Đào Đức Hiếu: Khát khao đưa trà Việt vươn tầm quốc tế

23/11/2024

TN&MTTrong hành trình hơn 20 năm gắn bó với trà, nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu đã đi qua hơn 30 quốc gia, học hỏi và nghiên cứu về trà từ những nền văn hóa khác nhau.

 

Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế

Đào[-]Đức[-]Hiếu:[-]Người[-]mang[-]trà[-]Việt[-]vươn[-]tầm[-]quốc[-]tế

Chân dung nghệ nhân Đào Đức Hiếu 

Anh Đào Đức Hiếu sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm trà, nơi trà hiện diện trong mọi sinh hoạt của gia đình. Mặc dù ban đầu theo đuổi con đường học tập, sự nghiệp với vai trò kiến trúc sư và thạc sĩ marketing, anh đã quyết định từ bỏ con đường ổn định để rẽ sang một trang hoàn toàn mới, theo đuổi niềm đam mê lớn lao hơn – trà Việt, “Không chỉ làm trà cho cá nhân, gia đình mà làm trà cho quốc gia, đất nước”. Quyết định này đến từ những lần anh tham gia các festival trà quốc tế, nơi anh nhận thấy rằng trà Việt Nam, dù chất lượng không hề thua kém bất kỳ loại trà nào khác trên thế giới, lại thiệt thòi và chưa được định vị đúng đắn trên trường quốc tế.

Anh cho biết, Việt Nam đứng thứ năm thế giới về sản lượng trà xuất khẩu, nhưng đa số là những sản phẩm không được nhận diện bằng thương hiệu Việt Nam. Trăn trở trước sự thật rằng trà Việt, dù là một trong những nguồn tài nguyên quốc gia quý giá, lại thường bị xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, giá trị thấp; mong muốn đưa trà Việt ra thế giới của chàng trai trẻ lại càng sục sôi. Lấy trà Shan Tuyết cổ thụ là sản phẩm chính, anh bắt tay vào hiện thực hóa hành trình nâng tầm trà Việt, hướng tới thị trường quốc tế.

Trong hành trình hơn 20 năm gắn bó với trà, nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu đã đi qua hơn 30 quốc gia, học hỏi và nghiên cứu về trà từ những nền văn hóa khác nhau. Tuy vậy, khó khăn và nản chí là những vướng mắc không thể tránh khỏi. Không chỉ băn khoăn liệu sức mình có đủ để đổi đời cho trà Việt hay không, anh còn phải đối mặt với sự thờ ơ từ chính những người cùng quê hương và cả trên thế giới. Những lần cố gắng thúc đẩy sự thay đổi mà không được cộng đồng địa phương hiểu và chấp nhận giúp anh cảm nhận sâu sắc sự thiếu trân trọng đối với cây trà của quê hương.

 

Mặc dù vậy, anh vẫn vững tâm, kiên định với con đường mình chọn. Anh đã, đang và sẽ tiếp tục tìm cách thay đổi tư duy về trà Việt, đặt mục tiêu cao hơn là biến trà trở thành niềm tự hào quốc gia, thay vì chỉ là một nguyên liệu xuất khẩu giá rẻ. Anh có một niềm tin lớn lao rằng, từ chất lượng đến việc tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc, Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được với những thương hiệu trà khác trên thế giới. 

Tâm huyết với trà Shan tuyết cổ thụ

Hiện tại, anh Đào Đức Hiếu đang giữ vai trò giám đốc hợp tác xã du lịch sinh thái của suối Giàng, với sứ mệnh và khát vọng lớn nhất là thay đổi con đường của Trà Việt. Anh chia sẻ rằng trà Việt đã có một lịch sử hào hùng nhưng hiện nay lại gặp nhiều thiệt thòi và chưa được thế giới biết đến rộng rãi. Anh đang ngày đêm nỗ lực để trà Việt có một hướng đi mới, với tâm thế mới.

Khi được hỏi về lý do chọn gắn bó với trà Shan Tuyết, Đào Đức Hiếu chia sẻ rằng Việt Nam có rất nhiều giống trà khác nhau, nhưng trà Shan Tuyết cổ thụ có những đặc điểm vượt trội có thể cạnh tranh với trà thế giới. Trà Shan Tuyết được thu hoạch từ những cây trà hàng trăm năm tuổi, hoàn toàn thiên nhiên và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Điều này giúp trà Shan Tuyết có lợi thế lớn khi ra thế giới.

 

Ngoài ra, trà Shan Tuyết có hàm lượng y dược cao hơn nhiều so với các loại trà khác, và không cần chăm sóc đặc biệt như tưới nước hay phun thuốc. Đào Đức Hiếu cũng chia sẻ rằng gia đình anh đã có truyền thống trồng trà từ năm 1973, và anh tiếp quản vùng trà của ông nội tại Suối Giàng, phát triển thêm 9 vùng trà cổ thụ khác nhau.

Việt Nam có thể coi là một trong những vùng nguyên liệu trà cổ thụ lớn nhất thế giới, với khả năng xuất khẩu trà xanh đứng thứ hai thế giới và các loại trà khác đứng thứ năm. Đào Đức Hiếu tin rằng trà Shan Tuyết cổ thụ có thể cạnh tranh với các phẩm trà trên thế giới, từ chất lượng đến tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc và công thức chế biến. Những giải thưởng quốc tế mà trà Shan Tuyết đạt được là minh chứng cho điều này.

Hơn cả khát vọng vươn tầm Thế giới 

Đào[-]Đức[-]Hiếu:[-]Người[-]mang[-]trà[-]Việt[-]vươn[-]tầm[-]quốc[-]tế

Nghệ nhân Đào Đức Hiếu với khát khao đưa trà Việt vươn tầm quốc tế

Trong hành trình hiện thực hóa hoài bão mang “quốc bảo" vươn ra Thế giới, anh Đào Đức Hiếu tự hào chia sẻ, lan tỏa tình yêu đối với trà Việt đến không chỉ những bậc phụ huynh, mà còn là giới trẻ. 

Tiếp tục khẳng định trà Việt trên thị trường quốc tế, anh Hiếu đã dự định sẵn sàng thực hiện những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong tương lai. Đưa những tinh túy của trà Việt, những câu chuyện, sự kết hợp của các làng nghề và đặc trưng di sản đằng sau các nhãn trà như Thập Trà Long Đỉnh, Đại Lão Vương Trà, Shan Sen,… lan rộng ra Thế giới.

“Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân” nên con đường vươn ra Thế Giới sẽ cần rất nhiều con người, cần rất nhiều sự chung tay. Anh Đào Đức Hiếu cũng dự định trong tương lai gần sẽ tiến hành một dự án đưa trà vào trường học để cho các bạn sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước này cũng được hiểu về trà Việt Nam, hiểu được giá trị của trà. Lớp trẻ sẽ có một góc nhìn mới về trà là một kênh nông nghiệp của Việt Nam nhưng hội tụ đầy đủ yếu tố về văn hóa, yếu tố về ngoại giao, yếu tố về y dược, y tế, các yếu tố về một sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đa giá trị và trà hoàn toàn có thể trở thành một cái gọi là “quốc bảo” của Việt Nam, để người Việt Nam có thể tự hào về trà hơn. 

Anh khát khao thay đổi không chỉ là danh xưng, thứ hạng trên Thế Giới về trà Việt mà thay đổi ở đây còn là cách làm, con đường và hướng đi để trong tâm trí của mỗi người thì trà Việt có một vị thế mới, một chỗ đứng mới không còn như cái tên “trà nguyên liệu giá rẻ” nữa. 

Mong muốn lớn nhất mà anh chia sẻ là hi vọng các bạn trẻ sẽ yêu trà Việt hơn, sử dụng trà Việt và tin tưởng vào những người làm trà để biết được là trà Việt sẽ có sức mạnh đến đâu và các bạn sẽ thấy bất ngờ về câu chuyện của trà Việt Nam. 

Đoàn Quỳnh Anh

Tin tức

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với Bộ trưởng Bộ Nhân lực và Bộ thương mại, Công nghiệp Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Tài nguyên

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Hà Nội quyết tâm làm “sống lại” các dòng sông

Hà Nội chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo

Môi trường

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về giảm phát thải khí mê-tan

Hồi sinh những rạn san hô ở Cát Bà

Hà Nội ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt

Phòng chống ô nhiễm từ hoạt động tái chế kim loại màu

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT: Hướng đến phòng chống, từ bỏ sử dụng thuốc lá điện tử

Ông Vũ Lân làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng

Diễn đàn

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để

Đảng bộ Bộ TN&MT tổ chức lễ chuyển giao - tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên

Thời tiết ngày 3/12: Bắc Bộ sương lạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Thời tiết ngày 2/12: Bắc Bộ có mưa vài nơi, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường