Hơn 2 tỷ cư dân đô thị sẽ đối mặt với mức tăng nhiệt 0,5 độ C

07/11/2024

TN&MTHơn 2 tỷ người hiện đang sống ở các thành phố trên thế giới có thể phải đối mặt với mức tăng nhiệt độ thêm ít nhất là 0,5 độ C vào năm 2040, theo một báo cáo mới từ Liên hợp quốc (LHQ).

Hơn 2 tỷ cư dân đô thị sẽ đối mặt với mức tăng nhiệt 0,5 độ C

Người dân đi bộ dưới thời tiết nắng nóng ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản

“Gần như không có cư dân thành thị nào không bị ảnh hưởng, với hàng tỷ người phải hứng chịu nhiệt độ cao hơn, hoặc phải đối mặt với rủi ro lũ lụt và các mối đe dọa khác”, bà Anacláudia Rossbach, Giám đốc Điều hành của Chương trình Định cư con người LHQ (UN-Habitat) cho biết.

Báo cáo cũng nêu bật một khoảng cách tài trợ đáng kể cho các cơ sở hạ tầng đô thị có khả năng phục hồi trước khí hậu. Nhìn chung, các thành phố cần mức đầu tư ước tính từ 4,5 - 5,4 nghìn tỷ USD mỗi năm để xây dựng và duy trì các hệ thống phục hồi khí hậu, nhưng nguồn tài chính hiện tại chỉ ở mức 831 tỷ USD, chỉ bằng một phần nhỏ so với con số cần thiết.

Sự thiếu hụt này khiến các thành phố, đặc biệt là các nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất, phải đối mặt với những rủi ro ngày càng gia tăng.

Tác động đến những người dễ bị tổn thương nhất

Trong khi hành động khí hậu tại các thành phố không theo kịp quy mô của những thách thức đang phải đối mặt, những người có nguy cơ cao nhất cũng là những người đang phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng dai dẳng về mặt cấu trúc, Giám đốc Điều hành UN-Habitat nhận định.

“Các khu định cư và khu ổ chuột không chính thức, thường nằm ở những khu vực nhạy cảm về môi trường và thiếu cơ sở hạ tầng bảo vệ, thường phải gánh chịu hậu quả nặng nề của các thảm họa liên quan đến khí hậu hoặc các sự kiện thời tiết cực đoan”, bà Anacláudia Rossbach nhấn mạnh.

Những cộng đồng dễ bị tổn thương này không chỉ dễ bị rủi ro hơn ngay từ đầu, mà còn ít có khả năng nhận được sự hỗ trợ hơn, khi một cú sốc xảy ra. Do đó, việc chuyển đổi nhanh chóng các khu ổ chuột và khu định cư không chính thức, cũng như giải quyết nhu cầu của những vùng dễ bị tổn thương nhất tại các thành phố là ưu tiên hàng đầu.

Những không gian xanh đang thu hẹp

Áp lực của sự tăng trưởng được quản lý kém cũng dẫn đến tình trạng suy giảm không gian xanh ở nhiều khu vực đô thị, với tỷ lệ trung bình tại các khu vực đô thị trên toàn thế giới đã giảm từ 19,5% vào năm 1990, xuống còn 13,9% trong năm 2020.

Tuy nhiên, bất chấp những rào cản phức tạp mà các thành phố phải đối mặt trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp về khí hậu ngày càng trầm trọng, báo cáo của LHQ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem các khu vực đô thị không chỉ là một phần của vấn đề, mà còn là một phần của giải pháp.

“Với các khoản đầu tư mạnh mẽ, cùng công tác quy hoạch và thiết kế tốt, các thành phố mang đến những cơ hội to lớn để cắt giảm khí thải nhà kính, thích ứng với các tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và hỗ trợ bền vững cho dân số đô thị”, Tổng Thư ký LHQ António Guterres lưu ý trong báo cáo.

Cũng theo người đứng đầu LHQ, hàng trăm thành phố đang “dẫn đầu bằng cách mở rộng những không gian xanh toàn diện, giảm phát thải thông qua quy hoạch và xây dựng thông minh, đồng thời đầu tư vào năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho các dịch vụ công cộng, chẳng hạn như các mạng lưới giao thông”.

Qua đó, báo cáo kêu gọi sự tập trung mạnh mẽ hơn vào đô thị để thúc đẩy các cam kết quốc gia đầy tham vọng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết hành động khí hậu với các mục tiêu phát triển rộng hơn, chẳng hạn như cải thiện dịch vụ, nâng cấp khu định cư, giảm nghèo và sức khỏe cộng đồng.

Theo baothuathienhue.vn

Tin tức

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Đảng ủy Bộ TN&MT tham dự trực tuyến Hội nghị tập huấn công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp

Tài nguyên

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Môi trường

Tìm kiếm các sáng kiến, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí hiệu quả, nâng cao chất lượng môi trường không khí

Cần “Xanh hóa” ngành chăn nuôi

Cần đưa công nghệ về xử lý môi trường trong chăn nuôi tại địa phương

Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - Năm 2024: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành lễ hội quốc gia

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Thí điểm mô hình giảm phát thải trong giao thông

Thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ nắng ấm trước khi đón gió mùa mạnh

Thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường