Để hạn chế cá Hồ Tây bị chết, cần có hệ thống nước thải riêng

08/11/2022

TN&MTVề vấn đề cá chết ở Hồ Tây, PGS.TS Vũ Thanh Ca - Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường (Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) đã chia sẻ và giải thích như sau: Ô-xy hòa tan trong nước là thành phần môi trường quan trọng nhất của nước. Ô-xy hòa tan đặc biệt quan trọng đối với động vật, nhưng thực vật cũng bị chết nếu thiếu ô-xy hòa tan trong nước. Tuy vậy, các loài động, thực vật khác nhau yêu cầu lượng ô-xy khác nhau. Nhiều loài động vật thủy sinh sống tại tầng đáy như cá, tôm, cua, sò, ốc cần rất ít ô-xy hòa tan. Các loài động vật sống tầng mặt yêu cầu lượng ô-xy nhiều hơn. Thiếu hụt ô-xy có thể làm cho động vật thủy sinh chết hàng loạt, nhất là trong hồ và trong những năm gần đây, tại đáy vùng biển gần bờ.

Để hạn chế cá Hồ Tây bị chết, cần có hệ thống nước thải riêng

PGS.TS Vũ Thanh Ca

Thiếu hụt ô-xy hòa tan trong sông hồ Hà Nội chủ yếu gây ra do ô nhiễm hữu cơ, và trong trường hợp các hồ bị ô nhiễm hữu cơ ở mức độ khá cao như Hồ Tây, là kết hợp giữa ô nhiễm hữu cơ và điều kiện thời tiết đặc biệt. Nguồn ô nhiễm hữu cơ là chất thải (chủ yếu là nước thải) chưa qua xử lý bị xả thẳng ra sông, hồ. Trong các hồ ô nhiễm như Hồ Tây, chất ô nhiễm hữu cơ lơ lửng trong nước hoặc bị chìm lắng xuống đáy sẽ bị các vi sinh vật phân hủy để tạo ra năng lượng và chất dinh dưỡng. Quá trình phân hủy hữu cơ tiêu thụ rất nhiều ô-xy. Ngoài ra, do có nhiều chất dinh dưỡng trong hồ, tảo phù du sẽ phát triển rất mạnh. Tảo phù du tác động tới lượng ô-xy hòa tan trong hồ thông qua 3 quá trình: quang hợp, hô hấp và tảo chết. Quá trình quang hợp của tảo tạo ra ô-xy, trong khi quá trình hô hấp và phân hủy tảo chết tiêu thụ ô-xy. Ô-xy thiếu hụt trong cột nước sẽ được khuếch tán từ không khí vào mặt nước. Ở gần đáy sông, hồ, các chất ô nhiễm hữu cơ trong bùn đáy, bao gồm chất ô nhiễm hữu cơ từ nước thải chưa qua xử lý cũng như xác tảo và xác đang phân hủy của động vật chết bị lắng xuống đáy, bị phân hủy và tiêu thụ ô-xy trong lớp nước sát đáy. Về ban đêm, không có ánh nắng nên không có quang hợp và do vậy sông, hồ bị thiếu hụt ô-xy do quá trình phân hủy hữu cơ nêu trên và quá trình hô hấp của tảo phù du. Nếu sự thiếu hụt ô-xy này không được bù đắp bằng lượng ô-xy khuếch tán từ không khí, cạn kiệt ô-xy sẽ xảy ra làm cá chết hàng loạt.

Trong những ngày cuối xuân, hè và đầu thu, mặt trời ở bán cầu Bắc nên đốt nóng mặt đất và mặt nước vào ban ngày mạnh. Vào ban đêm, cho dù trời lặng gió, do mặt đất và mặt nước hấp thụ nhiều nhiệt vào ban ngày nên về đêm vẫn nóng hơn lớp không khí bên trên. Kết quả là mặt đệm nóng sẽ tạo ra quá trình đối lưu không khí, giúp ô-xy từ các lớp không khí bên trên được vận chuyển tới mặt hồ. Lượng ô-xy này sẽ khuếch tán xuống hồ. Do có ô-xy cung cấp từ không khí, nước mặt hồ không tới mức cạn kiệt ô - xy về đêm nên cá có thể bơi lên mặt hồ để hô hấp và nếu có thì chỉ có một lượng rất ít cá chết.

Để hạn chế cá Hồ Tây bị chết, cần có hệ thống nước thải riêng

Hình ảnh cá chết tại mọt góc Hồ Tây

Vào những thời điểm giao mùa như cuối thu và đầu xuân, mặt trời ở bán cầu nam nên ban ngày lượng ánh nắng xuống mặt đất ít. Vào những đêm lặng gió, mặt nước và mặt đất lạnh đi nhanh chóng, trở nên lạnh hơn lớp không khí bên trên. Do trao đổi nhiệt với mặt đất và mặt nước, lớp không khí sát mặt đất trở nên lạnh hơn lớp không khí bên trên, gây ra hiện tượng nghịch nhiệt. Hiện tượng nghịch nhiệt sẽ ngăn cản ô-xy trao đổi giữa lớp không khí sát mặt hồ và lớp không khí bên trên. Vào các đêm nghịch nhiệt, quá trình phân hủy hữu cơ và hô hấp của tảo phù du trong hồ nhanh chóng làm cạn kiệt ô-xy trong nước. Lượng ô-xy trong lớp không khí sát mặt hồ cũng sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt do không có lượng ô-xy cung cấp từ các lớp không khí bên trên nên ô-xy không thể tiếp tục khuếch tán từ không khí vào nước. Kết quả là hiện tượng cạn kiệt ô-xy sẽ xảy ra trong toàn bộ cột nước, làm cá chết hàng loạt.

Vào ban ngày, do mặt trời đốt nóng mặt đất và nước ở tốc độ khác nhau nên tạo ra chênh lệch nhiệt độ giữa khu vực có đất và khu vực có nước. Do vậy, sẽ tạo ra gió. Gió sẽ tạo ra các xoáy rối khí quyển, mang ô-xy từ các lớp không khí bên trên xuống sát mặt hồ. Hơn nữa, ánh nắng mặt trời sẽ tạo ra hiện tượng quang hợp của tảo, giải phóng rất nhiều ô-xy và làm gia tăng nhanh chóng lượng ô-xy hòa tan trong nước. Đó là lý do tại sao về ban ngày lượng ô-xy hòa tan trong hồ khá cao, như nhận định của Liên ngành Hà Nội trong bài báo.

Để hạn chế cá chết, có thể dùng phương pháp sục khí hoặc phun nước, giúp tăng lượng ô-xy trong nước. Tuy vậy, đây không phải là giải pháp căn cơ. Giải pháp căn cơ phải là xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng với hệ thống thoát nước mưa và thu gom toàn bộ nước thải từ các hộ dân và cơ sở dịch vụ xung quanh hồ để dẫn về hệ thống xử lý nước thải mà Hà Nội đang đầu tư xây dựng. Khi không còn nước thải, hồ sẽ trở nên sạch và hiện tượng cá chết sẽ không còn xảy ra.

Hồng Minh (ghi)

 

Tin tức

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Đảng ủy Bộ TN&MT tham dự trực tuyến Hội nghị tập huấn công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp

Tài nguyên

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Môi trường

Tìm kiếm các sáng kiến, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí hiệu quả, nâng cao chất lượng môi trường không khí

Cần “Xanh hóa” ngành chăn nuôi

Cần đưa công nghệ về xử lý môi trường trong chăn nuôi tại địa phương

Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - Năm 2024: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành lễ hội quốc gia

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Thí điểm mô hình giảm phát thải trong giao thông

Thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ nắng ấm trước khi đón gió mùa mạnh

Thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường