Hiện trạng dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu tại hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu

10/05/2022

TN&MTDự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” (HREMRD) triển khai năm 2021 do Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT đề xuất. Trong năm thứ nhất, Dự án nghiên cứu và xây dựng hướng dẫn tài liệu tập huấn về đánh giá rủi ro, dễ bị tổn thương cấp địa phương. Dự án HREMRD đã phối hợp với Trung tâm Ứng phó biến đổi khí hậu, Cục Biến đổi khí hậu áp dụng kết quả nghiên cứu từ Hướng dẫn đánh giá vào khảo sát thực địa tại 2 tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu. Bài viết này sẽ làm rõ một số hiện trạng rủi ro, dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu những năm gần đây tại hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu.

Hiện trạng dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu tại hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu

Ảnh minh họa

Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro, dễ bị tổn thương do BĐKH

Bộ tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro, dễ bị tổn thương do BĐKH do Dự án HREMRD xây dựng cung cấp các hiểu biết cơ bản về thiên tai và BĐKH trong bối cảnh Trái đất đang ngày càng nóng lên, cùng với hướng dẫn phương pháp đánh giá rủi ro, tính dễ bị tổn thương trước các tác động của BĐKH và thiên tai gây ra cho các loại hình hoạt động phát triển KT-XH ở những khu vực cụ thể. Từ đó, giúp định hướng những loại hình hoạt động phát triển KT-XH có khả năng chống chịu tốt hơn với các tác động này, cũng như xây dựng được những giải pháp ứng phó phù hợp. Tài liệu hướng dẫn này cũng có thể xem là cơ sở để hình dung phương thức lồng ghép BĐKH vào chương trình, kế hoạch và dự án phát triển KT-XH nhằm hạn chế các rủi ro về khí hậu có thể xảy ra và môi trường, đồng thời cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập về BĐKH ở các cấp độ khác nhau.

Bộ tài liệu giới thiệu 3 phương pháp áp dụng và quy trình 7 bước để đánh giá. Đặc biệt, tài liệu đề xuất quy trình rút gọn 5 bước áp dụng với điều kiện của địa phương. Áp dụng tài liệu hướng dẫn này, dự án HREMRD đã phối hợp với Trung tâm Ứng phó BĐKH (Clitech) thực hiện khảo sát thực địa tại 2 tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu.

Hiện trạng rủi ro, dễ bị tổn thương do BĐKH tại tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu

Qua kết quả điều tra khảo sát, về thực trạng rủi ro, dễ bị tổn thương do BĐKH trên địa bàn 2 tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu có những đặc điểm như sau:

Tại Trà Vinh: Những rủi ro, dễ bị tổn thương do BĐKH dễ nhận thấy là hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường và sạt lở bờ biển: Hạn hán kéo dài trung bình 4 tháng, dài nhất là 7 tháng/năm và ngắn nhất là 3 tháng/năm; xâm nhập mặn: Độ mặn lớn nhất vào tháng 4, tháng 5 hàng năm. Huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải bị mặn xâm nhập hầu hết diện tích, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nông nghiệp; triều cường: Các huyện chịu ảnh hưởng lớn là Duyên Hải, Cầu Kè, Cầu Ngang, Trà Cú và Tiểu Cần. Triều cường làm vỡ đê bao, sạt lở đê bao cục bộ gây ngập các huyện Duyên Hải, Trà Cú; xói, sạt lở ven sông Hậu, sông Cổ Chiên trên địa bàn các huyện Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long, TP. Trà Vinh và huyện Châu Thành. Sạt lở khu vực ven biển thị xã Duyên Hải, huyện Duyên Hải và huyện Châu Thành.

Tại Bạc Liêu: Những rủi ro, dễ bị tổn thương do BĐKH biểu hiện qua các hiện tượng sạt lở bãi bồi, bờ biển, xâm nhập mặn và suy giảm nguồn nước; sạt lở bờ sông xảy ra tại 39 khu vực, trong đó ở khu vực Gành Hào sạt lở lớn với tốc độ 1-2m/năm; sạt lở bờ biển quanh năm ở khu vực thành phố Bạc Liêu gồm xã Vĩnh Trạch Đông, xã Hiệp Thành và phường Nhà Mát, một số khu vực ở thị trấn Gành Hào. Sạt lở tuyến đê biển khu vực Vĩnh Trạch Đông - TP. Bạc Liêu, sạt lở kè khu vực Gành Hào, huyện Đông Hải; xâm nhập mặn xuất hiện gay gắt vào thời gian tháng 3 đến tháng 5, ranh mặn xâm nhập sâu vào khu vực tam giác Ninh Quới (huyện Hồng Dân); thiếu hụt nước ngọt: Lượng nước mưa trong tương lai có xu thế giảm dần, do đó việc sử dụng nước mưa tại tỉnh Bạc Liêu sẽ ngày càng khó khăn trong các tháng mùa khô. Trữ lượng ngầm sụt giảm do khai thác quá mức và ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Phương hướng giảm thiểu rủi ro, dễ bị tổn thương do BĐKH

Với những phân tích trên, những điểm nổi trội và hạn chế nhìn từ góc độ địa phương đã được xác định: Điểm yếu: 2 tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu đều nằm ở những vị trí nhạy cảm, ven biển và ở hạ lưu của sông Mê Công, chịu ảnh hưởng rõ nét của nước biển dâng và xâm nhập mặn, thêm vào đó, địa hình bằng phẳng, nông nghiệp là ngành nghề chính, trình độ nhân lực nói chung chưa cao, thu nhập thấp, tỷ lệ dân tộc thiểu số cao và cơ sở hạ tầng chưa kiên cố là những điểm hạn chế của hai tỉnh trong việc đánh giá khả năng thích ứng của địa phương.

Điểm mạnh: Chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm tới vấn đề BĐKH, các sở, ngành, quận, huyện xã đã có sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các chương trình về BĐKH. Sự đoàn kết trong toàn dân khiến cho việc tổ chức triển khai được thuận lợi. Các mô hình sản xuất mới thích nghi với sự BĐKH đã và đang được tổ chức, ứng phó kịp thời và đảm bảo sinh kế của người dân.

Ngoài ra, để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, một số giải pháp cải thiện phù hợp với điều kiện địa phương được đưa ra, bao gồm: Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực về biến đổi khí hậu cho cán bộ và người dân bằng các hình thức phù hợp, cụ thể, triển khai trên toàn địa bàn, đảm bảo mọi đối tượng đều được tiếp cận thông tin. Xây dựng và phát triển một số mô hình sinh kế phù hợp với thực trạng tại địa phương: Có các biện pháp công trình phù hợp, ngăn mặn giữ ngọt, trồng rừng ngập mặn, bảo vệ bờ biển, hệ thống đê kè, cầu cống trên địa bàn hai tỉnh. Xây dựng hệ thống xử lý và trữ nước ngọt, đảm bảo tưới tiêu nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt ăn uống của người dân, giải quyết vấn đề thiếu nước mưa, suy giảm mực nước ngầm tại khu vực hai tỉnh.

Đề xuất cải thiện nhằm tăng cường khả năng thích ứng BĐKH

Tại Trà Vinh: Trước mắt, đối với những tác động nguy hại của BĐKH như triều cường, xâm nhập mặn, sạt lở,… ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn sống của người dân thì cần hoàn thiện, củng cố và xây dựng mới các hệ thống công trình cần thiết nhằm thích ứng lại với những tác động nguy hại kể trên. Theo đó, xây dựng và bảo tồn hệ thống rừng ngập mặn vừa có tác dụng trước mắt vừa đảm bảo lợi ích lâu dài. Hệ thống ô đê bao, kè, cống ngăn mặn đã có cần được bảo tồn, vận hành cẩn thận và thực hiện tu sửa thường xuyên, đề xuất xây dựng thêm ở những khu vực nhạy cảm, vị trí xung yếu.

Tiếp theo, việc nâng cao năng lực thích ứng phụ thuốc rất lớn vào nhận thức của người dân và năng lực của cán bộ chuyên trách, do đó, tăng nhận thức của người dân bằng các hình thức truyền thông phù hợp. Đối với đối tượng cán bộ, tập huấn chuyên sâu, đào tạo nâng cao và cấp chứng chỉ hoạt động là những nội dung cần ưu tiên thực hiện.

Tại Bạc Liêu: Ứng phó với hiện tượng sạt lở và xâm nhập mặn, cần thực hiện các giải pháp phù hợp với địa phương, đó là xây dựng, tu bổ các hệ thống công trình cần thiết như ô đê bao, kè, cống ngăn mặn, nâng cấp đê biển, bảo tồn và phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển, nhất là khu vực nhạy cảm như Vĩnh Trạch Đông, phường Nhà Mát, Gành Hào.

Đối với sự suy giảm mực nước ngầm, thiếu nước tưới nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt và ăn uống của người dân, cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp: Bổ sung nước ngọt từ hệ thống sông lân cận, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các giống chịu mặn hoặc cần ít nước tưới, các công trình ngăn mặn, giữ ngọt cần ưu tiên xây dựng, hệ thống trữ nước cũng cần thực hiện để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.

Nâng cao năng lực thích ứng cho địa phương bằng các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của cán bộ chuyên trách, do đó, tăng nhận thức của người dân bằng các hình thức truyền thông phù hợp như họp nhóm cụm dân cư, ngoại khóa trong nhà trường, truyền thông qua các cuộc thi cần được triển khai. Đối với đối tượng cán bộ, tập huấn chuyên sâu, đào tạo nâng cao và cấp chứng chỉ hoạt động là những nội dung cần ưu tiên thực hiện.

Kết luận

Qua những nội dung đã trình bày, có thể thấy rằng, rủi ro do BĐKH tại hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu có những điểm khá tương đồng, và được đánh giá là chịu mức độ rủi ro dễ bị tổn thương ở mức cao so với toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Tại Trà Vinh, BĐKH có biểu hiện rõ rệt nhất thông qua hiện tượng xói lở bờ biển và triều cường, xâm nhập mặn, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của người dân.

Tại Bạc Liêu, sạt lở bờ biển khu Nhà Mát, Vĩnh Trạch Đông đang ngày càng trở lên nghiêm trọng, lượng nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng gây khó khăn cho việc nuôi trồng thủy sản, nước tưới cho hoa màu trên hầu hết các xã trong tỉnh. Ngoài ra, một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn tới việc triển khai các hoạt động thích ứng với BĐKH và thực hiện lồng ghép yếu tố BĐKH trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của 2 tỉnh, đó là trình độ văn hóa và nhận thức của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Đa dân tộc, tỷ lệ mù chữ của đồng bào dân tộc là một điểm cần lưu ý cho việc xây dựng kế hoạch thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng hay tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân.

Qua quá trình khảo sát, một vấn đề bức thiết tại địa phương đó là vấn đề sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư. BĐKH ảnh hưởng khá lớn tới những sinh kế truyền thống như khai thác hải sản ven bờ, trồng trọt các giống cây trồng bản địa, nhạy cảm và chịu thiệt hại lớn khi thời tiết khí hậu thay đổi. Việc nghiên cứu, xây dựng và nhân rộng một mô hình sản xuất mới với phương thức mới, có khả năng thích ứng cao và duy trì lâu dài tại địa phương là một mong muốn thiết thực của cộng đồng dân cư khu vực khảo sát. Sụt giảm mực nước ngầm, thiếu hụt nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt cũng là một điểm cần lưu ý tại khu vực khảo sát.

Do đó, để thích ứng với BĐKH hiệu quả tại khu vực khảo sát, thì việc đề xuất được một số mô hình sinh kế phù hợp với địa bàn khảo sát là một kiến nghị có ý nghĩa lớn cho việc đảm bảo cuộc sống của cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương do BĐKH. Ngoài ra, để thích ứng toàn diện, việc lồng ghép BĐKH vào chính sách ở địa phương cần được chú trọng thực hiện. Đồng thời, việc đưa ra một quy trình phù hợp, rõ ràng và đơn giản sẽ nâng cao khả năng áp dụng tại các địa phương.

Bài báo này được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long”. Tập thể tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Sở TN&MT 2 tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.

ThS. HOÀNG THỊ THẢO

Cục Biến đổi khí hậu

ThS. NGUYỄN MINH KHOA, ThS. NGUYỄN NGỌC ANH

Ban quản lý dự án HREMRD

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản tại 3 dự án xây dựng công trình

TP. Vũng Tàu: Rà soát, kiểm tra vi phạm về đất đai

Môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

Ninh Thuận: Ra quân thu dọn hàng trăm khối rác thải ở đầm Nại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ động xử lý sạt lở bờ biển ở huyện Bình Sơn

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV: Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường