Đề xuất phương án quy hoạch không gian biển Vịnh Bắc Bộ

18/09/2023

TN&MTQuản lý tổng hợp TN&MT vùng biển Vịnh Bắc Bộ (VBB) theo định hướng phát triển bền vững (PTBV) trở thành vấn đề tất yếu và cấp bách, đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện quy hoạch không gian biển tiếp cận dựa vào hệ sinh thái. Xuất phát từ lý do trên, GS. TS. Trần Đức Thạnh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện TN&MT biển đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch không gian biển Vịnh Bắc Bộ” từ năm 2017 đến năm 2020. Đề tài đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu như sau:

Đề xuất phương án quy hoạch không gian biển Vịnh Bắc Bộ

Ảnh minh họa

Quy hoạch không gian biển (QHKGB) VBB là quy hoạch cấp vùng biển nằm trong hệ thống QGKGB 3 cấp (quốc gia, vùng và địa phương). Phương án QHKGB VBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được xây dựng dựa trên hệ thống quan điểm và nguyên tắc, các mục tiêu, tiêu chí và chức năng quy hoạch. Từ đó, xác định khung chương trình hoạt động của phương án quy hoạch với 10 nhiệm vụ cơ bản, các nhiệm vụ ưu tiên trong không gian quy hoạch, được đặt trong một chu kỳ quy hoạch 5 bước.

Quy hoạch không gian biển VBB trên nền bản đồ tỷ lệ 1:500.000 đã phân bổ các phân vị không gian cho 8 loại hình sử dụng biển: Du lịch và dịch vụ biển; cảng và hàng hải; khai thác dầu khí và khoáng sản; đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; kinh tế, đô thị và công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo và ngành kinh tế mới; bảo tồn và bảo vệ tự nhiên biển; sử dụng đặc biệt. Các hoạt động này được đặt trên 5 vùng chức năng khác nhau. QHKGB vùng biển Móng Cái - Đồ Sơn ở bản đồ tỷ lệ tỷ lệ 1:250.000 với 7 phân vị sử dụng đặt trên nền 3 khu vực chức năng (Khu vực bảo tồn; Khu vực chuyển tiếp và Khu vực phát triển). QHKGB hai khu vực biển đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ trên nền bản đồ tỷ lệ 1: 25.000 phân bổ không gian cho 7 loại/phụ loại hình sử dụng biển đặt trên khung 4 khu chức năng: Khu bảo tồn nghiêm ngặt; Khu đệm; Khu sử dụng hợp lý; Khu phát triển bền vững. Mỗi vùng, khu vực và khu chức năng đều được xác định tính chất quản lý và các hoạt động ưu tiên; được phép; có điều kiện và không được phép.

Việc quản lý thực hiện QHKGB VBB nằm trong hệ thống tổ chức QHKGB ở Việt Nam, gồm Ban chỉ đạo và Ban điều hành Quốc gia; phân cấp xuống có các Ban điều hành cấp vùng và cấp tỉnh. QHKGB cấp quốc gia và vùng do Bộ TN&MT, còn cấp địa phương do UBND cấp tỉnh tổ chức lập và thực hiện. Chính phủ phê duyệt quy hoạch tất cả các cấp, trừ cấp huyện do UBND cấp tỉnh phê duyệt. Ngoài các trường hợp Chính phủ cấp phép theo luật định, về nguyên tắc cơ quan tổ chức lập và thực hiện quy hoạch có trách nhiệm cấp phép sử dụng biển trong phạm vi quản lý biển của mình.

Quy hoạch không gian biển VBB đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, có thời khoảng mỗi chu kỳ 10 năm đối với quy hoạch cấp vùng và 5 năm đối với cấp địa phương. Có 6 chương trình, gồm các đề án, nhiệm vụ khác nhau được đề xuất thực hiện nhằm hỗ trợ xây dựng, phát triển và thực hiện quy hoạch. Cùng với quá trình quản lý thực hiện, QHKGB VBB cần có sự giám sát và đánh giá: Giám sát suốt quá trình để có cơ sở điều chỉnh và bước sang một chu kỳ mới.

Quy hoạch không gian biển VBB cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Hoàn thiện và tăng cường luật pháp, chính sách; hoàn thiện hệ thống tổ chức; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; nguồn tài chính bền vững; đẩy mạnh áp dụng KHCN và quản lý, BVMT; kết hợp giữa kinh tế với bảo tồn và QP-AN; tuyên truyền và nâng cao nhận thức; hợp tác quốc tế. Đồng thời, cần phát huy mạnh mẽ vai trò của các công cụ kỹ thuật và công cụ KT-XH. Để đảm bảo hiệu quả và minh bạch, QHKGB cần có sự tham gia thực chất của các bên liên quan cả khi thành lập, giám sát và đánh giá quy hoạch.

Đề tài đã xây dựng được một bộ tư liệu khoa học có giá trị, có tính hệ thống và tổng hợp cao về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT- XH, môi trường VBB. Đề tài đã góp phần phát triển phương pháp luận và hệ phương pháp xây dựng QHKGB, kế thừa các kinh nghiệm quốc tế và áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Trên cơ sở đó, Viện TN&MT biển đã xây dựng thành công phương án QHKGB VBB.

DIỆP ANH

Trích: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 16 (Kỳ 2 tháng 8) năm 2023

Tin tức

Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác đặc biệt Việt-Nga là tài sản quý giá, được thử thách qua năm tháng

Trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng tặng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh

Ngành TN&MT Điện Biên kỷ niệm 20 năm ngày thành lập

Bộ TN&MT đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023

Tài nguyên

Bộ TN&MT phê duyệt giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt trước cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Bắc Kạn: Lấy ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Môi trường

Kinh nghiệm quốc tế về thị trường các- bon và đôi điều khuyến nghị cho Việt Nam

Lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường các-bon

Những khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp

Nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Đắk Nông

Diễn đàn

Gặp mặt Ngày truyền thống ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam và Ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ

Thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa dông

Thời tiết ngày 2/10: Mưa dông diện rộng tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Mưa lớn kết hợp triều cường khiến Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng

Phát triển

Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam

Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam

Quảng Ngãi: Bổ nhiệm ông Võ Minh Vương giữ chức Phó Giám đốc Sở TN&MT

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 5

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 4

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 3

Khoa học

Nguy cơ các dòng sông băng biến mất

Phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất và khoáng sản - Hiện trạng và đề xuất

Bản đồ kể chuyện (storymap) - phương thức truyền thông mới!

Thành lập Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo

Chính sách

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2023

Thanh tra 14 doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng

Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đốt rơm rạ và sử dụng hoá chất thuốc bảo vệ thực vật

Vĩnh Phúc: Khẩn trương làm rõ vi phạm của chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Bình Xuyên