Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

04/03/2023

TN&MTSáng 4.3, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, GS.TS. Vương Đình Huệ và Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, đồng chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh và các chuyên gia, nhà khoa học, các giảng viên, học viên của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tọa đàm do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, được kết nối trực tuyến với 5 Học viện trực thuộc. 

Luật phải khả thi, vận hành được thông suốt trong thực tiễn 

Phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh lại kết luận của Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó có 4 vấn đề mang tính nguyên tắc gồm:  

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại tọa đàm

Một là, bám sát, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, định hướng, chính sách trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng; các nghị quyết, kết luận của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội. Đặc biệt là 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 nhóm giải pháp và 8 chính sách lớn tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16.6.2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Chỉ luật hóa những vấn đề đã chín, đã đủ rõ; những vấn đề Trung ương đã thảo luận nhưng chưa có kết luận thì không đưa vào dự án luật.

Hai là, kế thừa các quy định mang tính ổn định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn. Luật hóa, cụ thể hóa tối đa những nội dung trong các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật đã được áp dụng hiệu quả qua các thời kỳ. Phải bảo đảm tính tổng thể, chiến lược, lâu dài; tuyệt đối không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm. Chỉ rõ vướng mắc, “lỗ hổng” để giải quyết, tránh tình trạng giải quyết được điểm nghẽn này lại xuất hiện điểm nghẽn khác, bịt được lỗ hổng này lại sinh ra lỗ hổng khác, chống cài cắm lợi ích nhóm trong quá trình sửa đổi Luật.

Ba là, phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Cân nhắc kỹ, không đưa vào luật những vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng mang tính sự vụ, hiện tượng nhỏ lẻ, cá thể.

Bốn là, quá trình sửa đổi luật cần được thực hiện một cách bài bản, khoa học, khách quan, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm các nước, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; tiếp thu, giải trình đầy đủ, cầu thị; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Quang cảnh Tọa đàm

Đặc biệt nhấn mạnh tính khả thi của Luật Đất đai để khi được Quốc hội thông qua thì vận hành được thông suốt trong thực tiễn, Chủ tịch Quốc hội đã gợi mở một số vấn đề đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu tập trung đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật.

Một là, nhóm vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về đất đai, nhất là việc minh định giữa đại diện chủ sở hữu về đất đai với quản lý nhà nước về đất đai; giữa quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng chủ thể; cơ chế kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực đất đai để góp phần ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực đất đai.

Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đất đai là tài sản đặc biệt, có giá trị và ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống xã hội. Đây cũng là một trong những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao và nghiêm trọng nhất. Hiện có khoảng 70% khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài. Do vậy, khi thiết kế các quy định của Luật Đất đai phải bảo đảm nguyên tắc phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát khoa học, hiệu quả giữa các cơ quan, chủ thể có trách nhiệm trong quản lý Nhà nước.

Hai là, thể chế hóa đầy đủ, khoa học, khả thi các quy định của số 18-NQ/TW liên quan tới các vấn đề về tài chính đất đai và giá đất. Đây là nội dung rất quan trọng và cũng rất khó của dự thảo luật đất đai. Thời gian qua cũng có nhiều vi phạm pháp luật trong xác định giá đất, làm thất thoát ngân sách, mất cán bộ.

Ba là, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu thảo luận làm rõ hơn tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai với Luật Quy hoạch; làm rõ hơn về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về tính chất, vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh; về lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi Luật đất đai có hiệu lực thi hành.

Bốn là, về các quy hoạch về thu hồi đất, nhất là các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Năm là, về chế độ sử dụng các loại đất.

Sáu là, vấn đề bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật bởi qua rà soát của Chính phủ có 22 luật, bộ luật có quy định vướng mắc, chồng chéo với các quy định trong Luật Đất đai. Lưu ý điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức thi hành Luật Đất đai, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, đây cũng là vấn đề rất khó trong quá trình thảo luận còn ý kiến khác nhau.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng phát biểu

Có cơ chế, chế tài đủ mạnh để phòng, chống tiêu cực trong định giá đất

Tại Tọa đàm, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của Luật Đất đai trong hệ thống pháp luật, các chuyên gia, nhà khoa học nhận định, nhìn chung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đất đai trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 18 – NQ/TW ngày 16.6.2022 Hội nghị lần thứ 5 về “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

GS.TS. Trần Ngọc Đường phát biểu tại tọa đàm

Đề cập vấn đề phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực trong dự thảo Luật Đất đai, GS.TS. Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ rõ, quy định tại dự thảo Luật chưa thể hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm đã được nêu trong Tờ trình dự án Luật. Cụ thể, Tờ trình nêu quan điểm “Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng thời thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai. Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Nhân dân”. Nhưng Điều 21 dự thảo Luật mới chỉ liệt kê các công việc cần phải làm trong quản lý đất đai.

Do đó, GS.TS Trần Ngọc Đường đề nghị thể hiện lại Điều 21 để quy định rõ trong quản lý nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai thì những vấn đề gì là phải quản lý theo ngành và vấn đề gì phải quản lý theo lãnh thổ, tức là việc gì thuộc thẩm quyền của chính quyền Trung ương, vấn đề gì thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương; những vấn đề gì cả hai cùng làm. “Có như vậy mới hình thành cơ sở để phân cấp, phân quyền minh bạch trong quản lý nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai quy định ở các Chương sau”, GS.TS Trần Ngọc Đường nói.

Về cơ chế xác định giá quyền sử dụng đất theo nguyên tắc thị trường, PGS.TS. Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhấn mạnh, Nhà nước ta được Hiến pháp giao quyền đại diện pháp lý của chủ sở hữu toàn dân và được toàn dân ủy quyền quản lý đất đai theo Luật Đất đai.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

PGS.TS. Vũ Văn Phúc phát biểu tại tọa đàm

Theo đó, trách nhiệm của Nhà nước là tìm cách sử dụng quỹ đất của quốc gia có hiệu quả cao nhất, đồng thời chia lợi ích từ việc sử dụng đất đó cho công dân và các nhà đầu tư vừa theo nguyên tắc thị trường (mua bán thỏa thuận dân chủ), vừa theo nguyên tắc công bằng giữa các công dân, giữa người đang có quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi và nhà đầu tư nhận đất, giữa người sử dụng đất và cơ quan nhà nước... 

“Các giao dịch giữa cơ quan nhà nước và người sử dụng đất cần dựa trên giá cụ thể được cơ quan tư vấn độc lập xác định bằng các phương pháp khoa học đi đôi với thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước và người sử dụng đất thông qua việc cung cấp thông tin minh bạch và đối xử công bằng về lợi ích với các bên liên quan”, PGS. TS Vũ Văn Phúc nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Các đại biểu dự tọa đàm

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Các đại biểu dự tọa đàm

Liên quan đến vấn đề này, một số ý kiến cũng đề nghị phải có cơ chế và chế tài đủ mạnh trong phòng, chống tham nhũng tiêu cực và kiểm soát quyền lực hiệu quả để cán bộ quản lý đất đai không thể câu kết với các tổ chức tư vấn độc lập để định giá quyền sử dụng đất có lợi cho bên nhận.

Tại tọa đàm, các đại biểu cũng tập trung đóng góp ý kiến về các nội dung cụ thể của dự thảo Luật liên quan đến: Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quy định cụ thể hơn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất; hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; quy định mức thuế với người có nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng, bỏ đất hoang; hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản; mở rộng đối tượng sử dụng đất nông nghiệp; quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích; cải cách hành chính, chuyển đổi số trong quản lý và sử dụng đất...

Theo daibieunhandan.vn

Tin tức

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đưa tài nguyên nước trở thành tài nguyên quý giá của quốc gia

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Việt Nam là trung tâm trong quá trình xây dựng chiến lược quan hệ của Australia với Đông Nam Á

Hải Dương tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản

Tài nguyên

Thanh Hóa: Quá trình thi công Dự án nạo vét sông Hoạt tồn tại nhiều bất cập

Cấp huyện, thành phố ở Đắk Nông được quyền quyết định giá đất

Khai thác, quản lý hiệu quả tài nguyên biển và hải đảo

Bình Thuận hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2023

Môi trường

Trao giải cuộc thi Hành trình xanh vì một tương lai xanh

Bắc Ninh: Nói không với rác thải nhựa

Nâng cao hiệu quả truyền thông về thu gom, phân loại rác thải tại Bắc Giang

Bình Định mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

Video

Hưởng hứng ngày Môi trường Thế giới 2023

Chương trình trồng cây "Chùa xanh" tại chùa Linh Quang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 663 cây tại chùa Linh Quang, Điện Biên

Chương trình Chùa xanh trồng 1008 cây xanh tại chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, Cao Bằng

Diễn đàn

Sử dụng nhiên liệu “xanh”, giảm phát thải trong giao thông vận tải

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND TP. Hà Nội phát động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2023

Thời tiết ngày 6/6: Nhiều nơi trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 5/6: Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông

Phát triển

Eurowindow River Park: Không gian xanh cho cuộc sống an lành

Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2023 tôn vinh 16 tập thể, cá nhân

Bổ nhiệm ông Hoàng Trung giữ chức Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đại diện hơn 50 cơ quan báo chí hưởng ứng chương trình trồng cây rừng

Khoa học

Xu hướng khoa học, công nghệ thế giới có tác động đến ngành Tài nguyên và môi trường

Đến năm 2030: Đạt mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường

Sinh viên chế tạo tàu vớt rác sử dụng năng lượng mặt trời

GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Chính sách

Tuyên Quang: Gỡ khó về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Chính phủ ban hành quy định mới về tinh giản biên chế

Chức năng và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Khoa học và Công nghệ

Hà Nội: Cần giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân