Cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Triển khai thành công nhiều nhiệm vụ giảm nhựa trong cộng đồng
14/03/2024TN&MTTại buổi tọa đàm mới đây về “Mô hình Đô Thị giảm nhựa; Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển xanh và du lịch bền vững”, ông Nguyễn Đức Toàn- Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy - Giám đốc chương trình Giảm Nhựa, tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam); Bà Lê Mộng Thúy,Trưởng ban, Ban quản lý công trình công cộng, huyện Côn Đảo đã chia sẻ nhiều thông tin kết quả của Dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”.
Tất cả các khách mời tại Tọa đàm đều có chung nhận xét: Dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” đã và đang được cộng đồng nhiều địa phương trong cả nước ghi nhận, đây là một dự án đã tạo được hiệu ứng lan tỏa, không chỉ thông qua việc hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn, thực hiện các chính sách ưu tiên mà còn góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với rác thải nhựa và phân loại rác tại những tỉnh thành có dự án triển khai.
Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy là người đồng hành cùng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ TN&MT) trong thực hiện hợp phần Đô thị giảm nhựa tại các địa phương cho biết: Khi thực hiện dự án, sự thay đổi của các bên liên quan ở các đô thị này rất lớn và đặc biệt có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, có sự ủng hộ của cộng đồng địa phương cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn.
Song song với đó, sự hỗ trợ giúp đỡ, chủ đạo từ cấp Trung ương đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường với đại diện là Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã hỗ trợ rất tích cực trong chương trình triển khai dự án, vì vậy Dự án khi triển khai có rất nhiều thuận lợi và kết quả đạt được như kỳ vọng.
Những cuộc thi do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì đã khích lệ và lan tỏa trách nhiệm với môi trường trong cộng đồng
Đối với chương trình Đô thị giảm nhựa, việc đầu tiên là Dự án sẽ đánh giá hiện trạng của rác thải nhựa tại địa phương đang diễn ra như thế nào thông qua mô hình Đánh giá dòng chất thải. Mô hình này sẽ đánh giá dòng chất thải nhựa ở địa phương qua tất cả các bước từ nguồn phát thải ở các hộ gia đình, doanh nghiệp, khu vực công cộng… Sau đó thu gom vận chuyển, tái chế và cuối cùng là đến khâu xử lý hoặc chôn lấp. Ngoài ra có một phần chất thải thất thoát trực tiếp ra môi trường do không được thu gom.
Bước đầu tiên này sẽ đánh giá qua tất cả các khâu để tính toán lượng chất thải nhựa thất thoát ra môi trường là bao nhiêu và đâu là những điểm then chốt cần can thiệp nhằm ngăn chặn có hiệu quả nhất trong việc giảm và tiến tới là ngăn chặn lượng chất thải nhựa ra môi trường.
Có nhiều cách tiếp cận nhưng với dự án chúng tôi chọn các tiếp cận này để chọn ra những giải pháp can thiệp phù hợp với địa phương, do địa phương chủ trì trong các can thiệp đó và được sự ủng hộ, giúp đỡ của tất cả các bên liên quan ở địa phương để chung tay giảm thiểu các nguồn, điểm thất thoát rác thải nhựa ra môi trường.
Vấn đề rác thải nhựa ở các khu vực ven biển của Việt Nam, đặc biệt là các đảo đang là một vấn đề rất nóng song song với sự phát triển du lịch của các địa điểm này. Hiện nay, có thể thấy dọc các cái bờ biển của Việt Nam đều là những điểm đến yêu thích của du khách trong nước và quốc tế, chính vì vậy là lượng rác phát thải từ khách du lịch xả ra cũng ngày một tăng lên. Khi triển khai chương trình Đô thị giảm nhựa ở các địa phương này dự án xác định trước tiên là phải dựa vào nguồn lực, điều kiện sẵn có của địa phương, các mô hình mà dự án phối hợp triển khai phải dựa trên sự đồng lòng và sự hỗ trợ của chính quyền và các bên liên quan ở địa phương.
Chính vì thế, các tổ chức cơ quan đoàn thể ở địa phương đóng một vai trò then chốt cho những cái giải pháp, mô hình mà dự án triển khai trong thời gian qua và họ cũng là những nhân tố để có thể thực hiện và đưa những mô hình này triển khai một cách thành công. Chính vì vậy, khi triển khai dự án chú trọng ngay vào cái khâu là tăng cường năng lực, hỗ trợ để những đơn vị phối hợp này có đủ thông tin, nguồn lực để có thể triển khai các mô hình.
Và trong suốt hơn 4 năm triển khai, dự án đã tổ chức rất nhiều các buổi truyền thông, tập huấn và giáo dục cho các học sinh ở các trường học hoặc cho các cán bộ nòng cốt ở địa phương, tiếp tục hỗ trợ, triển khai đến các cụm dân cư, các hộ gia đình, các doanh nghiệp để có sự đồng lòng, ủng hộ của những người tham gia vào mô hình,cư dân ở địa phương.
Đối tượng những tổ chức nòng cốt mà dự án hướng đến là Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc,… là những đoàn thể có sự ảnh hưởng tích cực, thường xuyên đến cộng đồng địa phương.
Xuyên suốt trong 4 năm, dự án ưu tiên xây dựng những mô hình mẫu có tính lan tỏa hoặc có thể nhân rộng được. Các mô hình này vừa mang tính tính đặc thù của địa phương để có thể áp dụng được. Lấy ví dụ như mô hình “Ngôi nhà xanh thu gom rác” của hội phụ nữ được triển khai ở rất là nhiều địa phương như ở Huế, Phú Quốc, Đồng Hới, Thanh Khê - Đà Nẵng hay ở Long An.
Cũng tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã ấn tượng với mô hình của hội phụ nữ ở Đồng Hới, phụ nữ ở đây khởi xướng ra mô hình thu gom rác thải có thể tái chế được từ các hộ gia đình trong cộng đồng, từ ngư dân, là anh em là chồng, là con, là người thân của họ. Họ vận động các ngư dân mang rác có thể tái chế được về bờ đưa cho họ để gây quỹ cho hội từ đấy họ dùng quỹ đấy để hỗ trợ cho những người phụ nữ yếu thế, gặp khó khăn, những hoàn cảnh khó khăn hoặc những em nhỏ bị mất cha mẹ trong dịch Covid. Thậm chí là hỗ trợ ngược lại cho chính những anh em ngư dân bị gặp rủi ro trong quá trình khai thác trên biển hoặc là mất tàu. Những khoản hỗ trợ này tuy nhỏ thôi nhưng rất ý nghĩa đối với những người ngư dân đó, cho nên họ càng nỗ lực, tích cực hơn để hỗ trợ hội Hội phụ nữ và mang những rác có thể tái chế được về bờ.
Ngoài ra, ở Phú Quốc Hội phụ nữ tổ chức một mô hình giáo dục hành động. Trong đó, Hội phụ nữ trao đổi với các chị em ở các tổ dân phố, từ đó đưa ra một danh sách các hoạt động mà các chị em có thể làm được. Tại mỗi hộ gia đình, các chị em lựa chọn những phương án mà mình có thể triển khai được để tự nguyện làm theo cam kết đó.
Thông qua những cam kết như vậy có rất nhiều mô hình hay được thực hiện như mô hình là các chị em thu gom các hộp xốp bỏ đi để sử dụng làm thùng chứa rác hữu cơ, rác trong vườn để làm thành phân compote để trồng nha đam, trồng ớt và hồ tiêu.
Những mô hình để trồng nha đam và ớt đã mang lại những cái hiệu quả kinh tế rất thiết thực, rất nhiều phụ nữ xung quanh khu vực đã đến học hỏi để làm theo. Đây là hiệu quả đã lan tỏa trong cộng đồng.
Hay như mô hình đoàn thanh niên ở A Lưới, mô hình đã tổ chức những ngày hội ra quân để xóa các cái điểm nóng và biến nó thành những công viên vui chơi cho trẻ em. Điều này được đánh giá rất cao của lãnh đạo địa phương cũng như cộng đồng địa phương khi từ những điểm nóng không ai muốn đi qua đã trở thành những điểm vui chơi và làm đẹp cho huyện A Lưới. Đây là những mô hình nhận được sự ủng hộ của chính quyền cũng như địa phương, đặc biệt những mô hình này làm thay đổi diện mạo của địa phương.
Mô hình doanh nghiệp nước mắm Khải Hoàn ở Phú Quốc, doanh nghiệp này đã chủ động tham gia vào cái việc giảm thiểu chất thải nhựa của mình trong cái quá trình
hoạt động của mình; Các khách sạn thì chủ động là tìm những cái giải pháp như nhập hàng giảm rác nhựa, trong quá trình phục vụ khách cũng giảm rác thải nhựa, họ nhập hàng là những loại chai chai thủy tinh thay vì chai nhựa… đấy là những thay đổi tích cực khi mà tất cả các bên có chung một cái tâm huyết, đồng lòng với nhau.
Một mô hình rất điển hình khác là ở Vũng Rô, trước đây qua một thời gian rất dài môi trường ở khu vực này do nghề nuôi trồng thủy sản đã bị ô nhiễm trên bờ và thành một điểm nóng, nhưng sau khi được sự hỗ trợ của dự án và địa phương ra quân đã dọn dẹp sạch khu vực này giao lại cho địa phương ở tại đó quản lý. Đến nay, môi trường ở đây đã được thay đổi một cách ngoạn mục, thay đổi rất ấn tượng.
Thiết nghĩ, đây là những ví dụ chứng tỏ sức mạnh của cộng đồng địa phương - một khi họ hiểu, cảm thấy đấy là những việc làm thiết thực của mình, vì mình thì họ sẽ làm được những thay đổi rất là ấn tượng.
Thiết nghĩ, những mô hình được các đại biểu tại buổi tọa đàm khái quát chia sẻ ở trên là không phải là một khuôn mẫu hay phải dập khuôn từ địa phương này sang địa phương khác mà sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh và nguồn lực của địa phương, người dân, cộng đồng nhận thấy giảm nhựa là vì họ, thì họ sẵn sàng chung tay góp sức để môi trường xanh, sạch, đẹp.
Duyên - Phượng