Khai thác, chế biến khoáng sản tại Thanh Hóa - Bài 2: Thực trạng công tác quản lý ở cơ sở

05/10/2024

TN&MTThời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên địa bàn Thanh Hóa được các cấp, ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, xử lý nghiêm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, bình đẳng của pháp luật, tránh xảy ra thất thoát tài nguyên và thất thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số địa phương buông lỏng quản lý dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện chưa nghiêm các quy định của pháp luật trong khai thác. Tình trạng khai thác không đúng trình tự, phương pháp, chưa tuân thủ thiết kế mỏ đã được phê duyệt vẫn còn diễn ra, các phương tiện vận chuyển khoáng sản quá khổ, quá tải gây hư hỏng nhiều tuyến đường và mất an toàn giao thông.

Khai thác, chế biến khoáng sản tại Thanh Hóa - Bài 2: Thực trạng công tác quản lý ở cơ sở

Nhiều nỗi lo suy thoái môi trường từ khai thác khoáng sản

Điểm danh hàng loạt doanh nghiệp vi phạm khai thác khoáng sản

Tính đến tháng 4/2024, Thanh Hóa có 317 giấy phép khai thác khoáng sản còn hạn do UBND tỉnh cấp, 15 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. Trong đó, có 216 Giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường; 43 Giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp và khoáng sản đi kèm; 29 Giấy phép khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường; 22 Giấy phép khai thác đất sét làm gạch tuynel; 03 Giấy phép khai thác quặng photphorit, đồng, sắt; 04 Giấy phép khai thác đá sét kết, bột kết làm gạch men.

Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên địa bàn Thanh Hóa được các cấp, ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản đảm bảo tính nghiêm minh, bình đẳng của pháp luật, tránh thất thoát tài nguyên và thất thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số địa phương buông lỏng quản lý dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện chưa nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản. Tình trạng khai thác không đúng trình tự, phương pháp, chưa tuân thủ theo đúng thiết kế mỏ đã được phê duyệt còn phổ biến; các phương tiện vận chuyển khoáng sản quá khổ, quá tải gây hư hỏng nhiều tuyến đường và mất an toàn giao thông vẫn còn…

Cụ thể, ngày 30/11/2023, đại diện UBND xã Vĩnh Hưng huyện Vĩnh Lộc, (Thanh Hóa) đã phối hợp với Công an huyện Vĩnh Lộc tiến hành kiểm tra và phát hiện Công ty TNHH Đầu tư XD&TM Trường Phát (công ty Trường Phát) khai thác tận thu ngoài mốc giới khoảng 300 m2. Ngay sau đó, UBND huyện Vĩnh Lộc đã ban hành Văn bản số 3971/UBND-TNMT về việc tạm dừng hoạt động tận thu khối lượng đất thải tại khu vực vượt ra ngoài phạm vi, ranh giới được cấp phép trong quá trình thi công nạo vét, cải tạo lòng hồ chứa nước Hón Chè.

Với các hành vi nêu trên, Công an huyện Vĩnh Lộc đã ban hành Quyết định số 108/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính Công ty Trường Phát số tiền 22 triệu đồng. Trong đó, xử phạt 7 triệu đồng với hành vi vi phạm để mất mốc giới, và xử phạt 15 triệu đồng đối với hành vi khai thác ngoài ranh giới được cấp phép 386,79 m2. Những vi phạm của Công ty Trường Phát cũng là một trong những vấn đề nhức nhối đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua. Chỉ tính từ đầu năm đến nay UBND tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản và đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Khai thác, chế biến khoáng sản tại Thanh Hóa - Bài 2: Thực trạng công tác quản lý ở cơ sở

Tại xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Lộc sau khi doanh nghiệp khai thác rút đi đã bỏ quên nghĩa vụ hoàn thổ khắc phục môi trường để lại các moong khai thái nham nhở thành vách

Đáng chú ý, các sai phạm bị lực lượng chức năng phát hiện chủ yếu là khai thác vượt công suất; khai thác vượt ra ngoài diện tích được phép khai thác, không có giấy phép khai thác, không thực hiện đúng phương án bảo vệ môi trường, các phương tiện vận chuyển khoáng sản quá khổ, quá tải gây hư hỏng nhiều tuyến đường và mất an toàn giao thông…

Đơn cử ngày 17/01/2024 Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 28/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính Công ty CP Xi măng Công Thanh, hơn 1,8 tỷ đồng do liên quan đến hàng loạt các vi phạm trong lĩnh vực môi trường khai thác khoáng sản. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn bị xử phạt nặng do đã trì hoãn, trốn tránh không thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không có giấy phép môi trường theo quy định đối với Dự án khai thác mỏ đá bazan tại núi Hòn Boi, không có giấy phép môi trường theo quy định đối với Dự án nhà máy đầu tư dây chuyền 1 và Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Công Thanh.

Tương tự, ngày 21/2/2024 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định 658/QĐ - XPHC về xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng Công ty CP Đầu tư xây dựng Minh Tuấn với số tiền là 350 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản 11,25 tháng đối với hành vi vi phạm khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác 14.108 m2. Cùng với hành vi vi phạm trên ngày 5/3/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định 898/QĐ - XPHC xử phạt đối với Công ty CP Công nghệ mỏ Thanh Hóa số tiền 500 triệu đồng và Quyết định số 715/QĐ - XPHC xử phạt Công ty TNHH Tùng Lâm  170 triệu đồng…

Nhiều nỗi lo suy thoái môi trường từ khai thác khoáng sản

Ngoài những vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản đã nêu ở trên thì áp lực một xã gánh gần cả chục mỏ đá là nguyên nhân dẫn đến hạ tầng giao thông xuống cấp từ các phương tiện vận chuyển khoáng sản. Tình trạng xe quá khổ, quá tải và đất đá rơi vãi đã gây ra bụi bặm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường

Có thể điểm tên một số khu vực chịu áp lực lớn về môi trường do lượng mỏ khai thác khoáng sản lớn như: xã Tượng Sơn (Nông Cống), Tân Trường (Nghi Sơn), Bắc Sơn (Bỉm Sơn), xã Yên Lâm huyện Yên Định, xã Vĩnh Thịnh và Minh Tân huyện Vĩnh Lộc, xã Cẩm Qúy huyện Cẩm Thủy, xã Hà Tân huyện Hà Trung, xã Xuân Phú (Thọ Xuân),… Theo tìm hiểu của phóng viên hầu hết doanh nghiệp ở địa phương đa phần hình thành từ làng nghề truyền thống đã lâu, nên không được quy hoạch hợp lí, việc đầu tư nhà xưởng, công nghệ cũng chưa được bài bản. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho việc bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, chế biến của các doanh nghiệp còn hạn chế.

Sau nhiều ngày khảo sát tại khu vực có số lượng tập trung nhiều mỏ khoáng sản nhất như ở các xã Vĩnh Thịnh, xã Minh Tân huyện Vĩnh Lộc cho thấy, nhiều trục đường giao thông nông thôn nối với quốc lộ 217 chúng tôi không khó bắt gặp các xe chở đất, đá, có dấu hiệu quá khổ, quá tải kéo theo là những cơn “bão” bụi nối đuôi nhau cày xới,… Tiếp tục di chuyển về xã Hà Tân huyện Hà Trung, khung cảnh cũng diễn ra tương tự. Những khối đá thô chưa qua chế biến được xếp tạm chồng lên nhau cồng kềnh trên thùng xe không giằng buộc cao ngất ngưởng, không được che chắn thành vách vô tư lưu thông trên đường giao thông nông thôn.

Ngoài việc xe vận chuyển khoáng sản gây ra bụi bặm, nghiêm trọng hơn nữa là công tác hoàn nguyên, khôi phục môi trường đang bị xem nhẹ, thậm chí là phớt lờ; khiến môi trường bị suy thoái, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn khi tạo nên các điểm sạt lở và hố tử thần. Nhiều khu vực trước kia từng là khai trường nhộn nhịp xe cộ ra vào tấp nập chạy chở khoáng sản đi bán, giờ chỉ còn những bãi đất ngổn ngang, thành vách dựng đứng với các chỏm đá chênh vênh như ngọn trông sẵn sàng rơi bất kể lúc nào, các hố nước sâu không biển cảnh báo, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Vấn đề này đang được các cơ quan chức năng quan tâm sát sao và quyết liệt xử lý.

Khai thác, chế biến khoáng sản tại Thanh Hóa - Bài 2: Thực trạng công tác quản lý ở cơ sở

Dự án chống sạt lở tại thôn Thanh Xá 3, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung sau khi hoàn thành tình trạng sạt lở lại diễn ra nghiêm trọng, phức tạp hơn.

Cụ thể tại kết luận số 4491/STNMT-TNKS, ngày 23/5/2024, thể hiện: Công ty TNHH Hùng Quân TH, Công ty TNHH vận tải xây dựng Đăng Khoa, Công ty TNHH Ngọc Sơn Sao Vàng, Công ty CP Đầu tư xây dựng và Môi trường HD 338, Công ty TNHH vận tải và xây dựng Năm Phong, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Vân Dũng, được UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép tận thu đất thừa trong quá trình thi công cải tạo, hạ thấp độ cao để xây dựng nhà ở và trông cây lâu năm trên địa bàn thị trấn Sao Vàng và xã Xuân Phú. Đến nay, thời gian tận thu đất thừa đều đã hết. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra cho thấy, một số đơn vị thi công chưa bạt mái taluy, cắt tầng đảm bảo theo Phương án được chấp thuận (Công ty TNHH Hùng Quân TH, Công ty TNHH vận tải và xây dựng Năm Phong, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Vân Dũng); các đơn vị chưa cung cấp các hồ sơ liên quan đối với việc tận thu đất thừa (văn bản đăng ký thời gian, phương tiện, vận chuyển với chính quyền địa phương, hồ sơ, sổ sách, hóa đơn chứng minh khối lượng đất thừa đã tận thu, công trình tiếp nhận đất thừa; chứng từ nộp thuế, phí liên quan); ngoài ra, một số vị trí giáp ranh với khu vục cải tạo đất được UBND huyện chấp thuận, đã có hiện tượng người dân tự ý cải tạo, san gạt, làm biến dạng địa hình khu đất…

Hay tại dự án chống sạt lở tại thôn Thanh Xá 3, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung do địa phương này làm chủ đầu tư, do Công ty TNHH Bình Minh thực hiện, sau khi hoàn thành không đạt yêu cầu, chưa cắt cơ, đất đá vẫn ngổn ngang, nham nhở như bãi chiến trường tình trạng sạt lở lại diễn ra nghiêm trọng, phức tạp hơn khiến cho hơn chục hộ dân thôn này “mất ăn, mất ngủ”.

Ngoài ra còn tình trạng khai thác cát trái phép khiến đất sản xuất nông nghiệp bị sạt lở nghiêm trọng, cũng là một trong những vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm. Điển hình, vào tháng 11/2023, trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng dọc bờ sông Mã đoạn qua thôn Nghĩa Kỳ và thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc gây hoang mang, lo lắng cho người dân; UBND huyện Vĩnh Lộc, sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, đã ký và ban hành Văn bản số 3725/UBND-TNMT, về việc tạm dừng hoạt động khai thác khoáng sản mỏ cát số 18 của Công ty TNHH Minh Chung.

Không để lợi dụng việc tận thu để khai thác khoáng sản trái phép

Khai thác, chế biến khoáng sản tại Thanh Hóa - Bài 2: Thực trạng công tác quản lý ở cơ sở

Văn bản số 14417/UBND - CN yêu cầu các sở ban ngành địa phương khẩn trương thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện các phương án, dự án chống sạt lở, hạ thấp độ cao

Mới đây, ngày 01/10/2024 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Lê Đức Giang vừa ký ban hành Văn bản số 14417/UBND - CN yêu cầu các sở ban ngành địa phương khẩn trương thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện các phương án, dự án chống sạt lở, hạ thấp độ cao; việc thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước tại các dự án có tận thu đất thải để làm vật liệu san lấp trên địa bàn quản lý.

Trong đó, yêu cầu xây dựng phương án chống sạt lở, hạ thấp độ cao chỉ được phép thực hiện ở những khu vực thực sự cần thiết, bắt buộc phải thực hiện và phải theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, đời sống của nhân dân trong khu vực; nghiêm cấm việc lợi dụng tận thu để khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép; trường hợp có dấu hiệu vi phạm phải yêu cầu dừng ngay để khắc phục kịp thời và làm rõ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tiếp đó, ngày 02/10/2024 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản số 14488/UBND - CN về việc chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Công văn số 6184/VPCP-CN ngày 29/8/2024. Trong đó, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức về pháp luật, các quy định của nhà nước về lĩnh vực khoáng sản đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản, nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, đặc biệt là hành vi khai thác không đúng nội dung giấy phép được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 227 Bộ Luật Hình sự như: Khai thác vượt công suất, vượt trữ lượng, vượt ngoài ranh giới giấy phép khai thác khoáng sảnn.

Khai thác, chế biến khoáng sản tại Thanh Hóa - Bài 2: Thực trạng công tác quản lý ở cơ sở

Dù dự án chống sạt lở tại thôn Thanh Xá 3, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung sau khi hoàn thành, tình trạng sạt lở diễn ra càng nghiêm trọng hơn.

Tổ chức kiểm tra, rà soát việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, việc thực hiện các nội dung trong giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, việc quản lý, kiểm soát sản lượng khoáng sản đã khai thác theo đúng mục đích sử dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; việc chấp thuận cho phép thu hồi khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong quá trình thực hiện các dự án, phương án thi công, hạ thấp độ cao, chống sạt lở, thi công công trình xây dựng, nạo vét… đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm, phải khẩn trương xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định; đặc biệt nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động khoáng sản cần trao đổi thông tin với cơ quan Công an để theo dõi hoặc kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

Rà soát các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh để tham mưu điều chỉnh, bổ sung (hoặc thay thế) Quyết định số 477/QĐ-UBND ngày 05/02/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh, để đảm bảo phù hợp với các quy hoạch về đất đai, xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan, làm cơ sở để cấp phép hoạt động khoáng sản theo đúng quy định.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản, công tác giám sát thi công công trình thăm dò theo đề án (kèm theo giấy phép thăm dò khoáng sản) thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh; chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan, các đơn vị chuyên môn về địa chất, khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản của các tổ chức, cá nhân; chủ động trao đổi, phối hợp với Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Cục Địa chất Việt Nam, Cục Khoáng sản Việt Nam trong việc cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh; từ đó đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền về nội dung sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản. Trong đó, rà soát tổng thể chính sách, pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan (nhất là pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản) để có ý kiến vào dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Kịp thời phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định; tiến hành đánh giá, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong đấu giá tài sản để sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản theo hướng có quy định riêng về trình tự, thủ tục đấu giá, giá khởi điểm, tiền đặt trước,… đối với các tài sản có tính đặc thù như quyền khai thác khoáng sản; đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cập nhật dữ liệu, kết quả khai thác và sử dụng khoáng sản vào cơ sở dữ liệu về khoáng sản để phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.

Thường xuyên rà soát, kịp thời giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất để sớm hoàn thành các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, đảm bảo đúng quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

Khai thác, chế biến khoáng sản tại Thanh Hóa - Bài 2: Thực trạng công tác quản lý ở cơ sở

Văn bản số 14488/UBND - CN về việc chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, rà soát, có ý kiến bổ sung đối với dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản về trữ lượng khoáng sản phát sinh trong thực tế, trữ lượng còn lại của mỏ nhằm thu hồi tối đa tài nguyên, tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nguồn lực đầu tư và tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp.

Chỉ đạo các phòng, ban, UBND cấp xã liên quan tăng cường công tác quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại địa phương, nhất là tại các khu vực san gạt, hạ thấp độ cao phải vận chuyển đất thừa, thu hồi khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và các trường hợp có tận thu vật liệu thải sử dụng cho mục đích khác; xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác trái phép diễn ra trong thời gian dài và quy mô lớn (nếu có).

Công khai xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có hành vi bao che, tiếp tay để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý, qua đó nâng cao nhận thức, khuyến khích nhân dân trong công tác đấu tranh, tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

Thực hiện nghiêm Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các địa phương có khoáng sản ở khu vực giáp ranh trong việc thực hiện Quy chế phối hợp trong quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản, nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực giáp ranh, đặc biệt là cát, sỏi lòng sông.

Nghiêm cấm lợi dụng việc cấp phép khai thác khoáng sản, nạo vét, khơi thông luồng lạch để khai thác khoáng sản trái phép. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý hoạt động khoáng sản. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng cần trao đổi thông tin kịp thời với cơ quan Công an hoặc kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản chấp hành nghiêm túc các nội dung quy định trong Giấy phép khai thác, thăm dò khoáng sản và các quy định liên quan của pháp luật về đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản; chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn lao động; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; có trách nhiệm kê khai và nộp thuế đúng, đủ theo sản lượng được phép khai thác, hàng tháng kê khai giá bán tại mỏ gửi về Sở Xây dựng, Sở Tài chính theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm việc kê khai giá bán không đúng thực tế và vi phạm các quy định trong hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản.

Kiều Vượng

 

Tin tức

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Đảng ủy Bộ TN&MT tham dự trực tuyến Hội nghị tập huấn công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp

Tài nguyên

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Môi trường

Tìm kiếm các sáng kiến, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí hiệu quả, nâng cao chất lượng môi trường không khí

Cần “Xanh hóa” ngành chăn nuôi

Cần đưa công nghệ về xử lý môi trường trong chăn nuôi tại địa phương

Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - Năm 2024: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành lễ hội quốc gia

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Thí điểm mô hình giảm phát thải trong giao thông

Thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ nắng ấm trước khi đón gió mùa mạnh

Thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường