IEA: Phát thải CO2 ngành năng lượng toàn cầu chạm mốc kỷ lục trong năm 2022

03/03/2023

TN&MTPhát thải khí CO2 từ ngành năng lượng toàn cầu tăng 0,9% trong năm 2022 lên 36,8 tỷ tấn, mức cao nhất từ trước tới nay.

IEA: Phát thải CO2 ngành năng lượng toàn cầu chạm mốc kỷ lục trong năm 2022

Khí thải thoát ra từ Nhà máy điện than Weisweiler ở Đức, 17/1/2023

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 2/3 cho biết, năm ngoái thế giới ghi nhận kỷ lục mới về lượng khí thải CO2 trong lĩnh vực năng lượng, mặc dù các công nghệ sạch như năng lượng mặt trời và xe điện đã giúp hạn chế tác động của sự gia tăng sử dụng than đá và dầu mỏ.

Theo các nhà khoa học, việc cắt giảm sâu lượng phát thải, chủ yếu từ đốt nhiên liệu hóa thạch, sẽ là cần thiết trong những năm tới để đạt được mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu và ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng hơn.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol nhấn mạnh, lượng khí thải ngày càng tăng từ nhiên liệu hóa thạch đang cản trở nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu của thế giới.

“Các công ty nhiên liệu hóa thạch quốc gia và quốc tế đang đạt doanh thu kỷ lục, và họ cần phải chịu trách nhiệm về vấn đề này” - ông Birol nói.

Báo cáo của IEA cho biết, phát thải khí CO2 từ ngành năng lượng toàn cầu tăng 0,9% trong năm 2022 lên 36,8 tỷ tấn, mức cao nhất từ trước tới nay.

Lượng khí thải từ than đá tăng 1,6% trong bối cảnh nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu gây ô nhiễm hơn do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu giảm mạnh, đẩy giá khí đốt lên cao kỷ lục.

Trong khi đó, phát thải từ dầu mỏ cũng tăng 2,5% nhưng vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch Covid-19.

Theo phân tích của IEA, khoảng một nửa lượng khí thải tăng thêm liên quan đến dầu mỏ là do nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không gia tăng trong giai đoạn du lịch quốc tế bắt đầu hồi phục.

Cơ quan này cho biết, sản lượng sụt giảm tại các nhà máy điện hạt nhân và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, bao gồm sóng nhiệt, cũng góp phần làm tăng lượng khí thải liên quan đến năng lượng.

Tuy nhiên, lượng khí thải đã được bù đắp một phần nhờ sự gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời, cũng như các biện pháp tiết kiệm năng lượng và xe điện. Theo IEA, những yếu tố này đã giúp thế giới tránh được thêm 550 triệu tấn khí thải CO2 vào năm ngoái.

Theo nhandan.vn

Tin tức

Thông cáo báo chí số 18, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đưa hoạt động chất vấn trở thành điểm nhấn của mỗi kỳ họp Quốc hội

Tuần làm việc thứ 4, Quốc hội tập trung hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam lắng nghe nông dân nói

Tài nguyên

Giải pháp đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đô thị

Bế mạc hội nghị “Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024”

Quản lý vận hành công trình cấp thoát nước bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Cấp nước an toàn thúc đẩy sự phát triển bền vững quốc gia

Môi trường

Khai mạc COP29: Việt Nam cùng thế giới đoàn kết vì hành động khí hậu quyết liệt hơn

Nông thôn vùng châu thổ sông Cửu Long vào mùa nước nổi trong tương lai

Liên minh Rừng mưa thúc đẩy Quản lý dịch hại tổng hợp ở Việt Nam

Tăng cường quản lý rác thải nhựa vì môi trường bền vững

Video

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Khoa học

Sử dụng MODIS để lập bản đồ các điểm nóng đốt rơm rạ ngoài trời, đánh giá sơ bộ nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại Việt Nam

Đoàn Việt Nam tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị CAFEO42

Bài 2: Cần xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, hệ thống bản đồ các tỷ lệ chi tiết, hiện đại để chủ động ứng phó thiên tai bất thường

Bài 1: Bản đồ cảnh báo lũ quét và nguy cơ sạt lở đất- Công cụ thiết yếu còn manh mún, dàn trải

Chính sách

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sử dụng cát nhân tạo giải pháp giảm áp lực về môi trường cho các dòng sông

Xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu): Tự ý xây cất nhà trái phép trên khu đất đang bị phản ánh

Phát triển

Grac có thể hỗ trợ phụ nữ làm các chương trình kinh tế tuần hoàn

Say cùng “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya”

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thương hiệu yến sào Koreanest tiên phong mô hình kinh tế tuần hoàn - Hướng tới tương lai bền vững

Diễn đàn

Tin bão trên biển Đông: Cơn bão số 8

Hà Nội cấm xe máy cũ, ô tô, xe buýt chạy dầu trong vùng phát thải thấp

Thời tiết ngày 11/11: Bão Yinxing suy yếu, Thừa Thiên Huế mưa rất to

Xu hướng tất yếu của tương lai