Tài Nguyên và Môi Trường eMagazine

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Ngày 5/1/2023, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục được Đảng, Nhà nước giao kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đến ngày 22/5/2023.

Trong thời gian gần 2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Bộ TN&MT, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã luôn phát huy tinh thần dân chủ, tập trung trí tuệ nguồn lực, quan tâm gần gũi với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ; chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt, khoa học, hiệu quả; thực hiện quản lý tốt trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, để lại nhiều thành tựu, dấu ấn quan trọng cho Bộ và Ngành TN&MT, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, tháng 1/2023

Năm 2016, khi vừa được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: Sự cố môi trường biển gây hậu quả nghiêm trọng tại 4 tỉnh miền Trung; hạn hán diễn ra gay gắt tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ; xâm nhập mặn chưa từng có ở đồng bằng sông Cửu Long; thiên tai khốc liệt, cực đoan và dị thường tại nhiều nơi trên cả nước đặt ra những thách thức to lớn về an ninh môi trường, an ninh nguồn nước. Biến đổi khí hậu, suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, đại dịch Covid-19 đã trở thành “khủng hoảng kép”, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, sản xuất kinh doanh trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam.

Tuy nhiên, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, bám sát các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ... với tinh thần vì người dân và doanh nghiệp, Bộ và toàn ngành TN&MT dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chuyển từ bị động khắc phục những tồn tại, hạn chế, sang chủ động công tác tham mưu, xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật, giải quyết các vướng mắc, gỡ bỏ điểm nghẽn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; đồng thời đoàn kết, thống nhất, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, bài bản và khoa học các nhiệm vụ, giải pháp, phát huy các nguồn lực tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

 

Kế thừa những thành quả của các thế hệ đi trước, với bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm quản lý từ trung ương tới địa phương, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chủ động nắm bắt thuận lợi và thời cơ, bám sát thực tiễn phát triển của đất nước cũng như xu hướng quốc tế; đã quyết liệt chỉ đạo công tác xây dựng chính sách pháp luật, quy hoạch, chiến lược cơ bản được hoàn thiện đồng bộ trên tất cả 9 lĩnh vực; với tư duy chuyển từ thắt chặt quản lý sang kiến tạo môi trường thuận lợi, dẫn dắt và thúc đẩy phát triển, tạo dư địa, động lực mới để giải phóng các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

 

Năm 2022, trong bối cảnh khu vực và thế giới gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế của đất nước đạt 8,02%. Đây là năm GDP của Việt Nam cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nhóm đối tác quốc tế cũng cam kết huy động 15,5 tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư nhân trong 3-5 năm để hỗ trợ Việt Nam đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Đó là những tín hiệu khởi sắc trong phát triển kinh tế và môi trường, trong đó có phần đóng góp quan trọng của ngành TN&MT nói chung và Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà nói riêng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, hệ thống chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực của ngành đã được rà soát trên tinh thần xoá bỏ các rào cản, tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp và mỗi người dân. Những văn bản pháp luật gây trở ngại, tốn kém, không phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nếu thuộc quyền hạn của Bộ sẽ được sửa đổi hoặc thậm chí huỷ bỏ. Trong trường hợp các văn bản này thuộc thẩm quyền của các cấp cao hơn, sẽ được kiến nghị giải quyết sớm nhất. Việc kiện toàn hệ thống chính sách, pháp luật về TN&MT bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Bộ TN&MT đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn mang tầm chiến lược dài hạn cho giai đoạn phát triển mới của đất nước như: Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thỉ số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thuỷ văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 27/3/2023 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương đề xuất Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. 

Năm 2018, Quốc hội khoá XIV thông qua Luật Đo đạc và bản đồ. Hoạt động chuyên ngành Đo đạc và Bản đồ được chuẩn hoá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cách mạng 4.0; phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh; quy hoạch, quản lý lãnh thổ, giám sát tài nguyên thiên nhiên; phòng chống thiên tai.

Năm 2020, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường thiết lập hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, đột phá đưa công tác bảo vệ môi trường thực sự trở thành trụ cột của phát triển bền vững trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp xu thế, luật quốc tế, hướng tới mục tiêu cao nhất là đảm bảo môi trường sống trong lành cho Nhân dân.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà trực tiếp chủ trì nhiều hội thảo, hội nghị về lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Đặc biệt, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua lần 1, dự kiến trình Quốc hội thông qua lần 2 tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV. Đây là đạo luật rất quan trọng, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh của đất nước.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tổ chức lấy ý kiến Nhân dân rộng rãi. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo công tác xây dựng dự thảo, biên tập, bổ sung; tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị lấy ý kiến các bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các địa phương...

Theo tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, sửa Luật Đất đai phải đảm bảo phát triển bền vững của đất nước và các quyền lợi chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Phó Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo hội nghị lấy ý kiến ở các địa phương, khu vực trên cả nước như: Bắc Ninh, Quảng Bình, Gia Lai, Cần Thơ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo: "Việc lấy ý kiến nhân dân phải có tinh thần cầu thị, trực tiếp lắng nghe ý kiến từ địa phương, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, từ đó đưa ra chính sách có tính đặc thù, phù hợp cho từng vùng, từng địa phương khi sửa đổi Luật đất đai". 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, chuyển đổi xanh dựa trên nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các bon thấp, kinh tế số là con đường phát triển bền vững, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường.

Với nhiều mô hình hiệu quả, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý tăng trung bình 6%/năm; tỷ lệ thu gom xử lý chất thải rắn công nghiệp đạt 90%; tỷ lệ KCN, KCX đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới về môi trường tăng 8,3%; nhiều dự án thu gom xử lý nước thải, bổ cập nước để phục hồi xanh hoá các dòng sông được triển khai thực hiện.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, năm 2022

Với phương châm tài nguyên đất đai là nguồn lực cho mọi sự phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, công tác quản lý đất đai đã thực hiện chuyển dịch hơn 230 nghìn ha đất sang các mục đích phi nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu mặt bằng cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ, đô thị và nhà ở; đưa 926 nghìn ha đất chưa sử dụng vào sử dụng chủ yếu cho phát triển rừng. Đóng góp cho ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2021 từ đất đai là hơn 1.05 triệu tỷ đồng, từ khoáng sản là hơn 21 nghìn tỷ đồng, từ tài nguyên nước là 11,76 nghìn tỷ đồng.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nghe Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái giới thiệu về hệ thống rada thế hệ mới tại Triển lãm những thành tựu nỗi bật của ngành TN&MT năm 2022

Nhiều di sản địa chất với nét đặc trưng đã được ghi danh trên bản đồ địa chất toàn cầu. Nghiên cứu khoa học địa chất, tài nguyên khoáng sản và năng lượng đã đạt nhiều thành tựu. Công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã hoàn thành việc đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 đạt hơn 80% diện tích đất liền, phát hiện hàng trăm điểm quặng có giá trị, nhiều điểm quặng đã chuyển sang điều tra đánh giá và thăm dò. Đặc biệt, việc phát hiện quặng đồng ở Kon Rẫy (Kon Tum) là một trong 10 sự kiện của ngành TN&MT năm 2017. 

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại Phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt năm 2022

Tiềm năng lợi thế về biển đã được phát huy, trở thành động lực cho các địa phương có biển phát triển năng động, thu hút nguồn lực đầu tư. 

Về đo đạc bản đồ, Bộ TN&MT chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, các công nghệ mới được triển khai như: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đo vẽ ảnh số trong thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính; ứng dụng công nghệ LiDAR xây dựng mô hình số cao độ (DEM) độ chính xác cao khu vực ven biển Việt Nam phục vụ việc xây dựng, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng;...

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres xem hệ thống cảnh báo lũ quét và sạt lở đất cho khu vực Đông Nam Á tại Trung tâm tác nghiệp khí tượng thủy văn năm 2022

Chất lượng dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai ngày càng được nâng cao, tiệm cận với trình độ của các nước phát triển. Hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV không ngừng được đổi mới; nhiều công nghệ tiên tiến đã được nghiên cứu đưa vào ứng dụng trong tác nghiệp góp phần nâng cao chất lượng dự báo KTTV, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phục vụ đời sống của Nhân dân. 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, chuyển đổi số là một trong những chìa khóa thành công của ngành TN&MT. Công nghệ thông tin, chuyển đổi số được ứng dụng trong việc cung cấp các dịch vụ công của Bộ. Chuyển đổi số được đẩy mạnh và đạt những bước tiến quan trọng với hệ thống dữ liệu quan trắc, dự báo, đất đai, không gian thông tin địa lý và dữ liệu viễn thám.

Dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, năm 2023, Bộ TN&MT xếp thứ 6 trong các bộ, ngành về chỉ số cải cách hành chính. 100% thủ tục được thực hiện trực tuyến, 80% ở cấp độ 4; việc xử lý, giải quyết hồ sơ, ký số được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ văn bản mật); các hoạt động chỉ đạo, điều hành; các hội nghị, diễn đàn của Liên hợp quốc; các cuộc họp, đàm phán được thực hiện trực tuyến, đảm bảo thông suốt. 

Bộ TN&MT đang xây dựng tài nguyên số trong các lĩnh vực quản lý của Bộ. Khi kế hoạch này hoàn thành, TN&MT sẽ trở thành một ngành kinh tế số rất có giá trị cho mọi mặt của xã hội.

Năm 2021, tỷ lệ người dân hài lòng với dịch vụ công về đất đai, môi trường tăng hơn 4%; tỷ lệ người quan ngại về môi trường giảm từ 8,85% năm 2019 xuống còn 4,03%; chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam ở vị trí 51/165 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 37 bậc so với năm 2016 (vị trí 77).

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Bộ trưởng Bộ Công An, Đại tướng Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng; Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc; Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên thực hiện nghi thức kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư năm 2022

Bộ TN&MT đã chủ động linh hoạt đẩy mạnh chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực. Năm 2021, Bộ TN&MT đưa nhiều thủ tục hành chính giải quyết trên môi trường số, đáp ứng mục tiêu hình thành Chính phủ điện tử. Vì vậy, chỉ số cải cách hành chính (PAR index) của Bộ tăng liên tục 11 bậc, từ thứ 16 năm 2019 lên thứ 5 năm 2020, trong đó chỉ số thành phần hiện đại hóa hành chính luôn ở mức cao; Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT (ICT index) tăng 6 bậc từ thứ 18 lên thứ 12.

Nhiều cơ sở dữ liệu về TN&MT được Bộ thực hiện đem lại hiệu quả cao như: Triển khai xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường; cơ sở dữ liệu liên ngành Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chuyển đổi số

Năm 2022, Bộ TN&MT và Bộ Công an thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hệ thống đã được hoàn thành về cấu trúc, mô hình và nền tảng công nghệ thông tin để kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.

Theo đó, đã thực hiện thành công hàng nghìn giao dịch và khai thác, tra cứu, xác thực thông tin điện tử đạt mức độ 4. Đến nay, 56 tỉnh, thành phố với 309 đơn vị hành chính cấp huyện, 4.267 đơn vị hành chính cấp xã, phường được kết nối với 18 trường nội dung thông tin nghiệp vụ đất đai và dân cư. 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Những thách thức lớn về biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học dẫn đến tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam và thế giới.

Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối quốc gia, là thành viên tham gia hiện diện đầy đủ trên các diễn đàn, hội nghị quốc tế, đàm phán, đối thoại,... nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực  thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, đặc biệt chuyển từ quan niệm hợp tác nhận viện trợ sang chủ động hội nhập, sẵn sàng cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ chứng kiến Lễ trao văn kiên hợp tác giữa Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Phó Chủ tịch cấp cao của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) Stephanie von Friedegurg, năm 2022

Nhận định vai trò chủ chốt trong thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao phó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã cùng các lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động hợp tác song phương ở phạm vi khu vực, quốc tế theo nhóm các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể; chủ động tham gia các khuôn khổ hợp tác sẵn có và tìm kiếm mở rộng hợp tác trong các khuôn khổ hợp tác mới, có tiềm năng.

Điển hình như triển khai các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường; Ủy ban Bão; Tổ chức Khí tượng thế giới; Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu; Công ước Viên về bảo về tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; Công ước Stockholm về các chất POP tại Việt Nam; Công ước Đa dạng sinh học,... qua đó đạt được nhiều cam kết hợp tác chung, hỗ trợ thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres tại Hội nghị "Nước vì sự phát triển bền vững" năm 2023

Năm 2021, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị COP26 tại Vương quốc Anh do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm trưởng đoàn. Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; cùng hơn 100 quốc gia đã tham gia cam kết giảm phát thải metan toàn cầu vào năm 2030; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu,…

Cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, Việt Nam đã nhận được sự hợp tác từ cộng đồng quốc tế trong các vấn đề chuyển giao công nghệ, chia sẻ tri thức, đóng góp tài chính để thực hiện nhiệm vụ cao cả nhưng vô cùng khó khăn này.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Cộng hòa Ai-cập 

Tại Hội nghị COP27, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam tiếp tục khẳng định đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, quyết tâm chuyển đổi năng lượng, đẩy mạnh giảm phát thải trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Trần Hồng Hà dẫn đầu đã tham gia nhiều sáng kiến, đặc biệt là các sáng kiến huy động nguồn lực tài chính, các sáng kiến liên quan quá trình chuyển đổi năng lượng. 

Nhằm thúc đẩy hình thành thị trường carbon tại Việt Nam, phái đoàn Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động song phương với các tổ chức quốc tế, định chế tài chính và các doanh nghiệp lớn,… Nhóm đối tác quốc tế cam kết huy động 15,5 tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư nhân trong 3-5 năm để hỗ trợ Việt Nam đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Hoạt động tri ân, thăm hỏi, tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng được Bộ trưởng Trần Hồng Hà quan tâm tổ chức thường xuyên. Đây là việc làm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những cống hiến, hy sinh của các liệt sĩ, thương bệnh binh và người có công với cách mạng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc.

Bộ trưởng cho biết, trong những năm qua, Bộ TN&MT có nhiều hoạt động tri ân các gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh, người có công với cách mạng trên cả nước. Tuy nhiên, Bộ TN&MT nhận thấy so với những hy sinh mất mát lớn lao của các liệt sĩ, thương bệnh binh, gia đình người có công, bấy nhiêu thôi vẫn là chưa đủ. Lĩnh hội tâm ý của Bộ trưởng, lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ TN&MT sẽ gắng sức làm tốt hơn nữa công tác đền ơn, đáp nghĩa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để đáp lại sự hy sinh mất mát của các thế hệ cha anh đi trước.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng thăm hỏi và tặng quà một gia đình bị ảnh hưởng bão lũ năm 2019

Bộ trưởng Trần Hồng Hà rất quan tâm, trăn trở đến cuộc sống người dân, đặc biệt là những dân nghèo có cuộc sống khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Năm 2019, trận mưa lũ lịch sử khiến các tỉnh miền Trung chìm trong biển nước, hơn 15.000 ngôi nhà bị ngập, 3.700 hộ phải sơ tán, 12.000 ha lúa bị ngập, 900 trường không tổ chức được khai giảng, Bộ trưởng cùng đoàn công tác đã đến thăm và chia sẻ những khó khăn, vất vả với bà con nhân dân tại xã Quảng Lộc, TX. Ba Đồn chịu nhiều mất mát trong thời gian qua. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã thăm hỏi, động viên và tặng quà các gia đình bị thiệt hại do lũ gây ra.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Bộ trưởng Trần Hồng Hà thăm hỏi hộ gia đình cụ bà Nguyễn Thị Thuân thôn Vĩnh Phước Nam, Quảng Trị năm 2019

Trên cương vị trọng trách mới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ tiếp tục phát huy thành tựu, dấu ấn trong công tác quản lý ở Bộ TN&MT, tô thắm hơn nữa truyền thống vẻ vang, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa trong giai đoạn phát triển mới để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao trọng trách trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển đất nước.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp tục quan tâm, chỉ đạo Bộ TN&MT phát triển như lời phát biểu khi nhậm chức: “Dù ở cương vị nào thì vấn đề tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu vẫn luôn là nhiệm vụ đã tâm huyết và là trách nhiệm suốt đời của tôi”. "Tôi sẽ tiếp tục dành sự quan tâm để lãnh đạo, chỉ đạo cùng với Bộ TN&MT, các bộ, ngành, địa phương, làm sao đưa Luật đất đai (sửa đổi) có thể phát huy được nguồn lực, tạo ra động lực, giải phóng tất cả khó khăn vướng mắc liên quan”. 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai đảm bảo phát triển bền vững và các quyền lợi chính đáng của người dân

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng hoa chúc mừng Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, tháng 1/2023

Tú Quyên

Tin tức

AFD cam kết tăng cường hợp tác về khí hậu và môi trường với Việt Nam

Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE đạt đột phá

Thủ tướng động viên nhóm sinh viên Việt Nam đạt thành tích tại COP28

Thúc đẩy khoản vốn 5-7 tỷ USD của WB cho Việt Nam trong 3 năm tới

Tài nguyên

Hà Nội 'khai tử' 50 dự án ôm gần 3.000 ha đất chậm triển khai

Phú Thọ: Phạt Doanh nghiệp Xuân Trường 120 triệu đồng vì không thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ

Tàu vận tải bị sóng đánh trôi vào bờ biển Cù Lao Chàm

Năm 2024, Hà Nội dự kiến thu hồi hơn 12.800 ha đất để triển khai công trình, dự án

Môi trường

LHQ: Cam kết cắt giảm khí thải tại COP28 chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết

Hà Nội: Ô nhiễm không khí ở mức cao

Dự án xử lý rác thải 40 tỷ đồng dang dở, bỏ hoang ở Hoà Bình

Tái diễn nạn đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh tại Hà Nội: Cần sớm có giải pháp căn cơ

Diễn đàn

Thời tiết ngày 4/12: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời âm u sương mù

Thời tiết ngày 3/12: Miền Bắc tăng nhiệt nhẹ, Trung Bộ còn mưa lớn

Xe buýt điện ngưng hoạt động và cam kết COP26

Thời tiết ngày 2/12: Miền Bắc vẫn rét, Trung Bộ tiếp diễn mưa lớn

Phát triển

Lavita Thuan An - dự án căn hộ đắt giá liền kề Aeon Mall Bình Dương, chỉ từ 1,4 tỷ

Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh được xác lập kỷ lục châu Á

Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Thế giới lo sợ vì Biến đổi khí hậu đã “ngoài tầm kiểm soát” và kêu gọi hành động toàn cầu

Chương trình "Ký ức màu xanh, năm 2023" tri ân tại Sơn La

Diễn đàn môi trường năm 2023: Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên

Khoa học

Giải pháp cho công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số cấp xã ở Tuyên Quang

Phi carbon hóa máy bay

Công nghệ sinh học tạo ra loại bê tông mới có thể tự vá các vết nứt

Chính sách

Đề xuất hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái

Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng ngành Tài nguyên và Môi trường

Đắk Nông cắt giảm 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-1-2025