Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển
Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè
Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau
Phát thải khí CO2 từ phá rừng tăng gấp đôi chỉ trong 2 thập kỷ
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, lượng khí thải CO2 từ nạn phá rừng nhiệt đới trong thế kỷ này cao hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, tăng gấp đôi chỉ trong vòng 2 thập kỷ qua, và hiện vẫn đang trên đà gia tăng.
Hệ thống sản xuất điện mặt trời và nước trên sa mạc
Hệ thống WEC2P gồm pin mặt trời và một lớp hydrogel hấp thụ hơi ẩm trong không khí, có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm.
"Mắt thần" giám sát nước thải
Thời gian qua, số vụ vi phạm xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn ra môi trường tại các khu công nghiệp (KCN) giảm hẳn. Điều này có được một phần là do từ nhiều năm trước tỉnh đã đầu tư hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các KCN, yêu cầu doanh nghiệp (DN) có lưu lượng nước thải lớn tự lắp quan trắc nước.
Cá voi là giải pháp của tự nhiên giúp chống biến đổi khí hậu
Cá voi đóng vai trò như một bể chứa carbon, đồng thời kích thích sự phát triển của những sinh vật phù du hấp thụ khí nhà kính.
Khi tình yêu môi trường làm nên sáng chế
Với kiến thức có được trong quá trình học tập, cộng với tình yêu thiên nhiên, môi trường, nhiều học sinh cấp THCS, THPT trong tỉnh đã có sáng chế hữu ích giúp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu, cung cấp các cơ sở khoa học, phục vụ công tác quản lý tài nguyên, môi trường
Năm 2021, các kết quả nghiên cứu của Viện được đẩy mạnh nhằm cung cấp các cơ sở khoa học ứng dụng, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của Bộ, góp phần vào sự phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường nói riêng và phục vụ kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Đặc biệt, việc xây dựng và công bố thành công Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, phiên bản cập nhật năm 2020 và lần đầu tiên hoàn thành Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia cho Việt Nam.
Nữ giáo sư gốc Việt duy nhất của Hội đồng Giải thưởng VinFuture: Nhà khoa học top đầu thế giới về vật liệu năng lượng với 16 năm tuổi thơ không có điện
"Hồi bé, mình thường nhìn bóng cây khi mặt trời chiếu xuống để đoán giờ. Còn ban đêm, mình nghe tiếng sóng biển thì có thể đoán được hôm sau thời tiết sẽ ra sao" - GS. Nguyễn Thục Quyên kể lại.
Nhựa Super Trường Phát: Đạt top 10 doanh nghiệp công nghệ “xanh” vươn ra biển lớn
Sáng ngày 16/1 tại Hà Nội, tại chương trình Gala Chào Xuân 2022 do Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý cùng các đơn vị liên quan tổ chức. Công ty Cổ phần nhựa Super Trường Phát được vinh danh trong top 10 doanh nghiệp công nghệ “Thương hiệu xanh trong CMCN 4.0”.
Toạ đàm khoa học với chủ đề “Giải pháp cho Sụt lún và Xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Mới đây, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan đã diễn ra buổi Toạ đàm khoa học với chủ đề “Giải pháp cho Sụt lún và Xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cử Long: Từ nghiên cứu tới Chính sách” với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Toạ đàm tập trung thảo luận về 3 nội dung chính gồm: Tổng quan về các vấn đề ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Nguồn gốc của vấn đề Xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Những thách thức và giải pháp phù hợp cho sụt lún và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống tự động có thể dọn đến 50 tấn rác thải mỗi ngày trên sông Cần Thơ
Được công bố vào năm 2019, Interceptor là giải pháp công nghệ đầu tiên có khả năng triển khai trên diện rộng để ngăn chặn rác thải từ sông ngòi đổ ra đại dương.
Nghiên cứu khả năng xử lý chất hữu cơ trong nước thải chế biến cao su tự nhiên bằng thiết bị EGSB
Nghiên cứu này trình bày khả năng xử lý các chất hữu cơ trong nước thải chế biến cao su tự nhiên bằng công nghệ sinh học kỵ khí trên thiết bị EGSB. Nước thải được lấy từ mương đánh đông của Nhà máy chế biến cao su Hà Tĩnh với các giá trị COD dao động trong khoảng 3.400 - 6.600 mg/L. Hiệu suất xử lý COD của thiết bị EGSB ổn định ở mức trên 80% với OLR trong khoảng từ 7,7 ± 0,3 đến 19,0 ± 0,9 kg COD/m3 ngày.
Xử lý các hợp chất hidrocarbon mạch vòng trong bùn đất bằng vi sinh vật quy mô phòng thí nghiệm
Trong nghiên cứu này, chủng vi sinh vật Pseudoxanthomonas sp. BD-a59 được dùng để đánh giá khả năng phân giải các hợp chất BTEX. Kết quả cho thấy, trong trường hợp không bổ sung dịch chiết nấm men thì chỉ có para-xylen và meta-xylen được phẩn giải tương ứng khoảng 80% và 40,9%, trong khi những đồng phân khác thì hầu như không bị phân giải. Nếu môi trường được bổ sung một lượng nhỏ dịch chiết nấm men thì hầu hết các thành phần của BTEX được phân giải trong khoảng thời gian ít hơn 3 ngày đối với các thí nghiệm phân hủy đơn lẻ. Thời gian phân hủy sẽ kéo dài hơn nếu thí nghiệm tiến hành với hỗn hợp của tất cả hợp chất BTEX.
Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và diễn biến khí hậu cực đoan tỉnh Ninh Thuận
Bài báo trình bày đặc điểm, xu thế khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, bốc hơi, gió) và diễn biến các hiện tượng khí hậu cực đoan (hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới) tại tỉnh Ninh Thuận. Phương pháp thống kê và hàm hồi quy tuyến tính, phương pháp xác định điều kiện khô hạn được sử dụng để phân tích chuỗi số liệu quan trắc tại trạm Phan Rang giai đoạn 1993-2019. Theo kết quả tính toán, thống kê nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Ninh Thuận có xu hướng tăng, với tốc độ 0,0120C/năm. Các nghiên cứu cũng cho thấy, bão và áp thấp nhiệt đới thường ảnh hưởng đến tỉnh Ninh Thuận chủ yếu tập trung từ cuối tháng 10 đến tháng 12, cao nhất vào tháng 11 với tần suất 47,1%. Tỉnh Ninh Thuận chịu ảnh hưởng bởi 17 cơn bão trực tiếp trong giai đoạn 1993-2019. Các kết quả giúp đánh giá đặc điểm khí hậu, khí hậu cực đoan phục vụ cho công tác quản lý, có cơ sở khoa học trong việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững của
Xây dựng mô hình cảnh báo, dự báo theo phương pháp học máy có giám sát thử nghiệm dự báo xâm ngập mặn cho lưu vực sông Hậu
Phân tích và dự báo là các bài toán cực kỳ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường. Đó là nhu cầu thiết thực, không thể thiếu cho những hoạt động của con người, cung cấp cơ sở khoa học hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định tốt nhất. Ứng dụng kỹ thuật học máy đối với dữ liệu có yếu tố không gian và thời gian nói chung tại Việt Nam hiện nay chậm trễ so với thế giới. Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến này giúp nâng cao năng lực áp dụng khoa học công nghệ thông minh, tự động và tiên tiến trong công tác quản lý và giám sát số liệu ngành Tài nguyên và Môi trường. Kết quả đạt được của nghiên cứu là xây dựng được mô hình theo phương pháp học máy có giám sát nhằm hỗ trợ cảnh báo, dự báo xâm ngập mặn hiệu quả cho lưu vực sông Hậu.
Tổng quan về ứng dụng cảm biến sinh học trong lĩnh vực môi trường
Cảm biến sinh học (biosensor và biochip) là một trong những công cụ giúp quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường. Thiết bị sinh học này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960 và phát triển một cách vượt trội cho đến hiện tại. Dựa vào cấu tạo đầu dò có thể chia cảm biến sinh học thành ba loại chính đó là cảm biến sinh học dựa trên tế bào, cảm biến sinh học dựa trên enzyme và cảm biến sinh học dựa trên các nucleic acid. Tùy vào những mục đích cũng như các chất cần phân tích khác nhau mà từng loại công nghệ cảm biến sẽ được áp dụng. Cảm biến sinh học dựa trên tế bào thường được ứng dụng khá nhiều trong giám sát các chất ô nhiễm trong môi trường nhờ vào đặc tính đơn giản. Tuy nhiên, đối với các cấu tử ô nhiễm có nồng độ thấp thì cảm biến dựa trên enzyme cho kết quả chính xác nhờ vào độ nhạy cao. Để rút ngắn thời gian phát hiện chọn lọc các chủng vi sinh có mặt trong môi trường, các cảm biến DNA/RNA được sử dụng.
Phương pháp lọc sạch carbon dioxide từ khí thải nhà máy
Carbon dioxide có thể được thu hoạch từ những ống khói. Từ đó, được sử dụng để tạo ra các hóa chất có giá trị thương mại, thông qua một hợp chất mới.
Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Hóc Môn là một huyện thuộc ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp với huyện Củ Chi; phía Nam giáp với Quận 12; phía Đông giáp với thị xã Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương; phía Tây giáp với Long An, huyện Bình Chánh và Quận Tân Bình của TP. Hồ Chí Minh.
Sóc Trăng: Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Tỉnh Sóc Trăng là 1 trong 47 tỉnh, thành phố còn giữ lại Trung tâm Công nghệ thông tin phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy, hằng năm, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin cho Ngành và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như quản lý điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn.
Hiện trạng sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon tại Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất các giải pháp và cơ chế, chính sách
Hiện nay, các sản phẩm bằng nhựa và túi nilon đã trở thành những vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, nó được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi. Mỗi ngày, Thành phố Hồ Chí Minh thải ra từ 8.000 đến hơn 9.000 tấn rác, trong đó rác thải từ các sản phẩm nhựa và túi nilon chiếm từ 3-8%. Tác hại của nhựa và túi nilon đến môi trường và sức khỏe con người là rất lớn, tuy nhiên đến nay con người chưa thể dùng các loại vật liệu khác để thay thế hoàn toàn. Bài báo này đưa ra các phân tích về hiện trạng sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chính sách pháp luật về các sản phẩm nhựa, túi nilon; đánh giá những tồn tại và phân tích các nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương án nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về các sản phẩm nhựa, túi nilon.
Đánh giá tính chất hóa học của đất nông nghiệp tại một số huyện thuộc khu vực hạ lưu sông Hồng
Nghiên cứu nhằm đánh giá tính chất hóa lý của đất nông nghiệp tại một số huyện khu vực hạ lưu sông Hồng. Nghiên cứu đã thu thập 15 mẫu đất ở các huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội, Duy Tiên - tỉnh Hà Nam, Trực Ninh, Nam Trực - tỉnh Nam Định, kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng tổng các bon hữu cơ ở mức trung bình, hàm lượng tổng Nitơ ở mức trung bình, hàm lượng lân và kali tổng số ở mức giàu. Hàm lượng kim loại nặng đều thấp hơn ngưỡng cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNM.