Cử tri cả nước mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua

27/10/2023

TN&MTNhân dân cả nước đang rất kỳ vọng tại Kỳ họp thứ 6 khóa XV Quốc hội sẽ thông qua được một đạo luật về đất đai chất lượng, minh bạch, công bằng giải quyết những điểm nghẽn, gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai, nhằm nhanh chóng ổn định đời sống xã hội, tiếp thêm động lực cho thị trường bất động sản.

Nhìn lại chặng đường 3 năm

Việc sửa Luật Đất đai 2013 được chính thức khởi động từ cách đây 3 năm, khi vào tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời giao Bộ TN&MT là cơ quan chủ trì xây dựng Dự án Luật.

Để đi tới được Kỳ họp này, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được xây dựng hết sức công phu kể từ quá trình tổng kết thi hành, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, cử tri và nhân dân.

Triển khai nhiệm vụ này, Bộ đã xây dựng Đề cương tổng kết thi hành Luật Đất đai và có văn bản gửi đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện tổng kết. Quá trình tổng kết đã được tiến hành song song với tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Bên cạnh đó, Bộ đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Đất đai sửa đổi; ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Luật Đất đai sửa đổi; nghiên cứu, xây dựng các nội dung của dự án Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ban hành kế hoạch xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó đã thành lập các nhóm (với các nội dung quan trọng) để giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện trong suốt quá trình xây dựng Dự án Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi). Chủ động mời các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tham gia trong quá trình soạn thảo, thảo luận,…

Thực hiện Kế hoạch này, Bộ TN&MT đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo trong phạm vi toàn quốc. Nhiều hình thức diễn ra như tọa đàm, các buổi làm việc trực tiếp về dự thảo Luật với cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế; gửi các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để lấy ý kiến đóng góp.

Sau khi Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 được ban hành, Bộ TN&MT đã huy động sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới vào dự thảo Luật, lấy ý kiến các địa phương, các bộ ngành để thống nhất các nội dung sửa đổi lớn của Dự thảo Luật sau đó báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.

Quan điểm xuyên suốt của Bộ TN&MT tại các buổi làm việc với các bộ, ngành địa phương là cầu thị, lắng nghe, khái quát từ thực tiễn để đánh giá, nhận diện đúng những ý kiến phản ánh từ người dân, doanh nghiệp, tâm tư, nguyện vọng của người dân ở mỗi vùng, miền với đặc trưng văn hóa, điều kiện kinh tế, tự nhiên khác nhau.

Từ sự  cầu thị đó, Bộ TN&MT đã rà soát toàn diện những vướng mắc chồng chéo giữa các pháp luật trong thực tiễn, không gì khác ngoài mục đích xây dựng Dự thảo Luật phải có tháo gỡ vướng mắc, bất cập và khắc phục những điểm yếu của Luật Đất đai năm 2013, đáp ứng kịp thời những yêu cầu trong bối cảnh phát triển mới..

Sau kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ Dự thảo Luật sau khi tiếp thu ý kiến của các Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp, Bộ TN&MT đã hoàn thiện Dự thảo và lấy ý kiến nhân dân từ 3/1/2023 đến 15/3/2023.

Sau đợt lấy ý kiến nhân dân xây dựng Hiến pháp 2013, đợt lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai lần này diễn ra sâu - rộng nhất và huy động được rất nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào bộ luật vì luật này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mỗi người dân, sự phát triển bền vững của đất nước. Theo thống kê, từ giữa tháng 2/2023 đến giữa tháng 4/2023 đã diễn ra gần 90 hội nghị, hội thảo, phiên họp, cuộc làm việc từ cấp Trung ương đến địa phương về việc sửa đổi Luật Đất đai.

Sau đợt lấy ý kiến rộng rãi nhân dân trong và ngoài nước với nhiều phương thức trực tiếp và trực tuyến, cử tri,…ngày 16/3, Ban soạn thảo dự án Luật Đất đai sửa đổi của Bộ TN&MT và các cơ quan Chính phủ đã làm việc có trách nhiệm để hoàn thiện Dự thảo và trình Quốc hội văn bản chính thức vào ngày 29/5. Trong giai đoạn này, Bộ TN&MT, Tổ biên tập Dự án Luật đất đai (sửa đổi) đã khẩn trương, tích cực trong nhiều ngày liên tục để tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân hoàn thiện dự án Luật.

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội lại một lần nữa góp ý nhằm hoàn thiện Dự thảo. Đánh giá Dự thảo Luật sau khi lấy ý kiến nhân dân, Ủy ban Kinh tế nhận định Luật đã có bước tiến quan trọng về chất lượng.

Theo Ủy ban Kinh tế, so với bản Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và Dự thảo Luật lấy ý kiến nhân dân, Dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 đã có sự thay đổi lớn, liệt kê được 31 trường hợp thu hồi đất theo 3 nhóm: Thu hồi đất để xây dựng công trình công cộng; Thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp; Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng khác.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã chỉ đạo Cơ quan soạn thảo và các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến các cơ quan của Quốc hội để chỉnh lý Dự thảo Luật có bước tiến quan trọng về chất lượng; các tài liệu trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, nhiều nội dung đã được tiếp thu, giải trình.

Lúc này, Bộ TN&MT với tư cách là cơ quan soạn thảo dự án Luật đã báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin làm rõ các nội dung trong Dự thảo Luật bổ sung lập luận, góc nhìn, thực tiễn giúp các cơ quan của Quốc hội cân nhắc quyết định đối với việc sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật theo đúng thẩm quyền, vai trò của cơ quan thẩm tra đã quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã giao Tổ biên tập dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong việc tiếp thu, giải trình Dự án Luật, đặc biệt Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã có một số buổi làm việc với Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Khanh về một số nội dung giải trình, tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật. Ngoài ra, trong quá trình phối hợp, Bộ TN&MT đã có nhiều báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế về quan điểm của Bộ trong việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội sau khi xin ý kiến Chính phủ.

Cử tri mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua

Cử tri cả nước mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua

Lan Anh (thực hiện)

Ông Nguyễn Trường Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam: Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua sẽ sớm góp phần giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,..

Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Quốc hội khoá XV xem xét thảo luận và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6 đã thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Nhà nước trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, hướng tới phát huy tối đa nguồn lực đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và giải quyết hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng sử dụng đất; đồng thời, đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong công tác quản lý đất đai để nâng cao tính hiệu quả, bền vững được cân nhắc và quan tâm hàng đầu.

Với hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, cụ thể hơn, Luật Đất đai 2023 được ban hành sẽ giúp cho các chủ thể trong quản lý và sử dụng đất có cơ sở pháp lý rõ ràng, ổn định; dễ áp dụng và triển khai thực hiện; cắt giảm một số thủ tục hành chính, chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng.

Đồng thời, Luật với nhiều nội dung được điều chỉnh, đổi mới được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên cả nước trong thời gian qua, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; góp phần khơi thông, tháo gỡ các nút thắt trong triển khai các dự án đầu tư do vướng cơ chế, chính sách về pháp luật đất đai trong thời gian qua, từ đó đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án và giải ngân kịp thời nguồn vốn đầu tư công;… hỗ trợ, khuyến khích, thu hút nhiều hơn nữa các nguồn lực đầu tư từ xã hội vào đất đai, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và mọi mặt đời sống dân sinh.

Đối với tỉnh Quảng Nam thì việc ban hành Luật Đất đai (sửa đổi) có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với người dân và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Cả hệ thống chính trị, xã hội đang chờ đợi và kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ góp phần giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh như việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; những thiếu hợp lý trong chủ trương, chính sách sử dụng đất và sự phát triển bất ổn của thị trường bất động sản, khiến nguồn lực đất đai bị sử dụng lãng phí; nỗi lo về quyền bình đẳng trong tiếp cận đất đai cũng như quyền có nhà ở của công dân đã được hiến định.

Đặc biệt Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tại Quảng Nam đi theo theo tinh thần là phải hướng đến và đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý và sử dụng đất đai phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; nguồn lực đất đai phải tiếp tục được khẳng định là nguồn lực đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, tác động trực tiếp đến các đối tượng sử dụng đất, các thành phần kinh tế, đặc biệt là đến đời sống của từng người dân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Duy Thành - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý nhà Toàn Cầu (Global Home):

Cử tri cả nước mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua

Thục Vy (thực hiện)

Trong thời gian qua, doanh nghiệp (DN) gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp lý do những bất cập của Luật Đất đai 2013 và nhiều Luật khác. Các khó khăn, vướng mắc này liên quan đến đến pháp luật đất đai như: xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất…, đặc biệt là việc xác định đâu là giá đất "thị trường", chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án BĐS.

Sắp tới đây, khi dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua sẽ khắc phục được các vấn đề bất cập, hạn chế; đồng thời, giải quyết được những vướng mắc, khó khăn về phía cộng đồng DN. Qua đó, DN BĐS mong muốn có sự ổn định, thông suốt trên mọi lĩnh vực, tránh trường hợp Luật bị tắc nghẽn ở một số lĩnh vực khác có liên quan.

Mong rằng Luật Đất đai mới sớm được Quốc hội thông qua sẽ giải quyết những vấn đề tồn đọng để DN thuận lợi hơn trong việc thực hiện dự án và đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ, sổ hồng cho các dự án BĐS đang bị treo khá lâu mà chưa được cấp cho người dân.

Ông Nguyễn Chí Kiên, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Cần Thơ: Khi Luật Đất đai (sửa đổi) lần này được cấp có thẩm quyền thông qua và có hiệu lực thi hành sẽ giúp cho các địa phương nói chung, TP. Cần Thơ nói riêng giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trước đây liên quan đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, qua đó nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Cử tri cả nước mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua

Thanh Bạch (Thực hiện)

Cùng với đó, việc bỏ khung giá đất là nét mới của Luật Đất đai (sửa đổi) và phù hợp với giá thị trường, từ đó dẫn đến việc giải quyết giá trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ thuận lợi hơn, giúp cho việc xây dựng bảng giá đất phù hợp với giá đất thị trường trong điều kiện bình thường; đồng thời minh bạch về tài chính đất đai cũng sẽ tạo sự đồng thuận cao của người dân khi bị thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, còn đối với doanh nghiệp họ cũng sẽ biết được cụ thể giá đất để quyết định việc đầu tư các công trình, dự án.

Khi người dân thỏa mãn với giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi bị thu hồi đất thì công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn thành phố sẽ nhanh hơn; đồng thời hạn chế tối đa tình trạng khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Bà Đặng Bích Ngọc - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Việc lấy ý kiến dự thảo Luật dù thời gian không dài, thế nhưng với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành đã triển khai rất nhiều, các hình thức rất đa dạng, từ việc tổ chức các hội nghị lấy ý kiến rồi là thông qua việc giám sát, phản biện; lấy ý kiến trực tiếp, các văn bản hoặc thông qua hội thảo, báo chí tuyên truyền đã tổng hợp được rất nhiều ý kiến của cử tri và nhân dân.

Cử tri cả nước mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trực tiếp tham mưu cho Chính phủ trong việc tổng hợp, lấy ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai cũng đã cập nhật rất nhanh và kịp thời những ý kiến của cử tri và nhân dân vào dự thảo Luật trên cơ sở sàng lọc, đánh giá và điều chỉnh vào trong dự thảo Luật Đất đai trình Quốc hội.

 Bảo Trâm (lược ghi)

Tin tức

AFD cam kết tăng cường hợp tác về khí hậu và môi trường với Việt Nam

Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE đạt đột phá

Thủ tướng động viên nhóm sinh viên Việt Nam đạt thành tích tại COP28

Thúc đẩy khoản vốn 5-7 tỷ USD của WB cho Việt Nam trong 3 năm tới

Tài nguyên

Tàu vận tải bị sóng đánh trôi vào bờ biển Cù Lao Chàm

Năm 2024, Hà Nội dự kiến thu hồi hơn 12.800 ha đất để triển khai công trình, dự án

Tập huấn trực tuyến về Thử thách Thiết kế nước rút (Sprint Challenge)

Tự ý phân 233 lô đất, lừa hơn 8 tỷ đồng

Môi trường

Hà Nội phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường năm 2024

Bộ TN-MT cấp phép môi trường cho nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình: Bảo vệ môi trường gắn với sản xuất kinh doanh

Công ty Nhiệt điện Uông Bí: Đảm bảo môi trường khi sản xuất trong lòng đô thị

Diễn đàn

Thời tiết ngày 3/12: Miền Bắc tăng nhiệt nhẹ, Trung Bộ còn mưa lớn

Xe buýt điện ngưng hoạt động và cam kết COP26

Thời tiết ngày 2/12: Miền Bắc vẫn rét, Trung Bộ tiếp diễn mưa lớn

Sức mạnh của sự đồng thuận: An cư ở khu tái định cư “kiểu mẫu”

Phát triển

Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh được xác lập kỷ lục châu Á

Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong thực hiện Hiệp định ASEAN: Hướng đến một cộng đồng có môi trường trong sạch, phát triển bền vững

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Thế giới lo sợ vì Biến đổi khí hậu đã “ngoài tầm kiểm soát” và kêu gọi hành động toàn cầu

Chương trình "Ký ức màu xanh, năm 2023" tri ân tại Sơn La

Diễn đàn môi trường năm 2023: Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên

Khoa học

Giải pháp cho công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số cấp xã ở Tuyên Quang

Phi carbon hóa máy bay

Công nghệ sinh học tạo ra loại bê tông mới có thể tự vá các vết nứt

Chính sách

Đề xuất hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái

Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng ngành Tài nguyên và Môi trường

Đắk Nông cắt giảm 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-1-2025