Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
17/11/2024TN&MTHội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.
Thực hiện hóa tham vọng xanh phụ thuộc vào các quốc gia và kế hoạch hành động dựa trên điều kiện và năng lực riêng của các nước
Tầm nhìn của hội nghị là “tăng cường tham vọng và tạo điều kiện cho hành động”, với mục tiêu quan trọng nhất trong chương trình nghị sự là mỗi năm cung cấp 1 nghìn tỷ USD tài chính khí hậu cho các nước đang phát triển. COP29 được tin tưởng sẽ truyền cảm hứng trong cộng đồng quốc tế bằng cách giải quyết vấn “hiện thực hóa” tham vọng, đảm bảo không chỉ là lời nói suông hoặc trở thành công cụ để đạt được các mục tiêu khác.
Hiện tại, mối quan tâm cốt lõi của các nước đang phát triển là hỗ trợ tài chính cho khí hậu nên đòi hỏi các nước phát triển phải thực hiện cam kết thông qua các hành động cụ thể.
Theo đó, COP29 thu hút đại diện từ 198 bên, nhấn mạnh biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những vấn đề cần thống nhất lớn nhất đối với hợp tác toàn cầu. Trong những năm gần đây, các hội nghị COP thường xuyên được tổ chức tại các nước đang phát triển, phản ánh nhận thức và hành động ngày càng mãnh liệt của khu vực Nam Bán cầu trong việc giải quyết biến đổi khí hậu.
Trong ngày đầu tiên của hội nghị, các tiêu chuẩn chất lượng tín dụng Carbon toàn cầu đã được thông qua, tạo điều kiện để khởi động thị trường Carbon toàn cầu và cung cấp tài trợ cho các dự án giảm phát thải. Đây là những tín hiệu tích cực, cho thấy nỗ lực và sự hợp tác của các quốc gia, cũng như tiến bộ đáng kể đang được thực hiện trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại.
“Tham vọng xanh” không phải là một giấc mơ viển vông. Việc thực hiện hóa tham vọng phụ thuộc vào các quốc gia và kế hoạch hành động dựa trên điều kiện và năng lực riêng của các nước. Các nước phát triển vốn đã hoàn thành giai đoạn công nghiệp hóa và tích lũy vốn, công nghệ, cũng chịu trách nhiệm cho khoảng 90% lượng khí thải Carbon dư thừa trên toàn cầu. Về công lý khí hậu toàn cầu, các nước phát triển nên cung cấp tài trợ để giúp các nước đang phát triển theo đuổi các mục tiêu về khí hậu.
Lãnh đạo các tổ chức quốc tế và các chuyên gia khẳng định, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là cuộc chạy đua với thời gian.Vài ngày trước khi hội nghị COP29 diễn ra, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã công bố báo cáo, trong đó dự đoán năm 2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất lịch sử.
Là một quốc gia có trách nhiệm, Trung Quốc đã biến thiện chí thành hành động tốt trong tiến trình giải quyết biến đổi khí hậu. Kể từ năm 2012, Trung Quốc đã duy trì tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ tăng lượng hàng năm là 3%, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hơn 6%/năm. Cường độ phát thải Carbon của Trung Quốc cũng giảm 35% và hơn một nửa công suất phát điện lắp đặt hiện nay đến từ các nguồn tài tạo. Những bước đi rõ ràng của Trung Quốc hướng tới quá trình chuyển đổi xanh toàn diện trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp cho thị trường thế giới nhiều sản phẩm xanh giá rẻ và các công nghệ Carbon thấp.
Nhìn chung, giải quyết biến đổi khí hậu là nỗ lực chung của toàn thể nhân loại và không một thành viên nào của cộng đồng quốc tế là người ngoài cuộc. Tuy nhiên, một số nước phát triển vẫn chưa hoàn thành cam kết về tài trợ khí hậu.
Cùng lúc, các sự kiện khí hậu cực đoan đã và đang đặt ra thách thức cho toàn thế giới. Cụ thể, trong những năm gần đây, châu Âu đã trải qua nhiều đợt nắng nóng và lũ lụt khắc nghiệt, Canada bị tàn phá bởi cháy rừng và Australia cũng chứng kiến sự suy thoái đáng báo động của các rạn san hô và Mỹ thường xuyên đối mặt với bão, cháy rừng, nắng nóng và lạnh giá.
Hiện nhân loại đang đứng trên bờ vực của “vách đá khí hậu” và tương lai của hành tinh nằm trong tay của tất cả mọi người. Việc ủng hộ các thỏa thuận về khí hậu bằng hành động thực sự vừa là trách nhiệm của các quốc gia giàu có, vừa là mệnh lệnh sinh tồn.
Các chuyên gia hi vọng, các nước phát triển sẽ thực sự giải quyết những mối quan tâm đang bị ngó lơ của các quốc gia đang phát triển, đồng thời dẫn đầu trong việc cắt giảm khí thải, thực hiện cam kết tài trợ và nỗ lực loại bỏ cản trở đối với hành động vì khí hậu, cùng với cộng đồng quốc tế duy trì “tham vọng xanh” của thế giới.
Theo baothuathienhue.vn