Chuyên đề: Kiện toàn, đổi mới chính sách pháp luật quản lý về đất đai - Bài 2: Hoàn thiện cơ chế tài chính và quy định về phát triển quỹ đất
26/10/2023TN&MTViệc phân bố, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm hiệu quả cao; tạo nguồn thu ngân sách bền vững từ đất đai, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước luôn là vấn đề xuyên suốt trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hoàn thiện cơ chế tài chính về đất
Theo PGS.TS. Trần Trọng Phương (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), tài chính đất đai là một trong những công cụ giúp khai thác tối ưu nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; là công cụ kinh tế giúp tăng nguồn thu từ ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định tài chính vĩ mô, ... Thời gian qua, pháp luật đất đai đã có nhiều đổi mới về công tác giao đất, cho thuê đất phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phươg, bảo đảm nguồn thu từ đất đai hiệu quả. Chính sách tài chính và giá đất; đặc biệt là điều tiết giá trị tăng thêm từ đất, từng bước điều tiết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, qua đó làm tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Theo Báo cáo số 5382/BTC-QLCS ngày 24/5/2021 về tổng hợp nguồn thu từ đất đai của Bộ Tài chính, theo quy định, các khoản thu tài chính từ đất đai gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các khoản thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; phí, lệ phí, tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thườngcho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất.
Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2013 - 2020, thu ngân sách Nhà nước từ đất đai không ngừng tăng lên hàng năm so với tổng thu ngân sách cả nước (từ 63.681 tỷ đồng năm 2013 lên 212.970 năm 2020). Trong đó, chủ yếu là thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (từ năm 2013 đến năm 2020, tiền sử dụng đất chiếm 67,26% và tiền thuê đất chiếm 15,23% tổng các nguồn thu từ đất). Theo Niên giám Thống kê năm 2022 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giai đoạn 2015 - 2021, nguồn thu từ đất đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng qua các năm (85.965 tỷ đồng năm 2015; 180.779 tỷ đồng năm 2018; 193.337 tỷ đồng năm 2019; 212.970 tỷ đồng năm 2020 và 228.593 tỷ đồng năm 2021). Kết quả này minh chứng rõ tầm quan trọng và vị trí của tài chính đất đai nói riêng và nguồn lực đất đai nói chung đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Việc hoàn thiện cơ chế tài chính và quy định về phát triển quỹ đất là vô cùng cấp thiết
Tuy nhiên, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc xác định giá đất cụ thể gặp một số vướng mắc, nhất là việc phối hợp giữa cơ quan xác định giá đất cụ thể và cơ quan thẩm định giá đất chưa tốt, kéo dài thời gian. Để khắc phục, yêu cầu ngành Quản lý đất đai cần hoàn thiện các công cụ tài chính đất đai sao cho chính sách tài chính đất đai phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuế đất giữa Trung ương và địa phương; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã thể chế hóa định hướng trong văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII, các Nghị quyết, kết luận của Đảng, của Quốc hội và đặc biệt thể chế hóa 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 nhóm giải pháp và 8 nhóm giải pháp lớn tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn phù hợp với xu thế phát triển, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai và giá đất.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai cho rằng, dự thảo Luật đã rà soát, hoàn thiện các quy định về việc miễn giảm tiền sử dụng đất. Tiền thuê đất, bổ sung các trường hợp miễn giảm theo lĩnh vực, địa phương, địa bàn, ưu tiên, ưu đãi và đối tượng chính sách, bổ sung quy định về điều tiết nguồn cung từ đất từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ngân sách trung ương để hỗ trợ cho phát triển. Quy định UBND các cấp, các tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương quy định điều tiết việc hỗ trợ hợp đồng dân cư, nơi có đất bị thu hồi và cho người có đất bị thu hồi.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai
Dự thảo Luật đã bãi bỏ quy định về khung giá đất của Chính phủ. Đồng thời, quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất. Quy định bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm và được công bố công khai áp dụng từ 1/1 hàng năm, bổ sung trình tự xây dựng bảng giá đất, trách nhiệm HĐND, UBND trong xây dựng bảng giá đất. Và quy định việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thừa đất chuẩn và các khu vực có bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu giá đất. Quy định mở rộng thành phần Hội đồng thẩm định giá đất để đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quá trình định giá.
Về giá đất cụ thể, dự thảo quy định phân cấp, phân quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất tổng thể đối với các trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi việc sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Đối với khu vực đã có bảng giá đất đối với từng thừa đất theo vùng giá trị đất, giá trị thửa đất chuẩn thì việc định giá cụ thể xác định theo bảng giá đất tại thời điểm định giá.
Hoàn thiện quy định về phát triển quỹ đất
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia. Với áp lực phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu làm cho thế giới ngày càng nóng lên khiến băng tan ra, mực nước biển tăng cao nhấn chìm một bộ phận đất đai không nhỏ cộng thêm sự bùng nổ dân số và hiện trạng sử dụng đất như hiện nay có thể thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng suy thoái, khan hiếm. Do đó, việc phân bố, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triễn bền vững đất nước luôn là vấn đề xuyên suốt trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Theo ông Trần Văn Khải, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban Quản lý Dự án thiết chế Công đoàn: Công tác phát triển quỹ đất đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập quỹ đất sạch cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội. Tại Việt Nam, phát triên quỹ đất đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập quỹ đất sạch cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tâng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội.
PGS.TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Đất Việt Nam
PGS.TS. Đỗ Thị Tám, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, hoàn thiện quy định về phát triển quỹ đất là giải pháp chiến lược để sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Không nằm ngoài quy luật trên, Việt Nam với đặc thủ là một nước đang phát triển, trong điều kiện hiện nay chúng ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp. Vì thế, nhu cầu về xây dựng công trình phục vụ các lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng gia tăng, ... Để đạt được những mục tiêu trên thì vấn đề tạo lập và quản lý quỹ đất là một bài toán đang đặt ra cho các cơ quan chức năng.
Trong những năm qua, Đảng đã ban hành nhiều quyết sách và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều quy định pháp luật về quản lý quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay hệ thống các quy định pháp luật về quản lý quỹ đất nhằm phát triển kính tế - xã hội ở Việt nam còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như: Quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính về đất đai và giá đất;quy định về quản lý, khai thác quỹ đất; quy định về giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý quỹ đất làm cho việc quản lý quỹ đất trên phạm vi toàn quốc kém hiệu quả. Quản lý quỹ đất ở nhiều địa phương bị buông lỏng, thậm chí thả nổi dẫn đến đã có nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra làm thất thoát quỹ đất, đất đai được sử dụng không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lãng phí, kém hiệu quả làm ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của các địa phương.
Theo Luất Đất đai 2013, quỹ đất được phát triển theo các phương thức: Khai thác quỹ đất công do Nhà nước quản lý hiện đang bỏ trống hoặc sử dụng không hiệu quả, chưa phù hợp; Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất có người đang sử dụng nhưng được quy hoạch cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội và triển khai dự án; Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất|của người đang sử dụng.
Theo Báo cáo số115/BC-BTNMT ngày 26/9/2022 về “Đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai 2013 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực tiễn phát triển quỹ đất tại Việt Nam còn tổn tại một số bất cập như: Thường xuyên phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; Chính sách bồi thường giữa dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hội đất chênh lệch khá lớn so với dự án không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất; Tại các nơi có tốc độ đô thị hóa cao, sự gia tăng sử dụng đất xây dựng hạ tầng, phát triên công nghiệp, đô thị, dịch vụ dẫn đến sự gia tăng chuyển mục đích sử dụng đất, chuyên quyền sử dụng đất khiến giá đất biến động mạnh, ...
Hoàn thiện cơ chế tài chính về đất đai tạo động lực phát triển và nguồn thu ngân sách bền vững cho Nhà nước
Do vậy, Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, nêu rõ: Cần xem xét bổ sung và làm rõ một số quy định về phát triển quỹ đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất; ưu tiên hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các tổ chức phát triển quỹ đất, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đủ năng lực tạo lập, quản lý, khai thác quỹ đất, thực hiện tốt nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo đó, tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung một chương mới gồm 5 điều (từ Điều 111 đến Điều 115) nhằm xây dựng cơ chế phát triển quỹ đất, bảo đảm sự chủ động của Nhà nước trong việc phân bổ đất đai theo quy hoạch, chủ động quỹ đất điều tiết thị trường, đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các tổ chức phát triển quỹ đất, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đủ năng lực tạo lập, quản lý, khai thác quỹ đất, thực hiện tốt nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận các công trình kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Dự thảo Luật đã bổ sung một Chương mới (Chương VIII ) nhằm xây dựng cơ chế phát triển quỹ đất, bảo đảm sự chủ động của Nhà nước trong việc phân bổ đất đai theo quy hoạch, chủ động quỹ đất điều tiết thị trường, đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Cụ thể, dự thảo đề xuất quy định Nhà nước đầu tư phát triển quỹ đất để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; việc phát triển quỹ đất được thực hiện theo dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư phải đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả và theo quy định của pháp luật; quy định đất đưa vào để tạo quỹ đất. Các hình thức phát triển quỹ đất thông qua thực hiện dự án thu hồi đất vùng phụ cận của các dự án, công trình xây dựng hạ tầng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn hoặc dự án lấn biển bằng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước (Điều 111).
Nhiều bất cập về quy định phát triển quỹ đất cần được đổi mới, bổ sung
Tại Điều 113, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định Quỹ phát triển đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập để ứng vốn cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thực hiện dự án tạo quỹ đất, ... đồng thời, quy định rõ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm của địa phương cho Quỹ phát triển đất. Cụ thể, theo Dự thảo, Quỹ phát triển đất của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương để tiếp nhận và ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy định tại Điều 111 của Luật này. Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất được phân bổ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ tối thiểu 10% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm của địa phương cho Quỹ phát triển đất. Chính phủ quy định cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển đất.
Điều 114 dự thảo đề xuất quy định giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý quỹ đất phục vụ Nhà nước giao, cho thuê thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có tránh nhiệm phối hợp với Tổ chức phát triển quỹ đất trong việc quản lý, bảo vệ để không bị lấn, chiếm đất. Trường hợp quỹ đất chưa giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư thì Tổ chức phát triển quỹ đất được cho các tổ chức, cá nhân thuê ngắn hạn để khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai. Dự thảo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất tại Điều 115 theo hướng: Tổ chức phát triển quỹ đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công hoặc doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quyết định việc thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại các Tổ chức phát triển quỹ đất hiện có tại địa phương.
Góp ý vào các quy định về phát triển quỹ đất, PGS.TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Đất Việt Nam nêu quan điểm, nguồn đất đưa vào quỹ đất do nhà nước tạo lập đã được phê duyệt trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đến cấp huyện, nên không cần phải có thêm quy định mới. Tổ chức phát triển quỹ đất có hiệu quả hay không là do việc tổ chức thực hiện không phải do nguồn đất đưa vào quỹ đất.
“Để Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động hiệu quả, minh bạch rất cần phải rà soát, hoàn thiện các quy định, chức năng, nhiệm vụ, cơ sở pháp lý vì đây là tổ chức mới được thành lập”, PGS.TS Vũ Văn Dũng nhấn mạnh.
Nhất Nam