Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nhiều góp ý về hoạt động khoáng sản

29/10/2024

TN&MTDự thảo Luật Địa chất và khoáng sản trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 7 có 117 điều, bố cục thành 12 chương, tăng 1 chương và 31 điều so với Luật Khoáng sản năm 2010. Nội dung của Dự thảo Luật bám sát vào 05 chính sách, với những điểm mới đáng chú ý như: Quy định về điều tra cơ bản địa chất; phân nhóm khoáng sản, khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác khoáng sản lòng sông, lòng hồ, ở khu vực biển không phải lập Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản nhưng phải thực hiện phương án đóng cửa mỏ khoáng sản; công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng; sử dụng vốn ngân sách từ nguồn sự nghiệp kinh tế để tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu theo năm và quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nhiều góp ý về hoạt động khoáng sản

Công nhận kết quả thăm dò khoáng sản

Ông Nguyễn Vũ Hải, Phó Trưởng Ban Tài nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nhận xét, tại điểm c khoản 1 Điều 50 quy định quyền của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản: “Được bổ sung, điều chỉnh phương pháp, khối lượng, hạng mục công việc thi công trong phạm vi khu vực thăm dò theo diễn biến thực tế trong quá trình thi công thăm dò sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận nhằm tăng mức độ tin cậy của kết quả thăm dò”. 

Ông Nguyễn Vũ Hải đề nghị chỉnh sửa bỏ nội dung: “Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận”, đồng thời, giao cho Chính phủ quy định chi tiết những trường hợp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, ví dụ như trường hợp thay đổi khối lượng mà các công trình thăm dò vượt ra ngoài phạm vi ranh giới cấp phép.

Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Vũ Hải cho rằng, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50, khi thay đổi khối lượng thăm dò phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Trong khi công tác thăm dò địa chất, đối tượng thăm dò là dự kiến. Khi thi công các công trình theo Giấy phép thăm dò có thể phải điều chỉnh để phù hợp với thực tế địa chất. Theo quy định của nhà nước hiện nay (Nghị định 36/2020/NĐ-CP, Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung) việc dịch chuyển, cắt ngắn, kéo dài,… các công trình thăm dò đều phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước. Các đơn vị thi công phải dừng chờ được chấp thuận khiến công trình bị sập lở, hỏng; một số trường hợp phải thi công lại mất nhiều thời gian, chi phí.

Góp ý về quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản, ông Nguyễn Xuân Ba, Thành viên Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam cho biết tại khoản 1 Điều 51 Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản quy định: “Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được ưu tiên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản”. Do đó, ông Nguyễn Xuân Ba đề nghị xem xét sửa đổi lại thành “Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận”.

Ông Nguyễn Xuân Ba phân tích tại Điều 42 và Điều 45 của Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 quy định: “Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đối với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,…”. Như vậy, Dự thảo Luật đã hạ thấp mức độ ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản (đặc biệt là các tổ chức, cá nhân đã thăm dò khoáng sản theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010), dẫn đến ảnh hưởng đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân này. Đề nghị giữ nguyên mức độ ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản năm 2010 bao gồm: Giấy chứng nhận đầu tư, Dự án đầu tư khai thác khoáng sản, Báo cáo đánh giá tác động môi trường,… Việc lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt các hồ sơ trên của chủ đầu tư và các cơ quan nhà mước mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, có những loại khoáng sản sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò, theo chủ trương của Bộ Chính trị, Chính phủ phải chờ kết quả thực hiện các dự án thí điểm mới cho triển khai các dự án tiếp theo (như khoáng sản bauxit), dẫn đến chưa thể lập hồ sơ xin cấp phép khai thác cho khu vực đã thăm dò trong thời hạn 36 tháng.

Góp ý về việc thăm dò xuống sâu trong ranh giới khu vực đã cấp phép khai thác (phần dưới mức sâu được phép khai thác theo giấy phép đã cấp), ông Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Hiệp hội Đá hoa trắng Lục Yên (Yên Bái) cho rằng, khi giấy phép khai thác còn thời hạn khai thác từ 2-5 năm tùy loại khoáng sản, nếu doanh nghiệp có nhu cầu thăm dò xuống sâu thì không quy định tổ chức đấu giá đối với khu vực này mà cấp phép trực tiếp cho chủ giấy phép đang khai thác để được tiếp tục khai thác xuống sâu với lý do: Hạ tầng kỹ thuật gồm các công trình phục vụ dự án đầu tư khai thác khoáng sản cũng như Nhà máy chế biến (nếu có) đều thuộc dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản; kinh phí thực hiện có dự án lên đến hàng nghìn tỷ đồng. 

Như vậy, theo ông Đoàn Văn Huấn việc giao cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động khoáng sản là rất vô lý và mâu thuẫn, chồng chéo về diện tích khai thác, biện pháp an toàn trong khai thác cũng như giải pháp bảo vệ môi trường,… đồng thời tạo hệ lụy về mặt pháp lý liên quan đến chi phí đầu tư cũng như các xung đột trong hoạt động đầu tư. 

Ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản

Trên cơ sở rà soát Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, với tư cách độc lập, Luật sư Phạm Thanh Tuấn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội góp ý Điều 51: Quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản theo đó tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được ưu tiên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản.

Ngoài ra, khoản 4 Điều 116 quy định chuyển tiếp đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản: “4. Trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản trước thời điểm Luật này có hiệu lực, trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực có nghĩa vụ hoàn thiện, nộp hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật này. Hết thời hạn nêu trên, tổ chức, cá nhân không gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò thì mất quyền ưu tiên đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.”

Luật sư, ThS. Phạm Thanh Tuấn đề xuất phương án sửa đổi nội dung “Điều 51. Quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản” Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được ưu tiên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc sự bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Khoản 4 Điều 116 quy định chuyển tiếp đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản: “4. Trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản trước thời điểm Luật này có hiệu lực, trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực tổ chức, cá nhân đã thăm dò khoáng sản có nghĩa vụ hoàn thiện, nộp hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật này. Hết thời hạn nêu trên, tổ chức, cá nhân không gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực mà mình đã thăm dò thì mất quyền ưu tiên đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản, trừ trường tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc sự bất khả kháng theo quy định của pháp luật”.

THANH TÚ
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 15 (Kỳ 1 tháng 8) năm 2024

Tin tức

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với Bộ trưởng Bộ Nhân lực và Bộ thương mại, Công nghiệp Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Tài nguyên

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Hà Nội quyết tâm làm “sống lại” các dòng sông

Hà Nội chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo

Môi trường

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về giảm phát thải khí mê-tan

Hồi sinh những rạn san hô ở Cát Bà

Hà Nội ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt

Phòng chống ô nhiễm từ hoạt động tái chế kim loại màu

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT: Hướng đến phòng chống, từ bỏ sử dụng thuốc lá điện tử

Ông Vũ Lân làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng

Diễn đàn

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để

Đảng bộ Bộ TN&MT tổ chức lễ chuyển giao - tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên

Thời tiết ngày 3/12: Bắc Bộ sương lạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Thời tiết ngày 2/12: Bắc Bộ có mưa vài nơi, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường