng. Với mục tiêu xử lý nước kênh rạch Văn Thánh vốn có thành phần chính là nước sinh hoạt của đô thị, đề tài sẽ khảo sát, đánh giá thích nghi, sinh trưởng của cỏ Vetiver. Đồng thời đánh giá hiệu quả xử lý và loại bỏ thành phần ô nhiễm COD, P-PO43- , N-NH4+ bằng mô hình đất ngập nước loại vật liệu là sỏi chạy song song cùng với mô hình thủy canh nhằm đánh giá khả năng xử lý của cỏ khi có giá thể bám vào và không có giá thể trong điều kiện tĩnh với thời gian lưu 7 ngày. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, cỏ vetiver có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường nước kênh rạch, đồng thời kiểm soát tốt chất lượng nước thông qua một số chỉ tiêu như COD, P-PO43- , N-NH4+đạt quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT.

Luận bàn một số bất cập trong quản lý đất đai

Luận bàn một số bất cập trong quản lý đất đai

Để đất đai thực sự trở thành tài nguyên được khai thác hiệu quả theo đúng quy luật của thị trường thì nhất thiết cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân cốt lõi của nó bằng khuôn khổ hệ thống pháp luật đồng nhất về quyền sở hữu; được xác lập đầy đủ, được bảo vệ công khai, minh bạch bởi pháp luật, được giao dịch theo nguyên tắc thị trường.

Địa chính biển: Những nghiên cứu phục vụ yêu cầu đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay

Địa chính biển: Những nghiên cứu phục vụ yêu cầu đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay

Địa chính biển (ĐCB) được hiểu là một thiết chế QLTH không gian biển và lãnh hải quốc gia. Việt Nam là một quốc gia biển nên việc nghiên cứu cơ sở hình thành hệ thống ĐCB riêng sẽ cung cấp các công cụ, thể chế, giúp hoàn thiện pháp luật trong quản lý và quy hoạch không gian biển hiệu quả, bền vững. Việc quản lý một cách thống nhất lãnh thổ đất liền và lãnh thổ biển là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với các nước khác trên thế giới.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm định hướng phát triển Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6 theo mô hình sinh thái

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm định hướng phát triển Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6 theo mô hình sinh thái

Từ những năm 2000, khái niệm cộng sinh công nghiệp, Khu công nghiệp (KCN) sinh thái (KCNST) đã được các tổ chức, trường đại học quan tâm nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam. Nghiên cứu này kế thừa các tiêu chí đánh giá của một số nghiên cứu trước (1) và dựa vào Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 quy định về quản lý KCN, khu kinh tế (2). Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đánh giá mức độ “sinh thái” của KCN nhơn Trạch 6, từ đó lập kế hoạch hành động để định hướng phát triển KCN Nhơn Trạch 6 thành KCN sinh thái.

Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn việc thể hiện chủ quyền quốc gia trên các xuất bản phẩm bản đồ

Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn việc thể hiện chủ quyền quốc gia trên các xuất bản phẩm bản đồ

Ở nước ta các văn bản QPPL hiện hành liên quan tới việc thể hiện chủ quyền quốc gia trên các xuất bản phẩm bản đồ đã qui định “nghiêm cấm việc không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia”. Vì vậy, cần xác định rõ các đặc điểm thông tin phản ánh chủ quyền quốc gia và mối liên hệ các nội dung phản ánh trên các xuất bản phẩm bản đồ, cơ sở khoa học và thực tiễn xác định nội dung, hình thức, độ chính xác việc thể hiện chủ quyền quốc gia trên các sản phẩm bản đồ. Kết quả này sẽ là cơ sở để các cơ quan QLNN tham khảo để bổ sung, hoàn thiện qui định hướng dẫn, kiểm tra việc thể hiện chủ quyền quốc gia trên xuất bản phẩm bản đồ.

Ảnh hưởng của pH và nồng độ chì đến khả năng hấp thu chì của Cây Phát tài

Ảnh hưởng của pH và nồng độ chì đến khả năng hấp thu chì của Cây Phát tài

Cây phát tài (Dracaena sanderiana) được trồng trong các hệ thống thủy canh trong một nhà kính với 4 mức độ pH (3,5; 4,0; 4,5; và 5,0) và 5 nồng độ chì (Pb(NO3)2) (0, 1000, 2000, 3000, 4000ppm). Mục đích của nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát khả năng hấp thu chì, ứng dụng xử lý ô nhiễm chì. Kết quả cho thấy rằng, pH và nồng độ chì có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chì của cây phát tài. Cây sinh trưởng, phát triển và hấp thu chì tốt nhất ở mức pH là 4,5. Ở nồng độ chì càng cao thì khả năng tích lũy chì của cây càng lớn. Khả năng tích lũy chì trong rễ lớn hơn thân và lá rất nhiều. Hàm lượng chì tích lũy trong cây chiếm khoảng 2,58 đến 4,24%. Cây phát tài có tiềm năng tích lũy sinh học và có khả năng xử lý chì.

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận vào Danh mục Tạp chí khoa học tính điểm

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận vào Danh mục Tạp chí khoa học tính điểm

Ngày 8/11, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định số 26/QĐ-HĐGSNN công nhận Tạp chí Thanh niên là một trong các Tạp chí khoa học vào danh mục Tạp chí được tính điểm đối với Hội đồng giáo sư liên ngành Triết học - Xã hội học - Chính trị học. Đồng thời, Tạp chí Thanh niên cũng là Tạp chí duy nhất của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có tên trong danh mục Tạp chí được tính điểm. Đây là mốc son đầy tự hào của Tạp chí Thanh niên trong chặng đường 59 năm, kể từ ngày thành lập đến nay.

Nghiên cứu công nghệ ủ hiếu khí để xử lý bùn thải sinh học phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải

Nghiên cứu công nghệ ủ hiếu khí để xử lý bùn thải sinh học phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải

Hiện nay, các công ty - nhà máy sản xuất đa số đều được quy hoạch vào các khu công nghiệp, khu chế xuât để thuận tiện cho việc quản lý cũng như kiểm soát về vấn đề phát sinh chất thải. Trong các khu công nghiệp phần lớn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung. Tuy nhiên, hàng triệu tấn bùn thải phát sinh từ các hệ thống XLNT tập trung này hiện chưa được xử lý hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ ONMT và đe dọa đến sức khỏe con người.

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm giai đoạn 2016-2018 của Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm giai đoạn 2016-2018 của Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Trên cơ sở nhu cầu SDĐ của từng ngành, lĩnh vực, kết hợp chỉ tiêu SDĐ đến năm 2020 do cấp tỉnh dự kiến phân bổ, tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu SDĐ đến năm 2020 trên địa bàn, TP. Đà Lạt đã tiến hành lập QHSDĐ đến năm 2020 và Kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, qua quá trình tổ chức thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực trong khai thác sử dụng tiềm năng đất đai, góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH phát triển.

Thách thức trong công tác thẩm định và những kinh nghiệm định giá đất đô thị ở Việt Nam

Thách thức trong công tác thẩm định và những kinh nghiệm định giá đất đô thị ở Việt Nam

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh chóng (theo cách tính tổng số đất /tổng dân số đô thị), nhưng lại tập trung tại một số trung tâm là những thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Thời gian tới, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục diễn ra nhanh. Trong năm 2019 và đến đầu năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam dự báo sẽ đạt khoảng 40%. Với tốc độ phát triển nhanh như vậy đến thập niên 40 của Thế kỷ 21, sẽ có khoảng 50% dân số Việt Nam sinh sống tại các đô thị... do đó nhu cầu về đất ở, đất để xây dựng các công trình giao thông, công trình công cộng, hạ tầng đô thị, nhà hàng, khách sạn, văn phòng làm việc… tăng cao, trong khi nguồn cung chưa đáp ứng đủ hệ quả là thị trường luôn tiềm ẩn sức ép đẩy giá đất có những biến động khó lường, tạo ra những thách thức đối với công tác thẩm định giá đất.

Những nghiên cứu, trao đổi về sụt lún đất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Những nghiên cứu, trao đổi về sụt lún đất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Ở nước ta hiện nay, sụt lún đất đã và đang xảy ra tại một số vùng đồng bằng phù sa châu thổ, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Do sự tổ hợp của các nguyên nhân tự nhiên và do con người gây ra, trong đó có yếu tổ lịch sử SDĐ. Bài báo này phân tích hiện trạng sụt lún và một số nguyên nhân gây sụt lún đất tại ĐBSCL dựa trên các bằng chứng khoa học và tài liệu quan trắc từ các đề án và dự án trong nước và quốc tế. Các kết quả này đều đã khẳng định một thực tế rằng hiện tượng sụt lún đất đang diễn ra với tốc độ 1,1 -2,5 cm/năm ở ĐBSCL; và 2-5 cm/năm ở Cà Mau. Các kết quả đều cho thấy có sự thong nhất cao cả về phạm vi lún và tốc độ lún trên phạm vi vùng. Tốc độ lún tăng dần từ phần thượng đồng bằng xuống phần hạ đồng bằng và vùng ven biển; tăng cao ở các khu đô thị và thành phố lớn.

Giải pháp kỹ thuật phòng, chống sụt lún, sạt lở tại các tỉnh phía Nam

Giải pháp kỹ thuật phòng, chống sụt lún, sạt lở tại các tỉnh phía Nam

Trong những năm gần đây, do tác động của BĐKH và nước biển dâng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển KT-XH vùng ĐBSCL. Điều đó đòi hỏi Bộ TN&MT cùng với các bộ, ngành phải có các đề tài nghiên cứu khoa học đề xuất các định hướng và giải pháp cho phòng chống xói mòn, sạt lở vùng ĐBSCL, tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định và bền vững theo Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ.

Quản lý nguồn vốn tự nhiên bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường ở khu vực Đồng bằng sông Hồng

Quản lý nguồn vốn tự nhiên bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường ở khu vực Đồng bằng sông Hồng

Bài báo đề cập đến một vấn đề trong hoạch định chính sách phát triển KT-XH vùng đang được các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và trong nước quan tâm khi thảo luận về phát triển bền vững KT-XH ở Việt Nam, trong đó chú trọng đến vấn đề phát triển các nguồn vốn tự nhiên bền vững gắn với bảo vệ TN,MT trong bối cảnh BĐKH ở khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Kiểm soát hiệu quả ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam

Kiểm soát hiệu quả ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam

Đường bờ biển của Việt Nam dài với 2.360 dòng sông (chỉ tính các dòng sông có chiều dài trên 10 km) và 114 cửa sông và 13 lưu vực sông, thì với lượng nước thải, chất thải không được thu gom và xử lý từ các hoạt động từ đất liền thì rất dễ bị trôi theo các dòng sông ra biển. Ô nhiễm môi trường (ONMT) biển từ đất liền ở Việt Nam bị đe doạ từ rất nhiều nguồn khác nhau như rác thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, y tế, sinh hoạt của con người… Các nguồn ô nhiễm này theo sông ra biển hoặc từ các hoạt động ở vùng đất ven biển và chủ yếu là nước thải và rác thải, trong đó chủ yếu là rác thải nhựa. Vậy, để kiểm soát hiệu quả ONMT biển đang là bài toán rất nan giải.

Ứng dụng viễn thám quang học trong đánh giá nhanh diễn biến tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu điển hình ở Trà Vinh và Vĩnh Long

Ứng dụng viễn thám quang học trong đánh giá nhanh diễn biến tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu điển hình ở Trà Vinh và Vĩnh Long

Giám sát tài nguyên nước (TNN) mặt là một công tác quan trọng và cần thiết, đặc biệt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng canh tác sản xuất nông nghiệp chính của Việt Nam và cũng là một trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn - mặn ngày càng nghiêm trọng. Thêm vào đó, các phương pháp viễn thám với khả năng áp dụng trên một khu vực rộng lớn và thời gian theo dõi liên tục.

Đầu Trước 21 22 23 24 25 26 Tiếp Cuối