Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển
Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè
Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau
Biện pháp xử lý ô nhiễm của các siêu đô thị
Ô nhiễm không khí khiến hàng triệu người tử vong mỗi năm, đặc biệt là ở các thành phố lớn nhất thế giới. Vậy các siêu đô thị đã triển khai những biện pháp gì để thanh lọc không khí?
Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý và nhiệt độ sấy lên một số thành phần hóa học của bột khoai lang tím (Ipomoea batatas l.)
Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát ảnh hưởng của quá trình ngâm (nước, natri metabisulfit (Na2S2O5), natri clorua (NaCl)); quá trình chần: 0, 3, 4, 5 (phút); quá trình sấy (50 và 600C) lên hàm lượng đường khử, hàm lượng anthocyanin, hàm lượng polyphenol (TPC) của bột khoai lang tím (KLT). Kết quả chứng minh rằng hoá chất ngâm, thời gian chần và nhiệt độ sấy có ảnh hưởng đến chất lượng của bột KLT. Trong cùng nhiệt độ sấy và hoá chất ngâm, các mẫu không chần có hàm lượng đường thấp (29.45 - 60.67 mg/g DW) so với các mẫu chần 3, 4, 5 phút (129.58 - 238.64 mg/g DW). Hàm lượng ianthocyanin tăng dần theo thời gian chần, mẫu chần trong 5 phút và sấy ở nhiệt độ i60C có hàm lượng anthocyanin cao nhất (0.311 mg/g DW). Khoai xử lí bằng dung dịch Na2S2O5, chần trong 5 phút, sấy ở nhiệt độ 500C có hàm lượng polyphenol cao nhất (7578.75 µg GAE/g DW).
Khuyến khích “sức đẩy công nghệ” và “sức kéo thị trường” để đổi mới sáng tạo Xanh
Đổi mới sáng tạo xanh là một hướng tiếp cận để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.Việc triển khai đổi mới sáng tạo xanh ở các nước mới nổi và các đang phát triển sẽ là một động lực mạnh mẽ để mở rộng thị trường, nâng tầm thương hiệu quốc gia.
Những tác động của ngành bán dẫn tới môi trường
Bán dẫn là một ngành cần sử dụng tài nguyên nước và điện với khối lượng rất lớn. Riêng công ty TSMC - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đã sử dụng gần 5% tổng lượng điện của Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2021. Việc sử dụng nước của công ty này đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong đợt hạn hán của khu vực này trong cùng năm.
Hợp tác về đa dạng sinh học, thám hiểm hang động giữa Phong Nha-Kẻ Bàng và Yorkshire Dales (Vương quốc Anh)
Sáng 8/1, tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) tổ chức buổi làm việc và ký kết biên bản hợp tác về nghiên cứu đa dạng sinh học, du lịch thám hiểm hang động với Vườn quốc gia Yorkshire Dales (Vương quốc Anh).
Mô hình kiến trúc và giải pháp xây dựng nền tảng trí tuệ nhân tạo dùng chung ngành Tài nguyên và Môi trường
Nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo là giải pháp trọng tâm trong thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Do đó, Chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 417/QĐ-BTNMT) đã xác định nhóm nhiệm vụ trọng tâm là “Phát triển các nền tảng trí tuệ nhân tạo, khai phá, xử lý dữ liệu lớn, các nền tảng thông minh cho công tác dự báo, cảnh báo, phân tích, tổng hợp, thống kê nhằm cung cấp, chia sẻ dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường theo thời gian thực phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội”.
So sánh các hợp chất có tính sinh học trong cùi, râu và vỏ hạt bắp tím (Zea mays L.) bằng kỹ thuật trích ly có hỗ trợ của microwave
Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát và so sánh hàm lượng anthocyanin, hàm lượng polyphenol, hoạt tính chống oxy hoá (khả năng khử gốc tự do DPPH, khả năng khử ion Fe3+ (FRAP)). Quy trình trích ly được khảo sát ở công suất microwave là 600W, thời gian trích ly 8 phút, tỷ lệ nguyên liệu trên dung môi là 1g/40ml, dung môi là nước và ethanol (tỷ lệ 60% ethanol: 40% nước cất). Kết quả cho thấy tổng hàm lượng polyphenol, hàm lượng anthocyanin, khả năng khử gốc tự do DPPH, khả năng khử ion Fe3+ (FRAP) cao nhất trong dịch trích ly từ râu bắp tím (tổng hàm lượng polyphenol: 36,93 ± 1,44 mgGAE/ml; hàm lượng anthocyanin: 128,77 ± 2,12 mg/L; khả năng khử gốc tự do DPPH: 3,557 ± 0,020 mgTE/ml; khả năng khử ion Fe3+ (FRAP): 71,85 ± 1,65 mgTE/ml).
Đánh giá khả năng tích lũy kim loại nặng trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Bivalvia) thông qua hệ số tích tụ sinh học BSAF tại vùng biển ven bờ khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
Nghiên cứu này đánh giá mức độ tích lũy 5 loại kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd và Cr) trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Bivalvia) và trầm tích vùng biển ven bờ khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, đánh giá khả năng tích lũy kim loại nặng trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Bivalvia) thông qua hệ số tích tụ sinh học BSAF tại khu vực nghiên cứu. Đây là cơ sở khoa học cho việc đánh giá tác động môi trường, rủi ro sinh thái và rủi ro môi trường đối với sự ô nhiễm kim loại nặng do hoạt động công nghiệp, sản xuất và sinh hoạt của con người tại khu vực nghiên cứu.
Trăng tròn đầu tiên và hai kỳ nguyệt thực của năm 2024 diễn ra lúc nào?
Năm 2024, bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy 12 lần trăng tròn, trong đó có hai siêu trăng, một lần trăng xanh và hai lần nguyệt thực. Mặc dù những người quan sát mặt trăng giàu kinh nghiệm đều biết rằng, đêm trăng tròn không phải là thời điểm tốt nhất để quan sát Mặt Trăng (thậm chí cả với một cặp ống nhòm tốt).
Vận hành hiệu quả hệ thống Trạm quan trắc môi trường tự động
Xác định hoạt động quan trắc, phân tích môi trường là một trong những công cụ không thể thiếu trong quản lý, bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung đầu tư, phát triển hệ thống quan trắc chất lượng môi trường từ Trung ương đến địa phương.
Nghiên cứu khoa học công nghệ góp phần quan trọng cho sự phát triển quản lý ngành Tài nguyên và Môi trường
Công tác khoa học luôn gắn liền với quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển trong quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. Nghiên cứu khoa học công nghệ luôn được xác định là khâu đột phá để thu thập, phân tích và xử lý thông tin từ đó tham mưu cho Chính Phủ về hoạch định chính sách, chủ trương, đường lối về quy hoạch tài nguyên và môi trường đúng đắn, phù hợp đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Phân tích logs ứng dụng học máy hỗ trợ giám sát an toàn thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường
Giải pháp thu thập, quản lý logs tập trung ngành Tài nguyên và Môi trường được đề xuất sử dụng công nghệ mã nguồn mở ELK (Elasticsearch, Logstash, Kibana) để xây dựng các thành phần chính của hệ thống. Giải pháp mã nguồn mở ELK sẽ cung cấp các tính năng thu thập logs từ nhiều nguồn khác nhau, chuẩn hóa và lưu trữ trong Elasticsearch với khả năng lập chỉ mục để tối ưu hoá truy xuất và tìm kiếm. Tuy nhiên, các tính năng nâng cao như phát hiện bất thường ứng dụng học máy chỉ có trong bản trả phí. Do đó, để giám sát và cảnh báo sự cố kịp thời, cần xây dựng thêm các phần phân tích logs ứng dụng học máy để bổ sung tính năng bị thiếu trong phiên bản ELK mã nguồn mở.
Xây dựng phần mềm quản lý hạ tầng điện toán đám mây ngành Tài nguyên và Môi trường
Chương trình chuyển đổi số của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định việc phát triển hạ tầng số để phục vụ chuyển đổi số của ngành dựa trên việc hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các trung tâm dữ liệu với tiêu chí hiện đại, thông minh, kế thừa, sử dụng hiệu quả, đồng bộ, quy mô quốc gia, có tốc độ cao, an toàn, an ninh mạng, kết hợp giữa mô hình tập trung và phân tán, trên công nghệ điện toán đám mây kết nối với Hệ thống đám mây của Chính phủ, địa phương, bộ, ngành; có tích hợp với dịch vụ đám mây của các nhà cung cấp (trong nước và quốc tế). Điều này cũng dẫn đến nhu cầu cần có giải pháp có thể quản lý được toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng điện toán đám mây được đặt tại các trung tâm dữ liệu dùng chung của ngành. Trong bài báo này, nhóm tác giả xin trình bày về giải pháp xây dựng phần mềm quản lý hạ tầng điện toán đám mây của ngành Tài nguyên và Môi trường.
Mô hình, giải pháp xây dựng điện toán đám mây cho chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường đến năm 2030
Chương trình chuyển đổi số (CĐS) của Bộ TN&MT đã đưa ra tầm nhìn đến năm 2030 “Ngành TN&MT quản lý, điều hành cơ bản trên phương thức, quy trình, mô hình của công nghệ số và kết quả phân tích, xử lý dữ liệu số; áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Tạo thế chủ động, hiệu lực, hiệu quả trong: quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường; bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.”. Đồng thời, nêu ra 8 nhiệm vụ cụ thể để thực hiện tầm nhìn trên, trong đó có nhiệm vụ “Phát triển hạ tầng số” đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hạ tầng số để phục vụ cho mục tiêu CĐS của ngành. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề xuất mô hình, giải pháp xây dựng điện toán đám mây (ĐTĐM) cho CĐS của ngành TN&MT định hướng đến năm 2030.
Chế tạo máy hứng tự động phục vụ thực nghiệm hóa học các hợp chất thiên nhiên
Hứng hóa chất từ cột sắc ký là một công việc chiếm phần lớn thời gian cho người làm thực nghiệm hóa học các hợp chất thiên nhiên. Ở các quốc gia phát triển như: Mỹ, Nhật, Czech,... công việc này được thực hiện bởi các thiết bị hứng tự động. Một số dòng máy hứng tự động đang được thương mại hóa trên thị trường hiện nay như máy hứng phân đoạn Lambda Omnicoll (cộng hòa Czech), Spectra/Chrom® CF-2 (Mĩ), Eyela Fraction Collector DC-1500C (Nhật),... Trong khi đó ở nước ta, người làm thực nghiệm vẫn còn thao tác thủ công; việc mua thiết bị máy móc của nước ngoài gặp phải những vướng mắc khó tháo gỡ như gia thành cao, khó bảo trì, sửa chữa, không phù hợp với điều kiện thực nghiệm của quy mô các phòng thí nghiệm trong nước. Từ đó cho thấy, nhu cầu về một thiết bị hứng tự động có khả năng thay thế người làm thực nghiệm trong các thao tác hứng hóa chất thực sự rất cấp thiết trong việc nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên. Trong bài báo này, chúng tôi công bố công trình nghiên cứu về việc c
Hiện trạng khai thác và bảo tồn các di sản địa chất tại Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có nhiều điểm di sản địa chất có giá trị nổi bật (thuộc 9/10 kiểu di sản địa chất theo phân loại GILGES của UNESCO). Trong đó, các núi lửa và hệ thống hang động được hình thành do hoạt động núi lửa phun trào cách ngày nay từ 0,199 đến 5,33 triệu năm là điểm nhấn đặc biệt. Tuy nhiên, vấn đề khai thác và bảo tồn các di sản địa chất trong phạm vi công viên còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được giá trị trong vấn đề phát triển du lịch. Đề tài nghiên cứu nâng cao hiệu quả khai thác các di sản địa chất tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông cập nhật hiện trạng khai thác và bảo tồn các di sản địa chất trong phạm vi Công viên địa chất, đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Ảnh hưởng của xói lở, bồi tụ đến đời sống dân cư cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam
Tóm tắt: Cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam là cửa ra của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Đây là một trong 21 cửa biển của miền Trung và là cửa sông đầu tiên về phía Bắc của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp thu hút nhiều khách du lịch, đồng thời vùng cửa sông Cửa Đại. Tuy nhiên, những năm qua, tình hình sạt lở bờ biển, bồi lấp cửa sông, biến đổi trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đô thị, khu dân cư tập trung; các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân ở địa phương.
Thử nghiệm dự đoán mức độ bụi mịn PM2.5 bằng phương pháp học máy trên nền tảng Monre.AI
Triển khai các mô hình mới về kiểm soát ô nhiễm môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng là nhiệm vụ quan trọng đã được Chính phủ giao Bộ TN&MT tại Nghị quyết số 50/NQ-CP. Ngày nay, với sự bùng nổ của thông tin và dữ liệu lớn, công tác dự báo, cảnh báo trong lĩnh vực môi trường cần có các mô hình mới nhằm triển khai tốt hơn các nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo và các phương pháp học máy để giải quyết các bài toán về cảnh báo, dự báo mô hình là hướng nghiên cứu, ứng dụng mới hiện đang được quan tâm trong lĩnh vực môi trường.
Ngày mai, đón mưa sao băng đầu tiên và mạnh nhất năm 2024
Có thể nhìn thấy tới 120 ngôi sao băng mỗi giờ trong thời kỳ đỉnh điểm của trận mưa sao băng Quadrantid - trận mưa sao băng đầu tiên trong năm 2024. Mưa sao băng có thể nhìn thấy rõ ở Bắc Mỹ vào ngày 3 và 4/1.
Tình hình thu hút FDI vào ngành Nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Trong Dự thảo Chiến lược và Định hướng Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhấn mạnh, Việt Nam sẽ ưu tiên thu hút FDI vào ngành Nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, việc nghiên cứu khả năng thu hút FDI vào ngành Nông nghiệp công nghệ cao là rất cần thiết.