Cúc Phương được vinh danh là Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024

04/09/2024

TN&MTNgày 4/9, Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) cho biết, đơn vị vừa vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký trên thế giới để trở thành "Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024" do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) vinh danh.

Cúc Phương được vinh danh là Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024

Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt nam với chức năng, nhiệm vụ chính là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái và giáo dục môi trường

Theo thông tin từ Vườn quốc gia Cúc Phương, tại Lễ trao giải được World Travel Awards tổ chức tối 3/9/2024 ở thành phố của những giấc mơ Manila, Cộng hòa Philippines, Vườn Quốc gia Cúc Phương của Việt Nam vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký khác trên thế giới như: Vườn quốc gia Fuji-Hakone-Izu của Nhật Bản, Vườn quốc gia Chitwan của Nepal, Vườn quốc gia Minnieriya của Sri Lanka, Vườn quốc gia Kinabalu và Taman Negara của Malaysia và Vườn quốc gia Cát Tiên của Việt Nam để được vinh danh tại hạng mục Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024 (Asia's Leading National Park 2024). Đây cũng là lần thứ 6 liên tiếp từ năm 2019 Vườn Quốc gia Cúc Phương được nhận danh hiệu cao quý này.

Cúc Phương được vinh danh là Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024

Đại diện Vườn quốc gia Cúc Phương nhận giải thưởng tại Cộng hòa Philippines

Dựa trên các điều kiện về lập địa rừng tự nhiên trên núi đá vôi, với vị thế là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam; Vườn quốc gia Cúc Phương được đánh giá là một trong những đơn vị sự nghiệp công của Nhà nước đã và đang sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Chính phủ, hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế. Với phương châm lấy hiệu quả bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học làm sản phẩm phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường rừng, dịch vụ du lịch sinh thái nhằm nâng cao nhận thức, phát triển sinh kế cộng đồng, vừa góp phần phát triển kinh tế nhanh, xanh, bền vững.

Giải thưởng này tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn của du lịch sinh thái - loại hình du lịch đã và đang được khai thác tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn ở Việt Nam. Là động lực to lớn để các cơ quan quản lý ngành Lâm nghiệp của Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ, để thúc đẩy và phát huy tính đa dụng của rừng. Đồng thời, được kỳ vọng là cơ hội vàng để quảng bá hình ảnh về thiên nhiên tươi đẹp và du lịch Việt Nam ra toàn cầu.

Cúc Phương được vinh danh là Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024

Cúc Phương là địa chỉ "xanh" để lớp lớp thế hệ học sinh, sinh viên, nhà khoa học, du khách trong nước và quốc tế đến nghiên cứu, học tập và thưởng ngoạn thiên nhiên

Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) là giải thưởng hàng đầu thế giới trong ngành du lịch được tổ chức thường niên kể từ năm 1993. Đến nay, Giải thưởng đã trở thành thương hiệu uy tín và danh giá bậc nhất thế giới trong việc tôn vinh các thành tựu xuất sắc của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực. Giải thưởng này còn được ví như giải Oscar của du lịch thế giới.

Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương Nguyễn Văn Chính cho biết: “Giải thưởng không chỉ là nguồn động viên đối với chúng tôi mà còn là tình cảm của cộng đồng trong nước và quốc tế cho những nỗ lực bền bỉ trong suốt hành trình hơn 60 năm qua của nhiều thế hệ cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương qua các thời kỳ. Cùng với đó là sự ghi nhận những hy sinh, cống hiến của cộng đồng bản địa; các chuyên gia, nhà khoa học và hàng triệu du khách”.

Với diện tích 22.408ha nằm trên địa bàn của 14 xã, 4 huyện thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới, Cúc Phương bao gồm hệ giá trị đa dạng sinh học vô cùng quý giá, là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao của Việt Nam với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ của Việt Nam. Bên cạnh sự đa dạng của thảm thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và độc đáo; là một bảo tàng thiên nhiên tuyệt vời lưu giữ nhiều dấu tích của sự sống từ thời tiền sử cho đến ngày nay.

Trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển của khu rừng, Cúc Phương đã dần xây dựng hình thành và vận hành thành công mô hình quản lý, bảo vệ, nghiên cứu và khai thác du lịch sinh thái nhằm mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Từ vườn quốc gia Cúc Phương hiện nay, trên cả nước đã hình thành một hệ thống, được hoàn thiện về pháp luật, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; có nhiều thành tựu trong nghiên cứu và góp phần làm nên bản đồ du lịch sinh thái Việt Nam.

Theo nhandan.vn

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn