Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo hướng sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả

29/11/2024

TN&MTĐể bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng, việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nói chung, đặc biệt là các quy định liên quan đến thuế tài nguyên nói riêng là rất cần thiết nhằm đảm bảo việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả.

Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo hướng sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả

Khai thác hiệu quả nguồn thu từ thuế tài nguyên

Chính sách thuế tài nguyên được xác định là một công cụ tài chính hiệu quả để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Thuế tài nguyên là thuế gián thu tính vào giá bán tài nguyên mà đối tượng chịu thuế là các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên. Thu thuế tài nguyên nhằm góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, từ đó góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đồng thời góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Theo Báo cáo thống kê của Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 39.500 tỷ đồng/năm, chiếm bình quân khoảng 3,82% tổng thu NSNN. Nếu tính tỷ trọng thu từ dầu thô và thu từ các loại tài nguyên khác trên tổng số thu thuế tài nguyên thì số thu thuế tài nguyên từ dầu thô giảm dần qua các năm (giảm từ 81,9% năm 2011 xuống chỉ còn 56,5% năm 2015 và còn 25,3% năm 2020); trong khi đó số thu thuế tài nguyên từ các loại tài nguyên khác tăng dần qua các năm (tăng từ 18,1% năm 2011 lên 43,5% năm 2015 và 74,6% năm 2020, từ năm 2016 đến nay, số thu thuế tài nguyên từ các loại tài nguyên khác chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu thuế tài nguyên).

Sau hơn 13 năm thực hiện, Luật Thuế tài nguyên đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên trong quá trình phát triển KT-XH và hội nhập kinh tế quốc tế, do sự biến động khó lường của kinh tế - chính trị thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, chính sách thuế tài nguyên cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, như:

Luật Thuế tài nguyên được ban hành đến nay cùng các chính sách pháp luật khác có liên quan đã có sự điều chỉnh, dẫn đến một số quy định của Luật Thuế tài nguyên không đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống pháp luật như: (i) Xác định người nộp thuế trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước nhưng không có giấy phép khai thác (do Luật Tài nguyên nước quy định về trường hợp được khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền); (ii) Giá tính thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện quy định tại Luật Thuế tài nguyên chưa phù hợp với quy định của pháp luật về điện lực; (iii) Giá tính thuế tài nguyên đối với tài nguyên xuất khẩu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về hải quan,...

Công tác quản lý thuế tài nguyên tại địa phương gặp khó khăn khi thực thi Luật Thuế tài nguyên. Quy định tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua tài nguyên nộp thuế thay tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ tại điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tài nguyên và quy định khoán sản lượng tính thuế tài nguyên đối với tài nguyên khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên tại khoản 6 Điều 5 Luật Thuế tài nguyên dẫn đến vướng mắc trong thực tế vì việc quản lý đối với các tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ, lẻ, phân tán hoặc lưu động là rất khó khăn, nhất là các trường hợp cá nhân khai thác thủ công, khai thác ở vùng sâu, vùng xa,... Đồng thời, quy định này chưa phù hợp với quy định của pháp luật về khoáng sản, dễ tạo điều kiện hợp thức hóa các nguồn tài nguyên khai thác trái phép.

Việc xác định sản lượng tài nguyên tính thuế theo quy định của chính sách thuế tài nguyên hiện hành còn nhiều bất cập như: (i) Chưa có sự đồng nhất về cách xác định sản lượng tài nguyên tính thuế đối với trường hợp tài nguyên chưa bán ra mà đưa vào sản xuất, chế biến mới bán ra và trường hợp tài nguyên khai thác chứa nhiều chất khác nhau; (ii) Việc xác định sản phẩm qua sản xuất, chế biến đã thành sản phẩm công nghiệp hay chưa để làm cơ sở tính sản lượng là rất khó do thiếu các tiêu chí cụ thể để xác định thế nào là sản phẩm công nghiệp; (iii) Việc phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương trong xác định sản lượng khai thác thực tế của doanh nghiệp là rất khó khăn, chưa chính xác do chủ yếu thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp.

Việc quy định giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên như hiện hành đã dẫn đến vướng mắc trong quá trình xác định giá tính thuế tài nguyên đối với trường hợp tài nguyên qua sản xuất, chế biến mới bán ra (chưa rõ ràng giữa các khâu tài nguyên bán ra). 

Mức thuế suất thuế tài nguyên hiện hành còn hạn chế trong việc góp phần bảo vệ, khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhiều loại khoáng sản không còn nhiều dư địa để điều chỉnh do mức thuế suất đã ở mức trần hoặc gần mức trần trong khung thuế suất quy định tại Luật, trong đó có một số loại thuộc nhóm khoáng sản kim loại và nhóm khoáng sản không kim loại là tài nguyên không tái tạo, có giá trị kinh tế lớn, là nguyên liệu đầu vào quan trọng phục vụ các ngành sản xuất, xây dựng.

Một số giải pháp hoàn thiện thu thuế tài nguyên khoáng sản

Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần thiết phải tăng cường quản lý hiệu quả về tài nguyên, khoáng sản phù hợp với chương trình tổng thể phát triển KT-XH, đảm bảo điều tiết hợp lý nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên. Để làm được điều đó, đối với khoản thu thuế tài nguyên, cần nghiên cứu một số tác nhân chủ yếu tác động đến chính sách thuế tài nguyên, tính đồng bộ trong hệ thống chính sách thuế, cơ chế quản lý, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, vùng sản xuất,... nghiên cứu các vấn đề trong triển khai thực hiện để đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp. Cụ thể:

Thứ nhất, việc hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên phải phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc sử dụng các công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ, khuyến khích sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, khuyến khích chế biến sâu, nâng cao giá trị tài nguyên. Bên cạnh đó, rà soát kỹ pháp luật chuyên ngành có liên quan (pháp luật về tài nguyên, đất đai, khoáng sản, pháp luật về bảo vệ môi trường,...) để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa chính sách thuế tài nguyên và pháp luật có liên quan, đảm bảo chính sách đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý và cấp phép khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản, lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện, tiềm lực để khai thác, chế biến tài nguyên; có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến sâu nâng cao giá trị tài nguyên. Từ đó, tài nguyên ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Thứ ba, cần quy định rõ sản lượng tài nguyên tính thuế và giá tính thuế tài nguyên, cần quy định rõ, cụ thể tương ứng với từng giai đoạn tài nguyên được bán ra để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, thống nhất trong quá trình thực hiện, đồng thời phải hướng tới thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo.

Thứ tư, trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế của khung thuế suất thuế tài nguyên, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý tài nguyên khoáng sản cũng như cơ cấu nguồn thu NSNN, cần nghiên cứu điều chỉnh khung thuế suất thuế tài nguyên để góp phần khuyến khích việc khai thác và sử dụng tài nguyên tiết kiệm, có hiệu quả. 

Thứ năm, xây dựng chính sách theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương trong việc xác định các chỉ tiêu cụ thể để tính thuế tài nguyên (như tỷ lệ từng loại tài nguyên có trong tài nguyên khai thác, định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm sản xuất bán ra,...) để đảm bảo phù hợp với thực tiễn tại từng địa phương, giảm áp lực cho cơ quan quản lý trung ương, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền tự chủ cũng như trách nhiệm của mỗi địa phương trong hoạt động quản lý khai thác tài nguyên, quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn.

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát chống thất thoát sản lượng bán ra. Do doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn khi người mua yêu cầu, dễ trốn sản lượng, giá tính thuế. Vì vậy, người khai thác phải được cấp phép khai thác tài nguyên. Khi lập dự án phải giải trình về năng lực khai thác, sản lượng dự kiến khai thác và phương án bảo vệ môi trường và được thẩm định của Hội đồng phù hợp sát thực tế; nếu thực hiện không đúng cam kết, hoặc không hiệu quả, kiến nghị dừng thu hồi dự án.

MAI TIẾN
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 18 (Kỳ 2 tháng 9) năm 2024

Tin tức

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11: KTXH 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Tài nguyên

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi 2 Nghị định quản lý tài nguyên biển

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Môi trường

Cà Mau khởi động dự án chống sạt lở, hoàn thiện đê biển Tây

Bắc Giang cơ bản kiểm soát nguồn ô nhiễm

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/12: Miền Bắc chìm sâu trong giá rét, có nơi dưới 10 độ

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường