Khảo sát tình trạng nguồn nước thải tại Công ty Giấy Tissue sông Đuống
06/02/2024TN&MTTrong những năm gần đây, giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước thải tại các khu công nghiệp luôn là một mối quan tâm hàng đầu và nước thải ngành sản xuất giấy được coi là một loại nước thải tiêu tốn lượng lớn nước sạch cho công đoạn tẩy trắng đồng thời tạo ra khá nhiều chất thải rắn trở lại vào nguồn nước thải. Vì vậy, việc xử lý được nước thải trong quá trình sản xuất giấy, bột giấy thực sự rất quan trọng.
Công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển từ rất lâu. Đây là một ngành mũi nhọn rất quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực mà ngành sản xuất giấy mang lại thì việc sử dụng nhiều năng lượng, nguyên nhiên liệu và hóa chất chính là nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Trong những năm gần đây, giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước thải tại các khu công nghiệp luôn là một mối quan tâm hàng đầu và nước thải ngành sản xuất giấy được coi là một loại nước thải tiêu tốn lượng lớn nước sạch cho công đoạn tẩy trắng đồng thời tạo ra khá nhiều chất thải rắn trở lại vào nguồn nước thải. Vì vậy, việc xử lý được nước thải trong quá trình sản xuất giấy, bột giấy thực sự rất quan trọng. Bài viết đánh giá về mẫu nước thải sau khi đã qua quy trình xử lý tại cơ sở sản xuất giấy Tissue Sông Đuống trong tháng 10/2023 sẽ thể hiện một số đặc điểm và tiêu chuẩn cho phép sau khi nguồn nước đã được xử lý.
Địa điểm lấy mẫu : 672 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên, TP. Hà Nội. Ngày lấy mẫu : 05/10/2023. Ngày trả kết quả : 24/10/2023
Mẫu nước thải trước khi xử lý (mẫu A) và sau khi xử lý (mẫu B) sẽ được đối chiếu và so sánh theo tiêu chuẩn Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN) và Quy chuẩn kỹ thuật về Nước thải Công nghiệp Giấy và Bột giấy trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (QCTĐHN).
STT |
Mã hóa mẫu |
Ký hiệu mẫu |
Vị trí lấy mẫu |
Loại mẫu |
1 |
N091023-022 |
NTSXL |
Mẫu nước thải sau hệ thống xử lý (2331567; 594623) |
Nước thải |
2 |
N091023-023 |
NTTXL |
Mẫu nước thải trước hệ thống xử lý (2331494; 594580) |
Nước thải |
Kết quả thử nghiệm
STT |
Thông số |
Đơnvị |
Phương pháp thử |
Kết quả |
QCVN 14:2008/ BTNMT |
QCTĐHN 05:2014/BTNMT |
|
NTSXL |
NTTXL |
Cột B |
Cột B1 |
||||
1 |
Nhiệt độ(b) |
oC |
SMEWW 2550B:2017 |
23,5 |
KĐ |
- |
- |
2 |
pH(b) |
- |
TCVN 6492:2011 |
7,2 |
6,5 |
5 ÷ 9 |
5,5 ÷ 9 |
3 |
BOD5 (20oC)(b) |
mg/l |
TCVN 6001-1:2008 |
8,16 |
188,4 |
50 |
50 |
4 |
COD(b) |
mg/l |
SMEWW 5220C:2017 |
20,2 |
396,2 |
- |
150 |
5 |
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)(b) |
mg/l |
TCVN 6625:2000 |
46 |
274 |
100 |
100 |
6 |
Amoni(NH4+_N)(b) |
mg/l |
TCVN 6179-1:1996 |
3,12 |
23,9 |
10 |
- |
7 |
Tổng Photpho(b) |
mg/l |
TCVN 6202:2008 |
2,00 |
13,0 |
- |
- |
8 |
Coliforms(a,b) |
MPN/ 100ml |
SMEWW 9221B:2017 |
3,4 x 103 |
KPT |
5.000 |
- |
Nhận xét về kết quả sau thử nghiệm:
Nhiệt độ của nước thải sau khi xử lý được thải ra ngoài môi trường là 23,5 độ, đây là nhiệt độ cho phép chấp nhận, nằm trong giới hạn bình thường từ 20 độ đến 35 độ do nếu vượt qua khỏi mức tối thiểu 20 độ C, vi khuẩn vẫn có thể hoạt động, nhưng chậm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vượt qua 35 độ C vi sinh xử lý nước thải có thể yếu đi và ngừng hoạt động, làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý các chất thải rắn trong nước.
PH mẫu A là 6,5 và sau xử lý là 7,2 và theo quy chuẩn thì được cho phép. Tuy độ PH trước xử lý chưa thực sự lý tưởng do các vi khuẩn xử lý nước thải thường hoạt động tốt nhất trong khoảng pH từ 7,0 - 8,0. Đây là mức pH hợp lý nhất mà các hệ thống vận hành mong muốn do PH quá thấp hoặc quá cao sẽ không phù hợp để xử lý nước thải. Việc điều chỉnh PH trong nước thải rất quan trọng cho xử lý sinh học và quá trình nhạy cảm với PH nhất là loại bỏ amoni hoặc nitrat hoá. Các vi khuẩn oxy hoá amoni và nitrit thích hợp với pH kiềm nên khi tăng hoặc giảm pH đột ngột rất dễ gây sốc vi sinh.
BOD5 trước khi xử lý là 188,4 ( cao gấp 3 lần mức cho phép ) và sau khi xử lý còn 8,16 mg/l cho thấy quy trình xử lý các chất thải rắn của nhà máy khá tốt. Để xác định nồng độ BOD5 thì BOD tiêu chuẩn được thử nghiệm trong quá trình ủ 5 ngày do BOD sẽ tính toán mức độ ô nhiễm bằng cách đo lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa chất hữu cơ bằng quá trình chuyển hóa hiếu khí của hệ vi sinh vật. Trước khi chọn thực hiện công nghệ gì để xử lý thì bắt buộc phải đo chỉ số BOD đầu vào và thường sẽ kiểm tra kèm cả chỉ số COD để từ đó lựa chọn áp dụng loại công nghệ xử lý cho phù hợp. Vì BOD ước tính mức độ ô nhiễm nước thải nên khi BOD càng cao thì càng ô nhiễm, ở đây lượng BOD trước xử lý cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép tuy nhiên BOD đầu ra vẫn đạt tiêu chuẩn xả thải.
COD là thông số đánh giá chỉ số ô nhiễm nước thải và hay đi kèm cùng BOD tuy nhiên phương pháp này thuận tiện hơn vì chỉ cần khoảng 3h để có kết quả. Trong mẫu trước xử lý thì COD có giá trị là 396,2 mg/l, cao gấp gần 3 lần giá trị cho phép cho thấy COD và BOD khá tương đồng khi đối chiếu cùng nhau nên khi phân tích COD có thể dự đoán được chỉ số BOD. Sau khi xử lý thì chỉ số COD đã ở trong giới hạn cho phép
TSS hay còn gọi là giá trị tổng chất rắn lơ lửng chính là trọng lượng khô của chất rắn gồm các vật liệu vô cơ bị giữ lại bởi lưới lọc, sau khi được xử lý theo đúng quy trình thì mẫu nước thải được phép chấp nhận và cho xả thải ra ngoài.
Xử lý Amoni trong nước thải có thể dùng nhiều cách khác nhau thông qua một quá trình gọi là thuỷ phân, nitơ hữu cơ dạng hạt bắt đầu chuyển đổi thành amoniac hoặc amoni để chuyển đổi vật chất hữu cơ dạng hạt thành các dạng rất nhỏ để vi khuẩn hấp thụ và tiêu thụ. Trong các phương pháp như trao đổi ion, nitrat hoá, tách màng hay hấp phụ thì phương pháp dùng vi khuẩn xử lý amoni là hiệu quả nhất khi đem lại hiệu quả cao do tiết kiệm vì có thể giảm nhanh nồng độ amoniac với chi phí xử lý thấp khi các vi khuẩn nitrat tự nhân đôi. Trong mẫu nước thải này thì nồng độ amoni giảm rất nhanh từ 23,9 xuống còn 3,12 mg/l.
Phospho tổng trong nước thải bao gồm 3 dạng phổ biến và đây là một chỉ tiêu được quy định trong quy chuẩn xả thải bởi vì tuy là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho động thực vật nhưng lại có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng khiến cho thực vật không thể phát triển ở nơi có quá nhiều phospho. Vì thế, kiểm soát phospho trong nước thải rất quan trọng và được cho phép tối đa là 6 mg/l theo quy chuẩn xả thải từ nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, theo mẫu xét nghiệm tại nhà máy thì lượng phospho sau xử lý là 2 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép để xả thải ra bên ngoài.
Từ những chỉ số trên cho thấy quy trình xử lý nước thải tại khu công nghiệp sản xuất giấy Tissue Sông Đuống đủ điều kiện để xả thải, việc thực hiện đánh giá kiểm tra mẫu nước thường xuyên là điều tiên quyết để đảm bảo giữ cho nguồn nước chung của khu vực được an toàn vì khu công nghiệp sản xuất giấy Tissue Sông Đuống nằm ở vị trí đắc địa, quanh quanh là khu vực đông cư dân nên nếu không đảm bảo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ chung của toàn khu vực và cộng đồng. Bởi vậy, việc thực hiện xét nghiệm mẫu nước trước xử lý và sau xử lý là cần thiết và bắt buộc để góp phần giữ gìn môi trường cho người dân.
Ngành công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành có mức độ ô nhiễm cao, đặc biệt là gây ô nhiễm lên nguồn nước, các nhà máy giấy tại Việt Nam thường mất 30 - 100m3 nước/tấn và trung bình mỗi ngày mỗi nhà máy phải cần đến 200 - 300 mét khối nước và đồng nghĩa môi trường phải đối mặt với ngần ấy lượng nước thải và nếu chỉ xử lý sơ sài sẽ đe doạ nghiêm trọng tới môi trường xung quanh.
NCS, ThS. Nguyễn Phúc Khánh Linh