Hòa Bình: Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng chưa tuân thủ nghiêm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường

27/12/2023

TN&MTCông trình thủy điện Hòa Bình mở rộng, các nhà thầu đổ “đất đá” thẳng xuống bờ sông Đà, hoạt động sản xuất bê tông phục vụ công trình chưa tuân thủ nghiêm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo quy định, một phần phải vận chuyển đổ đá đến nơi được cấp phép đổ phế thải xây dựng. Vậy lượng đất, đá mùn thải lưu trữ tại bờ sông Đà sẽ ảnh hưởng gì công tác bảo vệ môi trường???

Được biết, Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được thủ tướng chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 11/4/2018, EVN phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 383/QĐ-EVN ngày 27/9/2023. Qua đó, dự án tận dụng đá đào từ công trình để làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công.

Theo báo cáo, hiện nay, liên danh Trường Sơn - Lilama – CC47 đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và đang thực hiện các thủ tục đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác với UBND tỉnh Hòa Bình.

Trong báo cáo số 2303/EVNPMB1-BDHHB, về việc sử dụng đá đào từ hố móng: Theo thiết kế được phê duyệt, đá sau khi đào được sử dụng để thi công các hạng mục công trình như: Đắp đê quây cửa lấy nước; gia cố mái; nghiền cốt liệu cho bê tông và được trữ tạm khu vực bãi thải dốc Cun và trong mặt bằng công trường. Còn phần còn lại đang thực hiện trữ “đất, đá” phục vụ cho nhà máy thủy điện Hòa Bình. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, Ban Quản lý Dự án Điện 1, Công ty Cổ phần xây dựng 47 chưa tuân thủ theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Cả núi “đất đá” thải được đổ trực tiếp xuống một phần bờ sông Đà

Theo báo cáo của BQL Dự án, lượng đất, đá thải được đào đắp, chở đi tập kết ở bãi thải khu vực Dốc Cun, thuộc địa phận phường Chăm Mát, TP. Hòa Bình. Nhưng khi đào sâu vào hố móng và đào 1 số hầm thì đá thải được chở ra vị trí quy định và đổ xuống khu vực hạ lưu nhà máy, một số nơi khác. Một phần đã được chở vào dàn nghiền sàng của Công ty Cổ phần Xây dựng 47.

Ghi nhận thực tế, phóng viên thấy cả núi “đất đá” thải được đổ trực tiếp lấn chiếm một phần bờ sông Đà. Đặc biệt, lượng chất thải, nước thải đục ngầu, chất thải rắn khô đặc, hệ thống xử lý từ trạm trộn bê tông xả thải trực tiếp ra môi trường chưa qua xử lý. Di chuyển xung quanh dự án, tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động thi công chưa được quan tâm về công tác quản lý về môi trường.

Hòa Bình: Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng chưa tuân thủ nghiêm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường

Hệ thống xử lý nước thải của trạm trộn bê tông Công ty Cổ phần Xây dựng 47

Trao đổi với phóng viên, chị N.T. T. (xin giấu tên) sinh sống tại gần công trường cho biết: Từ ngày có công trường thi công phục vụ dự án, tình trạng san gạt tại bãi đá thải, đổ xuống khu vực hạ lưu của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, các hoạt động phục vụ công trường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

“Hằng ngày, xe chở đá từ trong các hầm khoan và một số đào lên ở hố móng của Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng được chở lên đây đổ. Bụi mù mịt, như nhà tôi đang sinh sống, đâu đâu cũng bị bao phủ bởi bụi, bụi bặm phủ kín bàn ghế, các đồ dụng xung quanh”. Chị N.T. T. cho biết thêm!

Để có thông tin nghiên cứu về công tác quản lý đất đai, môi trường trên địa bàn thành phố Hòa Bình, Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường được cung cấp hồ sơ liên quan đến dự án. Qua đó, phóng viên phối hợp với Ban Quản lý Dự án Điện 1, Công ty Cổ phần xây dựng 47 có buổi khảo sát thực tế tại hiện trường.

Bể chứa nước thải của trạm trộn bê tông

Để rộng đường dư luận, phóng viên đến làm việc với ông Đoàn Bá Thức, Phó Giám đốc BĐH dự án cho biết: Dự án đi vào khởi công ngày 10/1/2021. Việc thi công các hạng mục ngầm, công trình ngầm  luôn tuân thủ theo quy định của đề án. Về việc trữ đất đá tại vị trí tập kết đã được phép theo trong điều chỉnh phạm vi quy hoạch, vị trí đó chỉ có đá tái sản xuất, sử dụng một phần đá khai thác trong hầm để tái sản xuất phục vụ công trình. Trong quá trình tập kết có ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, ô nhiễm lòng sông hay không thì tôi không khẳng định được vì quá khó trả lời.

Như vậy, dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng với lượng đất đá, nước thải được thải ra môi trường của các hạng mục thi công trong dự án đến nay sẽ gây ra nguy cơ gì về ô nhiễm? cũng như đảm bảo về công tác quản lý, xử lý chất thải theo quy định pháp luật về môi trường.

Bể chứa chất thải sau khi lắng tự nhiên

Qua sự việc trên, đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình cùng các cấp vào cuộc lập đoàn công tác kiểm tra lại toàn bộ quy trình thi công, sản xuất bê tông của dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Trong đó, có lấy mẫu nước thải, kiểm tra về công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường như đã đăng ký?.

Thiết nghĩ cần một biện pháp, kiểm tra, xử lý để đảm bảo dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng buộc phải có các biện pháp bảo đảm, bảo vệ an toàn cho môi trường, tài nguyên nước ngầm và độ bền vững của những công trình. Cần sớm vào cuộc kiểm tra, rà soát "xác minh nội dung đơn thư", xem xét giải quyết các kiến nghị của người dân liên quan đến ô nhiễm môi trường, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giúp họ sớm ổn định cuộc sống./.

Sỹ Tùng

Tin tức

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Tài nguyên

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Môi trường

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

“Tham vọng” đưa sếu đầu đỏ về sống quanh năm ở Tràm Chim

Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường cho nông dân huyện Đan Phượng

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường