Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển
Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè
Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau
Thực trạng và những tiềm năng phát triển du lịch huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Huyện Ba Vì (Hà Nội) là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhờ có điều kiện về tự nhiên và văn hóa xã hội thuận lợi. Trong những năm qua, du lịch Ba Vì đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế, mang lại những hiệu quả kinh tế rất to lớn. Trong quá trình phát triển, cách tổ chức du lịch của huyện cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Do vậy, muốn du lịch Ba Vì phát triển theo hướng bền vững cần phải có những giải pháp đồng bộ trên cơ sở phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử văn hoá sẵn có của huyện.
Hội thảo tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2021 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực môi trường
Ngày 16/5/2022 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo có nội dung trên. Vụ KH&CN, Tổng cục Môi trường, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT đồng phối hợp tổ chức. Thứ trưởng Võ Tuấn nhân đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự lãnh đạo các đơn vị, các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường,..
Vinh danh các doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu
Ngày 15/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam tổ chức hội nghị thường niên năm 2022 và hội thảo thúc đẩy khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp.
Ứng dụng các phương pháp học tập kết hợp trong dự báo độ mặn của nước
Độ mặn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định nhiều khía cạnh hóa học của nước tự nhiên và các quá trình sinh học bên trong nó. Dự báo độ mặn chính xác có thể hỗ trợ việc ra quyết định quản lý tài nguyên nước để giảm thiểu nguy cơ thiếu nguồn cung cấp nước ngọt ở các cửa sông đông dân cư. Các phương pháp thống kê có chi phí thấp và tốn ít thời gian hơn so với các mô hình số và mô hình vật lý để dự đoán các biến đổi độ mặn của cửa sông. Các công trình nghiên cứu gần đây đã đạt được thành công hợp lý trong việc dự đoán độ mặn. Tuy nhiên, mức độ chính xác của các mô hình đã được đề xuất cần được cải thiện. Bài báo này áp dụng và so sánh các phương pháp học tập thể cho bài toán dự đoán độ mặn. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhóm thuật toán Bagging Ensemble Learning cho kết quả tốt nhất.
Hiện trạng dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu tại hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu
Dự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” (HREMRD) triển khai năm 2021 do Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT đề xuất. Trong năm thứ nhất, Dự án nghiên cứu và xây dựng hướng dẫn tài liệu tập huấn về đánh giá rủi ro, dễ bị tổn thương cấp địa phương. Dự án HREMRD đã phối hợp với Trung tâm Ứng phó biến đổi khí hậu, Cục Biến đổi khí hậu áp dụng kết quả nghiên cứu từ Hướng dẫn đánh giá vào khảo sát thực địa tại 2 tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu. Bài viết này sẽ làm rõ một số hiện trạng rủi ro, dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu những năm gần đây tại hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu.
Hầu hết sinh vật biển sẽ tuyệt chủng trước năm 2300 do hiện tượng phát thải khí nhà kính
Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không được kiểm soát thì tỉ lệ sinh vật biển có thể chết ở mức báo động, cùng với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái Đất.
Biến đổi khí hậu khiến bão lốc xoáy nhiệt đới dữ dội gấp đôi vào năm 2050
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Advances, biến đổi khí hậu do con người gây ra sẽ khiến các cơn bão lốc xoáy nhiệt đới mạnh gấp đôi vào giữa thế kỷ này. Các cơn bão lốc này sẽ làm cho nhiều vùng trên thế giới gặp nguy hiểm trong đó có Việt Nam.
Vệ tinh giám sát môi trường - công cụ thay đổi cuộc chơi
Vệ tinh phiên bản mới có khả năng quan sát và tạo ra dữ liệu chính xác chưa từng có...
Thúc đẩy tiêu thụ tro xỉ, bảo vệ môi trường
Trong những năm qua, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng (thuộc Tổng Công ty Phát điện 2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã đầu tư nhiều nguồn lực để thúc đẩy tiêu thụ, tái sử dụng tro xỉ, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường.
Sứ mệnh của Koa
Nhận thức rằng bảo vệ môi trường là một việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết, KOA ra đời với mục tiêu hàng đầu bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Lấy bảo vệ môi trường làm kim chỉ nam, KOA theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn 50 năm, 100 năm tới. Chúng tôi sẽ thúc đẩy và xây dựng một vùng kinh tế sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở BR-VT và Việt Nam. Từ đó, chúng tôi vạch ra cho KOA bốn sứ mệnh sau:
Nhận đơn đề cử ứng viên là nhà khoa học trong các lĩnh vực Khoa học Vật lý, Toán học và Khoa học máy tính
Quỹ L’Oréal Fondation và UNESCO vừa công bố việc nhận đơn đề cử các nhà khoa học nữ xuất sắc trên toàn thế giới trong các lĩnh vực Vật Lý, Toán và Khoa học máy tính cho giải thưởng danh giá L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (L’Oréal - UNESCO For Women in Science) năm 2023. Đơn đề cử được tiếp nhận từ nay cho đến hết ngày 31/5/2022.
Phát triển du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn tài nguyên tại khu di tích lịch sử quốc gia Tà Thiết
Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái (DLST) tại di tích lịch sử Tà Thiết, tiềm năng của khu di tích Tà Thiết để phát triển du lịch sinh thái cũng như tồn tại và thách thức trong phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử tại khu di tích Tà Thiết. Thông qua dữ liệu thu thập từ các cuộc điều tra, phỏng vấn, thu thập tài liệu và đánh giá mô hình SWOT cho thấy, khu di tích Tà Thiết có nhiều tiềm năng thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, tuy nhiên các loại hình du lịch tại đây chưa đa dạng, còn hạn chế về kinh phí cũng như các ý tưởng trong mở rộng loại hình du lịch. Kết quả đề tài tạo cơ sở đưa ra các giải pháp hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái bền vững, gắn với bảo tồn tài nguyên, cùng các mô hình nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái bền vững, gắn với bảo tồn tài nguyên ở khu di tích Tà Thiết.
Tổng quan về ô nhiễm dioxin trong đất và đề xuất các phương pháp xử lý hiệu quả
Sự ô nhiễm đất có chứa dioxin là vô cùng độc hại và nguy hiểm đến tính mạng con người chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp và các vết tích do chiến tranh để lại đã dấy lên sự nhức nhối nhiều năm qua trong các công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất và nhân lực lao động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, dioxin còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là đối với môi trường đất và đáng lo ngại hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nghiên cứu nhằm tổng quan chung về sự ô nhiễm dioxin trong đất tại Việt Nam và một số quốc gia trên Thế giới, đồng thời đề xuất các phương pháp xử lý hiệu quả nhằm góp phần hệ thống hóa cơ sở dữ liệu về dioxin và các phương pháp tối ưu đã, đang và sẽ được áp dụng trong xử lý dioxin trong môi trường đất.
Ứng dụng phương pháp tiếp cận mới tạo cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho giám sát bề mặt đường bộ ở Việt Nam
Giám sát bề mặt đường là một khâu quan trọng trong công tác duy tu, bảo dưỡng đường. Việc phát hiện sớm những vết nứt trên đường có thể giúp bảo trì trước khi chi phí trở nên quá cao. Chính quyền địa phương hay các đơn vị thi công cần đưa ra một quy trình giám sát hiệu quả và dễ dàng áp dụng trên toàn mạng lưới đường bộ. Bài báo này đề xuất một phương pháp tiếp cận thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu GIS bao gồm các tấm ảnh được gắn thẻ địa lý để các cơ quan quản lý tự động hóa quá trình ghi nhận và báo cáo lại các sự cố trên mặt đường. Hệ thống này dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí, dễ dàng triển khai và có thể được sử dụng hiệu quả thông qua việc thu thập thông tin GPS khi ảnh được chụp, sau đó đính kèm vào bản đồ.
Thực trạng và biến động đất trồng lúa giai đoạn 2015-2020 và định hướng sử dụng đất trồng lúa đến năm 2030 tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh thuần nông nghiệp trồng lúa trọng điểm của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hàng năm, tỉnh gieo cấy khoảng 15.0000 ha lúa với sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm góp phần không nhỏ vào an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, cùng với xu hướng dịch chuyển cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như việc chuyển đổi đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác và dưới tác động của biến đổi khí hậu, diện tích đất trồng lúa của tỉnh Thái Bình đang suy giảm nhanh trong những năm gần đây, trung bình suy giảm 470 ha/năm giai đoạn 2015-2020. Việc đánh giá được tốc độ suy giảm đất trồng lúa giúp các cơ quan tỉnh cũng như các nhà khoa học đưa ra được các định hướng và quy hoạch nhằm phát triển ổn định đất trồng lúa có tầm nhìn dài hạn bền vững.
Ứng dụng công nghệ UAV xây dựng mô hình số bề mặt và bình đồ ảnh; thực nghiệm tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Thành lập mô hình số bề mặt và bình đồ ảnh bằng công nghệ máy bay không người lái (UAV) đã được ứng dụng trong một số công trình do một số ưu điểm như độ chính xác cao, linh hoạt thời gian, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, quy trình thực hiện và việc đánh giá độ chính xác còn chưa thống nhất và đồng bộ. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: 1/tổng quát quy trình thành lập mô hình số bề mặt và bình đồ ảnh từ ảnh máy bay không người lái, 2/bay đo thử nghiệm và đánh giá độ chính xác mô hình số bề mặt được xây dựng bằng công nghệ UAV. Kết quả xử lý ảnh bay đo thử nghiệm khu vực phường Hùng Thắng, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho thấy: Sản phẩm mô hình số bề mặt và bình đồ ảnh hoàn toàn đáp ứng được thành lập bản đồ tỷ lệ 1/500 và nhỏ hơn.
Tổ chức và quản lý mặt bằng công trường xây dựng bằng mô hình 5S nhằm nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường
Bài báo này đề xuất một hướng tiếp cận trong hoạt động tổ chức và quản lý mặt bằng thi công trên công trường xây dựng bằng mô hình 5S nhằm hướng tới mục tiêu loại bỏ các lãng phí, giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp một môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện tình trạng an toàn vệ sinh môi trường.
Masan High-Tech Materials phát triển công nghệ tái chế Coban mới
H.C. Starck Tungsten Powders (HCS) là Công ty thành viên của Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials). Với hơn 100 năm kinh nghiệm trong phát triển, sản xuất và phân phối các loại bột vonfram và vonfram hợp chất hiệu năng cao HCS là một trong những nhà cung cấp các sản phẩm vonfram hàng đầu thế giới.
Đặc điểm của vi nhựa trong môi trường nước tại khu vực Cửa Hới, tỉnh Thanh Hóa
Nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu cho việc thiết lập các biện pháp kiểm soát, giám sát vi nhựa trong tương lai, nghiên cứu xác định đặc điểm của vi nhựa tại khu vực Cửa Hới được thực hiện tại 10 vị trí vào tháng 5 năm 2020. Kết quả cho thấy: Trong số 3656 mảnh vi nhựa trong môi trường nước, vi nhựa có kích thước ≤ 0,5 mm là loại chính, tiếp theo là vi nhựa có kích thước trong khoảng 0,5-1 mm, sau đó lần lượt là vi nhựa có kích thước trong khoảng từ 1-2 mm, 2-3 mm 3-4 mm, cuối cùng là vi nhựa có kích thước 4-5 mm. Màu sắc của vi nhựa được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp: Vàng>trắng>đen>xanh lá>xanh da trời>đỏ. Màu vàng, trắng, đen là các màu chiếm tỷ lệ lớn vi nhựa trong mẫu nước; mảnh vỡ là hình dạng chủ yếu của vi nhựa chiếm 43,4 đến 80,2% tổng số vi nhựa, tiếp sau đó là hình sợi và cuối cùng là vi nhựa hình viên.
Khả năng ứng dụng của dữ liệu Lidar trong phân loại lớp phủ bề mặt khu vực đô thị
Các nhà hoạch định đô thị và cảnh quan đang ngày càng nhận thức được tiềm năng của công nghệ LiDAR trong nghiên cứu lớp phủ bề mặt đô thị. Với tầm bay thấp và số điểm thu nhận được rất lớn, LiDAR đang là công nghệ viễn thám có ứng dụng cao. Thêm vào đó, dữ liệu LiDAR có độ phân giải cao hơn ảnh viễn thám, LiDAR có thông tin về chiều cao và cấu trúc của các khu vực địa lý có diện tích lớn và nhỏ theo cả cách thức kinh tế và hiệu quả về thời gian. Trong môi trường đô thị nơi độ phức tạp của cấu trúc cao, LiDAR được xem là một bộ dữ liệu quan trọng và hữu ích để thu nhận tốt hơn về đặc trưng của cả hai loại đối tượng trên lớp phủ. Bài báo đề cập đến khả năng ứng dụng của dữ liệu LiDAR trong phân loại lớp phủ bề mặt khu vực đô thị.