Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu: Kết quả đạt được và nhiệm vụ trong thời gian tới

03/04/2024

TN&MTTrong thời gian qua, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ứng phó với biến đổi khí hậu đã trở thành trách nhiệm của mỗi người dân và doanh nghiệp, thu hút sự tham gia vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương. Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách lớn, quan trọng về ứng phó; các chính sách, sáng kiến quốc tế về biến đổi khí hậu đã được thể chế hóa và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Điều đó đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Về dài hạn, ở cả quy mô toàn cầu và nước ta, công cuộc ứng phó đang có xu hướng chuyển dịch tích cực, mang lại những kỳ vọng mới, song trước mắt ở nước ta còn nhiều việc cần làm để thực hiện định hướng chuyển đổi xanh, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển bền vữ

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu: Kết quả đạt được và nhiệm vụ trong thời gian tới

Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Cục Biến đổi khí hậu

Tích cực tham gia các sáng kiến, cam kết quốc tế

Việt Nam luôn chủ động và tích cực tham gia có trách nhiệm, thực chất và hiệu quả các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Từ những năm đầu 1990, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC), Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Trải qua hơn 20 năm đàm phán trong khuôn khổ UNFCCC, Thỏa thuận Paris về BĐKH được thông qua năm 2015, Việt Nam đã chính thức phê chuẩn tham gia năm 2016.

Trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam đã tích cực hợp tác với các đối tác quốc tế triển khai Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC), hằng năm tổ chức các diễn đàn đối thoại với các nhà tài trợ để thu hút nguồn lực cho ứng phó với BĐKH ở nước ta. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tham gia 18 điều ước, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực BĐKH, đặc biệt đã tham gia nhiều sáng kiến quốc tế quan trọng tại các Hội nghị từ COP26 đến COP28.

Sau Hội nghị COP26 đến nay, Bộ TN&MT đã triển khai ký kết hợp tác với 10 quốc gia, 15 tổ chức quốc tế, định chế tài chính quốc tế và trong nước để triển khai cam kết ứng phó với BĐKH; đã thiết lập Nhóm công tác chung về khí hậu giữa Việt Nam với một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ để triển khai các hành động ứng phó với BĐKH hướng tới mục tiêu trung hóa các-bon.

Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, Việt Nam đã cùng với các đối tác quốc tế gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italia, Canada, Đan Mạch, Na Uy công bố tham Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) vào tháng 12 năm 2022. Việc tham gia Tuyên bố JETP nhằm tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính cho việc thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển phát thải thấp. Việt Nam cũng đã tham gia Sáng kiến Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) do Nhật Bản khởi xướng vào tháng 3 năm 2023, nhằm thúc đẩy giảm phát thải các-bon và hợp tác chuyển dịch năng lượng, bổ sung năng lượng tái tạo, hướng tới cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0.

Để triển khai các sáng kiến, cam kết quốc tế về BĐKH, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên tham gia các công ước, thỏa thuận quốc tế, định kỳ kiểm kê quốc gia KNK và xây dựng các báo cáo quốc gia về BĐKH, xây dựng và cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), ban hành các chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia để triển khai thực hiện. Về bảo vệ tầng ô-dôn, đến nay Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn các chất CFC, Halon, CTC; các chất HCFC đã giảm 35% mức tiêu thụ cơ sở và sẽ loại trừ hoàn toàn vào năm 2040; các chất HFC bắt đầu được quản lý, loại trừ dần theo lộ trình kể từ năm 2024.

Triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều đề án, chiến lược, kế hoạch hành động để triển khai thực hiện; các Bộ, ngành có liên quan đều đã ban hành kế hoạch hành động của ngành với những chỉ tiêu cụ thể triển khai cam kết, triển khai nhiều hoạt động chuyển dịch hướng các-bon thấp. Các địa phương đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; tích cực tổ chức triển khai, quán triệt thực hiện các cam kết ứng phó với BĐKH; tuyên truyền các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn năng lượng xanh; đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở trên địa bàn thuộc đối tượng phải kiểm kê KNK; phát triển các dự án năng lượng tái tạo, giảm phát thải KNK. Nhiều Tổng công ty, Tập đoàn nhà nước đã nghiên cứu và giảm dần các nguồn năng lượng hóa thạch, xây dựng kế hoạch giảm phát thải KNK. Một số tập đoàn đa quốc gia sẵn sàng hợp tác với các cơ quan thuộc Chính phủ để thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0”. Thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để trở thành động lực dẫn dắt, tạo tác động lan tỏa trong những ngành, lĩnh vực then chốt, nhất là trong phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, chuyển đổi số, đầu tư chip bán dẫn, hydrogen…

Nhanh chóng thể chế hóa các chủ trương của Đảng, nội luật hóa các quy định của quốc tế

Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đề ra những chủ trương, quyết sách quan trọng cho công cuộc ứng phó với BĐKH ở nước ta. Sau 10 năm triển khai thực hiện, đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều mặt, đặc biệt đã hoàn thiện được cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật về ứng phó với BĐKH. Trong đó, Luật Bảo vệ môi trường, Luật KTTV và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành đã được đi vào cuộc sống. Lĩnh vực KTTV đã xây dựng và ban hành 01 Nghị định, 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 20 Thông tư; lĩnh vực BĐKH đã ban hành 03 Nghị định, 04 Nghị quyết của Chính phủ, 08 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 05 Thông tư. Từ năm 2019 đến nay, riêng Bộ TN&MT đã tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành 27 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành về ứng phó với BĐKH. Việc triển khai thực hiện các quy định quốc tế, sáng kiến, cam kết quốc tế cơ bản đã được nội luật hóa trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành đã tạo lập được cơ sở pháp lý bao quát, đầy đủ về ứng phó với BĐKH, bao gồm về thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK, bảo vệ tầng ô-dôn, lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào chiến lược, quy hoạch; cơ sở dữ liệu quốc gia về BĐKH; Báo cáo quốc gia ứng phó với BĐKH; thực hiện các cam kết quốc tế về BĐKH và bảo vệ tầng ô-dôn... Luật đã lần đầu tiên chế định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon như là công cụ để thúc đẩy mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK, góp phần thực hiện những đóng góp do Việt Nam cam kết khi tham gia Thỏa thuận Paris về BĐKH. Luật quy định rõ đối tượng được phân bổ hạn ngạch phát thải KNK và có quyền trao đổi, mua bán hạn ngạch và tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon trong nước; căn cứ xác định hạn ngạch phát thải KNK; trách nhiệm của các cơ quan quản lý, tổ chức liên quan trong việc phân bổ hạn ngạch phát thải KNK; lộ trình và thời điểm triển khai thị trường các-bon trong nước để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên.

Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chi tiết về giảm nhẹ phát thải KNK, bảo vệ tầng ô-dôn và bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện các hoạt động giảm phát thải, thúc đẩy phân loại xanh trên phạm vi cả nước thực hiện các cam kết ứng phó với BĐKH. Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định trách nhiệm phải thực hiện kiểm kê KNK đối với 1.912 cơ sở có mức phát thải KNK hằng năm từ 3.000 tấn CO2 trở lên nhằm góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải KNK, đồng thời là cơ sở để các cơ sở này tham gia trao đổi hạn ngạch phát thải KNK trên thị trường các-bon trong nước.

Việc đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội đã được quy định chi tiết tại Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm đầy đủ nội dung, trình tự đánh giá, đảm bảo khách quan, khoa học. Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2020 và tiếp tục được rà soát, cập nhật để triển khai các hoạt động thích ứng trong dài hạn để tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái.

Việc thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào chiến lược, quy hoạch được thể chế hóa và quy định chi tiết tại Thông tư số 06/2023/TT-BTNMT của Bộ TN&MT, áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch. 

Bộ TN&MT đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal tích hợp các nội dung về làm mát bền vững, nhằm thực hiện theo lộ trình quản lý, loại trừ các chất theo cam kết quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm phát thải KNK.

Nhiệm vụ đặt ra cho công tác ứng phó trong thời gian tới 

Biến đổi khí hậu là xu thế không thể đảo ngược, được Tổ chức Khí tượng thế giới thống kê trong những năm gần đây thảm họa thiên tai tăng gấp 5 lần so với đầu thế kỷ 20 và nhiệt độ tiếp tục tăng trong 5 năm tới và có thể tăng trên ngưỡng 1,50C. Tần xuất xảy ra các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, hạn hán ngày càng dày đặc và nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới trong 10 năm tới, đặc biệt tại những nước đang phát triển chịu nhiều rủi ro thiên tai như nước ta. Gần đây El-nino lại xuất hiện làm nóng lên ở nhiều nơi, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã cảnh báo “Kỷ nguyên nóng lên toàn cầu đã kết thúc và kỷ nguyên nung sôi toàn cầu đã đến”. 

Về tác động đến các nền kinh tế trên thế giới, Báo cáo của Tổ chức Swiss Reinsurance (Swiss Re) đã chỉ ra tác động của BĐKH có thể làm giảm sản lượng kinh tế toàn cầu từ 11-14%, tương đương 23.000 tỷ USD hằng năm vào năm 2050; trong đó, nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển sẽ bị suy giảm 20% hoặc cao hơn. Viện Toàn cầu Mckinsey đưa ra đánh giá tác động của BĐKH làm cho các nước Đông Nam Á tổn thất khoảng 8-13% GDP mỗi năm cho đến năm 2050.

Do đó, BĐKH đã thực sự là thách thức rất lớn đối với nhân loại, mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải KNK theo mục tiêu quốc gia đã cam kết. 

Đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Đây cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị COP26, một số quốc gia, nhóm nước đã ban hành và áp dụng các cơ chế, quy định mới đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia có mức phát thải lớn; song đây cũng là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi xanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển. Giảm phát thải KNK nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) là nghĩa vụ của tất cả các quốc gia, thực tế đã làm gia tăng nhu cầu trao đổi tín chỉ các-bon và kết quả giảm phát thải KNK giữa các quốc gia.

Với những xu thế đó, nhiều nhiệm vụ đặt ra cho công tác ứng phó với BĐKH ở nước ta trong thời gian tới, trong đó trước mắt tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau: Hoàn thiện các quy định pháp luật ứng phó với BĐKH, bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cùng với việc đẩy mạnh thực hiện các chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch quốc gia về ứng phó với BĐKH như: Chiến lược quốc gia về BĐKH gắn với thực hiện NDC; Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả COP26; Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030; Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH; Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.

Tập trung hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tăng cường công tác quản lý nhà nước về BĐKH từ trung ương đến địa phương, trong đó có việc xây dựng các tiêu chí thích ứng với BĐKH đối với các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các công trình dài hạn phục vụ phát triển bền vững đất nước.

Cần sớm ban hành kế hoạch chi tiết giảm phát thải KNK của các lĩnh vực phát thải, hấp thụ KNK để đảm bảo đạt mục tiêu cam kết theo NDC. Các lĩnh vực cần đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tạo tín chỉ các-bon và xây dựng danh mục hoạt động, biện pháp giảm phát thải KNK khuyến khích trao đổi tín chỉ các-bon với các đối tác quốc tế. Tập trung phát triển thị trường các-bon trong nước và hoàn thiện các quy định về quản lý tín chỉ các-bon, bao gồm cả hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và ra nước ngoài.

Cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK phù hợp với tình hình thực tiễn; đẩy mạnh hoạt động kiểm kê KNK tại các doanh nghiệp để góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải KNK và là cơ sở để các cơ sở này tham gia trao đổi hạn ngạch phát thải KNK trên thị trường các-bon trong nước. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực BĐKH. Thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ các-bon trực tuyến để quản lý thống nhất toàn bộ tín chỉ các-bon được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam và các hoạt động giao dịch tín chỉ các-bon. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về BĐKH, trong đó tập trung xây dựng hệ thống thông tin báo cáo, cơ sở dữ liệu về kiểm kê KNK và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK. Hoàn thiện hệ thống báo cáo giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với BĐKH cấp quốc gia và báo cáo kiểm kê KNK trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước về BĐKH.

Ứng phó với BĐKH là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của mỗi người dân và toàn xã hội; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế; góp phần phát triển kinh tế xanh, bền vững và tích cực hội nhập. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần tận dụng những cơ hội từ ứng phó với BĐKH để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.

TS. TĂNG THẾ CƯỜNG

Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 1+2 năm 2024

Tin tức

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ Franco Tech

Việt Nam - Nhật Bản: Nâng tầm hợp tác hướng tới phát triển bền vững

Việt Nam - Australia: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Tài nguyên

Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành quản lý đất đai (3/10/1945 - 3/10/2024): Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai

Bài 1: Một số ghi nhận về tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, điều tra cơ bản tại các tỉnh, thành ven biển

Diễn đàn về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên biển và hải đảo Việt Nam năm 2024: ‘Các giải pháp xanh cho kinh tế biển bề vững tại Việt Nam’

Đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn

Môi trường

Gỡ vướng trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt

Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất ở nhiều địa phương

Tiêu hủy đàn hổ chết do dính cúm A/H5N1 ở Đồng Nai

Bắc Ninh: Tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Đất ô nhiễm thủy ngân: Tính chất, nguồn gốc, ảnh hưởng lên sức khỏe con người và các phương pháp xử lý 

Bộ TN&MT đầu tư xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu của ngành

Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước của lực lượng công an cơ sở

Thực trạng công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Chính sách

Thuận Thành - Bắc Ninh: Có thông báo số 792/TB-TU, chấp thuận phương án cưỡng chế đất phục vụ Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B

Thanh Hóa: Rà soát hoạt động tận thu thực hiện dự án chống sạt lở

Vi phạm về môi trường Công ty Dabaco Thanh Hoá bị đề nghị xử phạt hơn 200 triệu đồng

Phân công nhiệm vụ các bộ, địa phương xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Phát triển

Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình

Ninh Bình là địa phương duy nhất của Việt Nam và Đông Nam Á sở hữu Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới

TPHCM: Chủ tịch UBND quận Bình Tân Nguyễn Minh Nhựt giữ chức Phó Giám đốc Sở TN&MT

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT

Diễn đàn

Thời tiết ngày 4/10: Bắc Bộ có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa lớn

Lâm nghiệp là lĩnh vực giảm phát thải tốt nhất

Bán tín chỉ Carbon tại Quảng Bình: Lợi ích kép nhưng còn nhiều vướng mắc

Lan tỏa lối sống xanh, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường và an toàn sức khỏe