Giải pháp đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đô thị

11/11/2024

TN&MTBảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình xây dựng Luật Tài nguyên nước năm 2023. Các chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước được thể hiện xuyên suốt trong các chương, điều của Luật. Để có hành lang pháp lý cụ thể, Luật Tài nguyên nước năm 2023 đã bổ sung quy định, chính sách liên quan đến bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

Giải pháp đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đô thị

PGS. TS. Bùi Thị An - Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện TNMT và Phát triển cộng đồng: Thực tế hiện nay tại một số khu vực đô thị vẫn bị thiếu nước sạch hoặc chất lượng nước chưa đảm tiêu chuẩn theo quy định, do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cũng như cuộc sống của người dân. Các đô thị đã được quy hoạch cụ thể và rõ ràng từ cơ sở hạ tầng cho đến mạng lưới cấp, thoát, nhưng thời gian qua vẫn có tình trạng một số khu đô thị bị thiếu nước sạch, hoặc chất lượng nước không đảm bảo vẫn cung cấp cho người dân sử dụng.

Nhiều khu vực tại đô thị đang phải đối mặt với nỗi lo về chất lượng nước sinh hoạt. Mặc dù đã có những quy chuẩn về chất lượng nước nhưng việc tuân thủ quy chuẩn này vẫn còn bỏ ngỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo có thể kể đến như công tác quản lý, khoa học công nghệ. Công tác quản lý, thể hiện ở việc phân cấp quản lý liên vùng, liên quốc gia; đường ống bị hư hỏng; dân số tại các thành phố lớn như: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tăng quá nhanh. Do đó, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu tăng dân số cơ học. 

Giữa thời điểm nguồn vốn ODA bị cắt giảm thì việc huy động nguồn lực tư nhân vào các dự án nước sạch được coi là phương án khả thi. Tuy nhiên, thời gian qua, các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc tham gia vào lĩnh vực đầu tư nước sạch. Có thể nhận thấy, doanh nghiệp luôn mong muốn đầu tư phải sinh lời, mà đầu tư lĩnh vực nước sạch không có lãi nhiều. Đối với những khu vực vùng sâu, vùng xa cũng cần có nhiều giải pháp khác trong việc huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực nước sạch. Điều này tùy thuộc vào điện kiện đặc thù của từng vùng miền, khu vực, địa phương để áp dụng các biện pháp khác nhau trong huy động vốn.

Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam: Nước sinh hoạt cấp cho các đô thị hiện nay chủ yếu từ nguốn nước mặt và nước ngầm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban KH, CN&MT Quốc hội, đến tháng 6/2023, cả nước có khoảng 4.500 hệ thống công trình cho cả đô thị và nông thôn với công suất đến khoảng 11 triệu m3, đang khai thác hằng ngày khoảng 8,3 triệu m3, tập trung chủ yếu là khai thác nguồn nước mặt là 87% và nước ngầm là 13%. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41%, với 883 đô thị. Trong đó, giai đoạn 2011-2020 về cấp nước đô thị cơ bản hoành thành những mục tiêu, định hướng phát triển được đề ra, năm 2020, tổng công suất các nhà máy nước khoảng 10,9 triệu m3/ngày, tỷ lệ cấp nước đô thị đạt trên 89%.

Để nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại các đô thị thời gian tới, trước tiên phải rà soát, bổ sung hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về cấp nước đô thi hiện nay để làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hành vi liên quan đến cấp nước đô thị; trong đó, cần sớm xây dựng ban hành Luật Cấp, thoát nước. Cụ thể, rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống cấp nước đô thị để có giải pháp đảm bảo việc cung cấp ổn định và chất lượng nước sinh hoạt tại các đô thị hiện nay như: Nhu cầu của người dân và khả năng cung cấp nước của hệ thống, giá cả, quản lý, vận hành, chất lượng nước. Tránh tình tái diễn việc thiếu nước sinh hoạt dân xếp hàng dài để lấy nước ở các chung cư cao tầng; nước sinh hoạt bị ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe người dân.

Về dài hạn, việc quy hoạch cấp nước đô thị phải gắn với quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với trình độ KH&CN hiện nay. Hoàn thiện cơ chế tài chính, đầu tư, cơ chế, chính sách xã hội hóa cấp nước đô thị; thực hiện phân cấp quản lý cho địa phương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị (tiền kiểm, hậu kiểm); cơ chế phối hợp quản lý, chia sẻ thông tin và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước liên vùng.

PGS. TS. Phạm Ngọc Châu, nguyên Chủ nhiệm khoa Vệ sinh Quân đội, Học viện Quân y: Câu chuyện cấp nước và chất lượng nước là câu chuyện muôn thuở, phía Bộ Y tế được giao xây dựng, ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống và nước sinh hoạt, giám sát các tiêu chuẩn đó. Theo đó, Bộ Y tế đã ban hành hai bộ tiêu chuẩn là QCVN01 là tiêu chuẩn nước ăn uống và QCVN02 là tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho nông thôn, thế nhưng tiêu chuẩn nước ăn uống vẫn phải tuân theo QCVN01. Khi xây dựng QCVN01 chúng ta tham khảo nhiều dữ liệu của các quốc gia phát triển nên tiêu chuẩn tương đối tốt và bảo đảm, tuy nhiên, công nghệ sản xuất nước của chúng ta thì chưa tiên tiến như các quốc gia khác.

Với bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế đã có một giải pháp đó là QCVN01 và QCVN02 được xem là một tiêu chí phấn đấu và xây dựng chất lượng theo đó, tuy nhiên tùy theo KT-XH của địa phương, CDC của các tỉnh sẽ lập và ban hành tiêu chuẩn nước của địa phương mình theo tiêu chuẩn của QCVN01 và QCVN02.

Đối với việc cấp nước cho đô thị, thì phải nói đến QCVN01, để giám sát thường xuyên thì sẽ chọn những chỉ tiêu trọng điểm trong QCVN01. Tuy nhiên để quản lý chất lượng nguồn nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề đang bị bỏ ngỏ.

Nói về tiêu chuẩn chất lượng nước trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không xây dựng tiêu chuẩn về chất lượng nước mà chỉ hướng dẫn các quốc gia tùy theo yếu tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tự nhiên để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước theo tiền đề của WHO.

Để giải quyết được chất lượng nguồn nước thì trước tiên phải giải quyết vấn đề môi trường, bởi vì môi trường trong sạch thì đầu vào nguồn nước cũng mới được đảm bảo. Chúng ta có học tập được nhiều kỹ thuật tiên tiến, tuy nhiên chúng ta triển khai vấn đề chưa có hệ thống, chưa giải quyết được những bức xúc trong cuộc sống. Đối với nước ngoài, họ có hệ thống luôn luôn cảnh báo, cập nhập chất lượng nước trong phân phối, từ đó các bên liên quan có thể phối hợp, giải quyết vấn đề chất lượng nước xảy ra kịp thời. Còn với chúng ta cũng đã thực hiện được nhiều việc nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề, từ đó chúng ta cần sự phối hợp của cơ quan quản lý và người dân để sử dụng và bảo vệ chất lượng nước một cách hợp lý.

ThS. Nguyễn Thu Phương - Cục quản lý TNN, Bộ TN&MT: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn TNN dồi dào nhưng thực tế nhiều vùng, miền, đặc biệt là khu vực đô thị vẫn đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, thiếu nước sạch. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm,… làm nảy sinh những vấn đề cấp thiết trong bảo vệ TNN, bảo đảm nhu cầu chính đáng được sử dụng nguồn nước sạch của người dân. 

Theo thống kê, có nhiều thành phố, đô thị lớn chủ yếu khai thác nguồn nước dưới đất như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho (Tiền Giang), Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột,… Nguồn nước dưới đất được khai thác để cấp nước cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó, chủ yếu cấp nước sinh hoạt (đô thị, nông thôn), sản xuất, ngoài ra còn khai thác để phục vụ cho một số mục đích khác (tưới cà phê, cây công nghiệp ở Tây Nguyên; nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm trên cát ở ven biển miền Trung, bán đảo Cà Mau,…)

Để quản lý tốt TNN, Luật TNN năm 2023 đã quy định một trong những công cụ cốt lõi, quan trọng trong việc quản lý, sử dụng, bảo vệ các nguồn nước hiệu quả, bảo đảm an ninh nguồn nước, đó là “nguyên tắc điều hòa, phân phối TNN”.

Luật TNN năm 2012 đã quy định rõ về quy hoạch TNN lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch TNN của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng TNN; dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước, nhu cầu sử dụng nước. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức phải bảo vệ TNN. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ TNN tại địa phương. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình khai thác, sử dụng, đồng thời có quyền giám sát những hành vi, hiện tượng gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân khác. Trên cơ sở đó, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Trong đó nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình về bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.

Kế thừa Luật TNN năm 2012, Luật TNN năm 2023 vừa được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 có nhiều điểm mới, Luật đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành. Luật TNN năm 2023 đã bổ sung quy định giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương xây dựng danh mục công trình cấp nước sinh hoạt đặc biệt quan trọng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt đặc biệt quan trọng.

Hà Anh (lược ghi)
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 15 (Kỳ 1 tháng 8) năm 2024

Tin tức

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với Bộ trưởng Bộ Nhân lực và Bộ thương mại, Công nghiệp Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Tài nguyên

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Hà Nội quyết tâm làm “sống lại” các dòng sông

Hà Nội chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo

Môi trường

Hồi sinh những rạn san hô ở Cát Bà

Hà Nội ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt

Phòng chống ô nhiễm từ hoạt động tái chế kim loại màu

“Vùng phát thải thấp” giúp Thủ đô hạn chế ô nhiễm không khí

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Đề nghị công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa, lũ gây ra đối với khu vực sạt lở bờ sông Vệ, Quảng Ngãi

Phát triển

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT: Hướng đến phòng chống, từ bỏ sử dụng thuốc lá điện tử

Ông Vũ Lân làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng

Diễn đàn

Đảng bộ Bộ TN&MT tổ chức lễ chuyển giao - tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên

Thời tiết ngày 3/12: Bắc Bộ sương lạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Thời tiết ngày 2/12: Bắc Bộ có mưa vài nơi, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Trạm Thủy văn Mường Lát: “Cản bước” thiên tai

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường