Khoa học

Nghiên cứu ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý ô nhiễm môi trường

Nghiên cứu ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý ô nhiễm môi trường

Theo các báo cáo hiện trạng môi trường, hiện nay, tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường diễn ra ở nhiều nơi ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Do đó, xử lý ô nhiễm môi trường bằng việc áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường ngày càng được chú trọng. Tại Việt Nam, cỏ Vetiver đã được nghiên cứu trồng ứng dụng rộng rãi trong việc chống xói mòn, sạt lở, ứng dụng trong xử lý nước thải và kim loại nặng như asen, chì,… Cỏ Vetiver có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt hay trong những loại đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chúng có thể tách và phân hủy các loại thuốc diệt cỏ,… Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, cỏ Vetiver có khả năng làm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin.

Ảnh hưởng chu kỳ sáng tối đến tiềm năng sinh khối vi tảo Scenedesmus sp.

Ảnh hưởng chu kỳ sáng tối đến tiềm năng sinh khối vi tảo Scenedesmus sp.

Vi tảo Scenedesmus sp. được nuôi trong môi trường lỏng Bold’s Basal Medium (BBM) ở điều kiện chiếu sáng có kiểm soát bởi đèn huỳnh quang cường độ ánh sáng là 47 µmol.photons.m-2. s-1 với chu kì sáng tối là 24 giờ sáng: 0 giờ tối; 18 giờ sáng: 6 giờ tối; 12 giờ sáng: 12 giờ tối. Kết quả cho thấy, sự tăng trưởng sinh khối ở thời gian chiếu sáng 24 giờ cao nhất, tiếp đến 18 giờ chiếu sáng và thấp nhất 12 giờ chiếu sáng lần lượt là 0,46 g/L, 0,31 g/L và 0,1 g/L tảo khô. Khi khảo sát ở điều kiện chiếu sáng trực tiếp tự nhiên, thời gian chiếu sáng tương ứng 12 giờ, cường độ ánh sáng trung bình đạt được từ 51,9 - 53,4 µmol.photons.m-2. s-1 sinh khối vi tảo tăng nhanh đạt giá trị 1,64 g/L tảo và lượng lipid thu được 0,1 g/L (chiếm 8,85% so với sinh khối tảo khô) sau 25 ngày nuôi cấy. Điều này cho thấy, chu kỳ sáng tối và cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng sinh khối của vi tảo Scenedesmus sp.

Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh

Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh

Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh, lưu giữ và thu gom chất thải nguy hại tại tỉnh Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2015-2020 quy mô kinh tế tại tỉnh tăng gấp 1,68 lần kèm theo đó là sự gia tăng khối lượng chất thải nguy hại. Để nâng cao hiệu quả quản lý, tỉnh Tây Ninh cần rà soát các vị trí công việc để bố trí bổ sung nguồn nhân lực, bên cạnh đó cần ứng dụng thêm công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý để có thể nâng cao hiệu quả giám sát nhưng không gia tăng quá lớn yêu cầu về nhân lực.

Đánh giá hiệu quả của tái chế nhựa trong gạch

Đánh giá hiệu quả của tái chế nhựa trong gạch

Rác thải nhựa là vấn đề môi trường nóng hiện nay, để giảm lượng rác thải nhựa thì tái chế là một biện pháp hữu hiệu. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của gạch có thành phần nhựa tái chế, để thấy tính ưu việt về tính chất vật lý cũng như ý nghĩa về kinh tế - xã hội của loại gạch này. Với khối lượng nhẹ, khả năng chống thấm, chống cháy và độ bền, độ chịu nén tốt, cùng việc vận chuyển, thi công dễ dàng, gạch nhựa tái chế hoàn toàn có khả năng thay thế gạch truyền thống trong tương lai.

Nghiên cứu sự tương quan giữa lượng mưa và trượt, lở đất khu vực tỉnh Yên Bái

Nghiên cứu sự tương quan giữa lượng mưa và trượt, lở đất khu vực tỉnh Yên Bái

Các loại hình tai biến địa chất, đặc biệt là trượt, lở đất đá, xói lở bờ sông, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét,... phổ biến xảy ra ở hầu hết các khu vực miền núi Việt Nam. Tỉnh Yên Bái là một trong những khu vực miền núi chịu ảnh hưởng lớn của tai biến địa chất, mỗi khi mùa mưa bão tới, khả năng thiệt hại về người tài sản, công trình công cộng, giao thông là rất cao. Trong nhiều năm gần đây, các loại hình tai biến địa chất này xuất hiện với tần suất ngày một nhiều, diễn biến bất ngờ với quy mô lớn, gấy khó khăn cho công tác dự báo, cảnh báo. Nhiều khi, một loại hình tai biến địa chất thường không chỉ xuất hiện đơn lẻ, đặc biệt là các tai biến liên quan đến lượng mưa. Trong báo cáo này, các tác giả chứng minh được rằng, từ lượng mưa các ngày xảy ra sự kiện tai biến trượt, lở ; lượng mưa ngày cực đại, tổng lượng mưa trận cũng như lượng mưa tích lũy của 1, 3, 5, 7, 10, 15, 20, 25, 30, 45 và 60 ngày trước đó có thể tìm ra được sự tương quan giữa chúng.

Đặc điểm môi trường phóng xạ khu vực Châu Bình, tỉnh Nghệ An

Đặc điểm môi trường phóng xạ khu vực Châu Bình, tỉnh Nghệ An

Công tác nghiên cứu môi trường đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng không chỉ ở một địa phương, một quốc gia, một nhóm các nước khu vực mà là cả cộng đồng thế giới. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay liên quan đến biến đổi khí hậu thì công tác bảo vệ môi trường càng trở lên cấp bách. Môi trường phóng xạ tự nhiên là một phần của môi trường sống; nghiên cứu môi trường phóng xạ tự nhiên nhằm thu thập các thông tin về môi trường phóng xạ, xác định cụ thể các khu vực an toàn, không an toàn từ đó phục vụ việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả nghiên cứu đã xác định khu vực Châu Bình có 3 thân quặng monazit có chứa phóng xạ. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá môi trường phóng xạ khu vực Châu Bình là cần thiết để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Nghiên cứu khoa học góp phần quản lý tài nguyên và môi trường bền vững

Nghiên cứu khoa học góp phần quản lý tài nguyên và môi trường bền vững

Trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thành tích chung của nền khoa học nước nhà và nâng tầm uy tín Nhà trường, đồng thời, đáp ứng yêu cầu chuyển giao công nghệ cho nhu cầu của xã hội.

Công nghệ thông tin địa lý - Xu hướng và sản phẩm mới

Công nghệ thông tin địa lý - Xu hướng và sản phẩm mới

Công nghệ thông tin địa lý đang được nhắc đến như một công nghệ lớn của Thế kỷ 21, bao trùm toàn bộ dữ liệu, công nghệ của đo đạc bản đồ, công nghệ thông tin và truyền thông. Công nghệ này được coi như một nền tảng cho chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và xã hội thông minh. Bài báo này phân tích thực trạng công nghệ thông tin địa lý ở Việt Nam và đề xuất phát triển các sản phẩm mới phù hợp với sự phát triển của các xu hướng công nghệ và quá trình chuyển đổi số quốc gia trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam.

Công ty Nhiệt điện Thái Bình: Nâng cao trách nhiệm trong bảo vệ môi trường để sản xuất điện an toàn

Công ty Nhiệt điện Thái Bình: Nâng cao trách nhiệm trong bảo vệ môi trường để sản xuất điện an toàn

Đặt nhiệm vụ sản xuất điện an toàn lên hàng đầu, Công ty Nhiệt điện Thái Bình luôn chú trọng và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường. Nhờ đó, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình được vận hành ổn định, góp phần phát triển kinh tế và giữ vững an ninh năng lượng của hệ thống điện quốc gia.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra công tác bảo vệ môi trường

Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra công tác bảo vệ môi trường

Thực hiện các hoạt động khai thác, kinh doanh của mình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn tuân thủ và thực hiện tốt các yêu cầu pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, từ giai đoạn chuẩn bị dự án, xây dựng, lắp đặt, vận hành công trình đến giai đoạn thu dọn, tháo dỡ công trình sau khi sử dụng.

Một số ứng dụng tro trấu trong lọc nước

Một số ứng dụng tro trấu trong lọc nước

Tro thu được khi đốt vỏ trấu được gọi là tro trấu (RHA). RHA là vật liệu rẻ tiền được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu trong phát triển các chất hấp phụ để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước. Bài báo này trình bày và đánh giá vai trò của RHA trong việc loại bỏ một số chất ô nhiễm như kim loại nặng, ion vô cơ, thuốc nhuộm, phenol và vi sinh vật thông qua các kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Dữ liệu này phục vụ cho việc phát triển ứng dụng RHA trong xử lý nước cho nhiều mục đích trong tương lai.

Nghiên cứu và sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất ở vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu và sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất ở vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Bình

Mặc dù vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình chỉ chiếm phần không lớn diện tích toàn tỉnh (khoảng 335 km2/8.055 km2), nhưng lại được xem là một trong những vùng tự nhiên có nhiều đặc điểm có tính đặc thù nhất, tạo ra nhiều lợi thế so sánh để phát triển KT- XH. Tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) và một số dạng tài nguyên khác như đất, khí hậu, địa hình, địa mạo, khoáng sản,... là những yếu tố có tác động mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững về KT- XH vùng cát tỉnh Quảng Bình. Tài nguyên NDĐ ở vùng cát Bắc Quảng Bình chưa được nghiên cứu và giải quyết vấn đề, mới nghiên cứu ở tỷ lệ nhỏ và trung bình.

Tính toán, đánh giá dòng chảy môi trường cho lưu vực sông Hương bằng phương pháp thủy văn

Tính toán, đánh giá dòng chảy môi trường cho lưu vực sông Hương bằng phương pháp thủy văn

Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người và hệ sinh thái. Trong bối cảnh nguồn nước dưới đất đang cạn kiệt, chất lượng nước đang suy giảm đã tạo nên áp lực lớn lên các dòng sông. Việc tính toán, đánh giá dòng chảy môi trường (dòng chảy tối thiểu) nhằm đảm bảo ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong bài báo này, các tác giả trình bày về phương pháp thủy văn - phương pháp tính toán, đánh giá dòng chảy môi trường đơn giản nhất, áp dụng tính toán cho lưu vực sông Hương.

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ quản lý và nghiên cứu khoa học công nghệ trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ quản lý và nghiên cứu khoa học công nghệ trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp đã gây ra nhiều tác động tiêu cực chưa từng có. Trong bối cảnh vừa phải đối phó với dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn cố gắng triển khai công việc đúng tiến độ và hiệu quả nghiên cứu cao.

Định hướng huy động tiềm lực khoa học công nghệ cho chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường

Định hướng huy động tiềm lực khoa học công nghệ cho chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường

Góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo Quyết định số 417/2021/QĐ - BTNMT phê duyệt Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bài báo tập trung nghiên cứu cách thức định hướng để huy động được tiềm lực khoa học công nghệ phát huy xã hội hóa trong chuyển đổi số tài nguyên và môi trường, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, cộng đồng, cá nhân đầu tư, nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, tham gia thực hiện, đóng góp vào chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, thúc đẩy triển khai các cơ chế, chính sách về thuê dịch vụ, hợp tác theo phương thức đối tác công tư, đầu tư theo quy định.

Các công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị và phương pháp đánh giá tiềm năng giảm phát thải

Các công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị và phương pháp đánh giá tiềm năng giảm phát thải

Chất thải rắn không được quản lý, xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Những tác động chính có thể kể đến gồm: Tác động đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột về môi trường. Trong đó, điển hình nhất là xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ảnh hưởng. Chính vì thế, việc đưa ra các phương pháp đánh giá để tìm kiếm các giải pháp xử lý chất thải rắn là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.

Thiết lập và thử nghiệm hệ thống xử lý khí thải bằng vi tảo theo công nghệ Tubular Photobioreactor

Thiết lập và thử nghiệm hệ thống xử lý khí thải bằng vi tảo theo công nghệ Tubular Photobioreactor

Khí thải và ô nhiễm không khí đang thu hút được mối quan tâm lớn từ người dân trong nước và cả thế giới do các tác động tiềm ẩn đến sức khoẻ. Khí thải xe máy hoặc các ô nhiêm không khí xung quanh tiếp xúc liên tục với chúng ta hàng ngày. Nghiên cứu với hướng tiếp cận tìm kiếm một giải pháp lọc không khí rẻ tiền và tự nhiên bằng vi tảo, được thiết kế dạng ống theo công nghệ tubular photobioreactor. Bước đầu kết quả cho thấy, mô hình đáp ứng tốt với nồng độ tảo sinh sống trong mô hình tăng lên theo thời gian, kiểm định chất lượng khí đầu vào và đầu ra mô hình từ khí thải đốt động cơ mini thử nghiệm cho thấy hàm lượng ô nhiễm CO2 được giảm đáng kể.

Ảnh hưởng theo tầng của mảng xanh đô thị đến chất lượng không khí thành phố

Ảnh hưởng theo tầng của mảng xanh đô thị đến chất lượng không khí thành phố

Với tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vực TP. Hồ Chí Minh nói chung và các khu vực lân cận nói riêng để có thể nêu ra giải pháp và các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí ở TP. Hồ Chí Minh đang trong tình trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng và cần được thực hiện việc đánh giá phát triển các đô thị xanh, mảng xanh (các công viên cây xanh) trong đô thị luôn là định hướng được thành phố ưu tiên thực hiện để giảm bớt tình trạng ô nhiễm không khí đang được báo động như hiện nay. Đề tài nghiên cứu đánh giá sự khác biệt chất lượng không khí theo tầng lớp mảng xanh của công viên so sánh với khu vực bên ngoài công viên thông qua các chỉ tiêu bụi PM 10, 2.5, 1.0 và HCHO. Kết quả cho thấy, những khu vực được mảng xanh bao phủ có chất lượng không khí cải thiện có ý nghĩa so với khu vực bên ngoài công viên.

Tối ưu tỷ lệ trong phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn vỏ điều và bùn ao nuôi cá tra

Tối ưu tỷ lệ trong phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn vỏ điều và bùn ao nuôi cá tra

Vỏ điều, bùn thải ao nuôi cá tra, phụ phẩm cá tra, phụ phẩm thanh long,… đều là những nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý. Nghiên cứu tận dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp và đồng thời giúp giảm thiểu lượng chất thải gây ONMT để ủ thành phân bón có ích cho cây trồng, phục vụ lại cho nông nghiệp. Nghiên cứu trên quy mô phòng thí nghiệm, sử dụng các mô hình ủ là các thùng giữ nhiệt với khối lượng mỗi đống ủ là 20 kg. Trộn các nguyên liệu theo tỷ lệ: Vỏ điều 15-35%, bùn ao nuôi cá tra 30-70%, phụ phẩm cá tra từ 5-25%, men vi sinh 0,1% và một số phụ phẩm khác như vỏ dứa, tro trấu, vỏ café, phụ phẩm thanh long với tổng số chiếm 10%. Kết quả cho thấy, so với yêu cầu của Nghị định số 84/2019/NĐ - CP về phân bón hữu cơ vi sinh thì các mô hình trong phạm vi của nghiên cứu đạt về pHH2O; hàm lượng chất hữu cơ và các vi sinh vật có ích tương đối cao. Trong đó, mô hình P12 có tỷ lệ nguyên liệu đầu vào bao gồm vỏ điều 20%: Bùn từ ao nuôi cá tra 60%: Phụ phẩm cá tra 10%: Men vi sinh 0,

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo định hướng kỹ thuật sinh thái

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo định hướng kỹ thuật sinh thái

Quan điểm chung khi quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hướng đến kỹ thuật sinh thái là sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả, tương tác thân thiện và bảo vệ môi trường, cân bằng các tiềm năng sẵn có của khu vực với các nhu cầu chính đáng của cộng đồng. Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu quy hoạch từng hạng mục của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ được điều chỉnh lại và bổ sung thêm theo hướng kỹ thuật sinh thái cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam trên cơ sở tham khảo Tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái trên thế giới. Hai trường hợp nghiên cứu áp dụng cụ thể tại Khu dân cư Kunhwa, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh và Khu du lịch Thác Trời, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cũng được trình bày. Kết quả thu được cho thấy công tác quy hoạch hướng đến kỹ thuật sinh thái không đòi hỏi những giải pháp phức tạp, mà còn giữ được hiện trạng khu vực nhưng vẫn đem lại sự thoải mái cho con người.

Đầu Trước 19 20 21 22 23 24 Tiếp Cuối