Chiêm ngưỡng một số thiết bị công nghệ “made in Tài nguyên và Môi trường”

09/08/2022

TN&MTTrong 2 ngày (4-5/8/2022) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra Triển lãm thành tựu ngành Tài nguyên và Môi trường. Mỗi gian hàng là một lĩnh vực, ở đó có những thông điệp riêng, giới thiệu công nghệ, nghiên cứu và đóng góp cho Ngành trong chặng đường 20 năm đã đi qua. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn và giới thiệu một số công nghệ ấn tượng.

Thiết bị bay bầy đàn

Thiết bị bay và xuồng không người lái giá rẻ do nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Đo đạc &Bản đồ nghiên cứu và phát triển, thiết bị có thể hoạt động theo bầy đàn thu dữ tài liệu tài nguyên, môi trường.

Thiết bị bay không người lái cánh cứng cất cánh thẳng đứng (UAV-VTOL) và xuồng không người lái đo sâu hồi âm (USV Echo sounder) được nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Đo đạc & Bản đồ nâng cấp, cải tiến từ hoạt động độc lập lên chuẩn tự hành kiểu bầy đàn. Các thiết bị này có thể hoạt động độc lập hoặc cùng thực hiện công việc giống nhau trên một phần mềm điều khiển duy nhất, sau đó tự động gửi dữ liệu về hệ thống server trung tâm.

ThS. Lưu Hải Âu - Giám đốc Trung tâm Tin học Trắc địa & Bản đồ - Viện Khoa học Đo đạc & Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Các UAV được nhóm nghiên cứu tận dụng từ thân vỏ của thiết bị bay mô hình, sau đó tự phát triển phần mềm dựa trên nhu cầu thực tế của ngành Đo đạc & Bản đồ và Điều tra dữ liệu Tài nguyên và Môi trường.

Hiện nay việc sử dụng thiết bị UAV và xuồng không người lái (USV) chuyên dụng để bay chụp và đo đạc thành lập bản đồ trên cạn và dưới nước được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam.

Tính ưu việt của các giải pháp này là cơ động, kinh tế, an toàn lao động, phù hợp với các khu đo có diện tích nhỏ và trung bình nếu đo trên diện tích nhỏ. Nhưng trên diện tích lớn, đòi hỏi thời gian nộp sản phẩm nhanh thì quy trình sử dụng thiết bị không người lái chưa được tối ưu.

Cuối tháng 2/2022 nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thực tế bay quét lidar trên UAV thành lập bản đồ địa hình tại khu vực tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Với 4 thiết bị UAV bay 20 km trên diện tích 4.000 ha, nhóm nghiên cứu chỉ thực hiện trong 1 ngày với 5 giờ bay chụp và quét lidar đồng thời. "Nếu bay độc lập như trước đây sẽ cần thời gian 10 ngày, đó là chưa kể phụ thuộc thời tiết mưa, gió lớn không bay được", ThS. Lưu Hải Âu cho biết, dàn UAV này chỉ cần 1 người vận hành, toàn bộ dữ liệu sẽ được tự động gửi về hệ thống theo thời gian thực. Hiện ngành Đo đạc Bản đồ dân sự Việt Nam chưa từng nhập hệ thống UAV chuyên dụng bay theo bầy đàn để thực hiện các nhiệm vụ đo bản đồ, vì kinh phí rất lớn và cũng chưa có hãng nào bán.

Thiết bị UAV bay kiểu riêng lẻ (có khả năng bay kết hợp kiểu bày đàn) được nhóm chế tạo thành công có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với thiết bị UAV bay kiểu riêng lẻ nhập ngoại. Sản phẩm góp phần giải quyết bài toán thi công đo đạc bản đồ và điều tra dữ liệu tài nguyên và môi trường cho các khu vực, trong đó đặc biệt là các vùng khó khăn: Biên giới, hải đảo, vùng biển, sông suối giáp ranh, chồng lấn và vùng có địa hình chia cắt con người không tiếp cận được.

Chiêm ngưỡng một số thiết bị công nghệ “made in Tài nguyên và Môi trường”

Xuồng không người lái

Mô hình trạm radar thời tiết Nha Trang

Chiêm ngưỡng một số thiết bị công nghệ “made in Tài nguyên và Môi trường”

GS. TS Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn giới thiệu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ

về mô hình trạm ra đa thời tiết

Trạm ra đa thời tiết Nha Trang được đầu tư gồm: Công trình nhà làm việc kết hợp nhà công vụ cùng đầy đủ trang thiết bị làm việc và sinh hoạt; Hệ thống máy phát điện kép hoạt động luân phiên 24/24 cung cấp điện cho toàn bộ trạm; Hệ thống ra đa thời tiết băng sóng C, phân cực đôi, sử dụng công nghệ mạch rắn tiên tiến cùng các trang thiết bị phụ trợ đồng bộ, hiện đại bậc nhất trong khu vực.

Mô hình trạm radar thời tiết Nha Trang, dùng để quan trắc, phát hiện, theo dõi mây và các hiện tượng thời tiết. Trạm radar đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai. Việt Nam hiện vận hành 10 trạm radar. Thời gian tới cần triển khai thêm 5-10 trạm để tiếp tục nâng cao hiệu quả dự báo, cảnh báo thời tiết.

Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét Đông Nam Á (SeAFFGS)

Hệ thống này hoạt động mang lại lợi ích cho khu vực trong việc cảnh báo lũ quét kịp thời và chính xác hơn. Hệ thống tích hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau từ vệ tinh, radar, trạm tự động và đo đạc địa hình nhằm hỗ trợ người làm công tác dự báo có thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất hiệu quả.

SEAFFGS được thiết kế và phát triển nhằm mục đích cung cấp một hệ thống công cụ hiện đại, hỗ trợ các cán bộ dự báo khí tượng thủy văn phân tích, giám sát và cảnh báo thiên tai lũ quét thông qua các dữ liệu quan trắc tự động, dữ liệu mô hình theo thời gian thực. Trong đó, bao gồm các sản phẩm chính như: Các chỉ số định hướng cảnh báo lũ quét dựa trên ngưỡng dòng chảy tràn (FFG), Chỉ số độ ẩm đẩt trung bình (ASM), Chỉ số dự báo nguy cơ lũ quét (FFFT), Chỉ số rủi ro lũ quét (FFR) và Định hướng cảnh báo sạt lở thông qua ngưỡng độ ẩm, ngưỡng sạt lở (LST). 

Hiện nay, lũ quét, sạt lở đất chưa thể dự báo được vị trí cụ thể xảy ra sạt lở, chỉ có thể cảnh báo nguy cơ theo các mức độ khác nhau tại các khu vực. Hệ thống SEAFFGS hỗ trợ các dự báo viên phân tích, cảnh báo các ngưỡng mưa, sinh lũ quét trong 1 giờ, 3 giờ, 6 giờ, vùng nguy cơ rủi ro lũ quét trong 12, 24, 36 giờ, ngưỡng sạt lở đất trong phạm vi 24 giờ và được cập nhật thường xuyên theo các khoảng thời gian tương ứng.

Việt Nam có 19 đến 21 loại hình thiên tai. Trong những năm qua, ngành khí tượng thủy văn đã quan tâm tới tất cả các loại hình này và có kế hoạch đầu tư để từng bước giải quyết những vấn đề lớn. Cái khó nhất và đe doạ nhiều nhất là bão với cường độ gió lớn, mức độ, phạm vi ảnh hưởng rộng. Công tác dự báo cường độ, quỹ đạo bão,… đã được cải thiện, vì vậy thiệt hại do bão gây ra đã từng bước giảm.

Chiêm ngưỡng một số thiết bị công nghệ “made in Tài nguyên và Môi trường”

TS. Mai Văn Khiêm- Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia giới thiệu Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét Đông Nam Á (SeAFFGS) vừa được triển khai tại Việt Nam. Hệ thống giúp tăng cường năng lực dự báo lũ quét - một trong những loại hình thiên tai gây tử vong cao nhất nhưng khó dự báo nhất.

Hệ thống thiết bị quan trắc môi trường tự động 

Chiêm ngưỡng một số thiết bị công nghệ “made in Tài nguyên và Môi trường”

Hệ thống thiết bị quan trắc môi trường tự động gồm nhiều thành phần như hệ thống giám sát nước mặt tự động, thiết bị đo nồng độ bụi. Trong những năm qua, Việt Nam thúc đẩy tăng cường quan trắc tự động, đặc biệt với các nguồn thải lớn.

 

 

 

 

 

Vệ tinh MicroDragon ghi tên Việt Nam vào bản đồ vũ trụ thế giới

Chiêm ngưỡng một số thiết bị công nghệ “made in Tài nguyên và Môi trường”

Mô hình vệ tinh Micro Dragon do đội ngũ 36 cán bộ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thiết kế, tích hợp dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản, giúp Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ.

Vệ tinh MicroDragon - "Made by Vietnamese" nằm trong khuôn khổ Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản thực hiện nhiệm vụ “Đào tạo 36 thạc sĩ công nghệ vũ trụ và thực hành chế tạo thử nghiệm một vệ tinh Micro (khối lượng khoảng 50 kg) tại một số trường đại học của Nhật Bản”. Sau khi đưa lên quỹ đạo, nhiệm vụ chính của vệ tinh MicroDragon là chụp ảnh theo dõi chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam. Việc thu được ảnh của vệ tinh MicroDragon là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng Vệ tinh trên thế giới, nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động như phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Diệp Minh

Tin tức

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đưa tài nguyên nước trở thành tài nguyên quý giá của quốc gia

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, giải quyết vấn đề nước xuyên biên giới

Việt Nam là trung tâm trong quá trình xây dựng chiến lược quan hệ của Australia với Đông Nam Á

Hải Dương tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản

Tài nguyên

Thanh Hóa: Quá trình thi công Dự án nạo vét sông Hoạt tồn tại nhiều bất cập

Cấp huyện, thành phố ở Đắk Nông được quyền quyết định giá đất

Khai thác, quản lý hiệu quả tài nguyên biển và hải đảo

Bình Thuận hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2023

Môi trường

Trao giải cuộc thi Hành trình xanh vì một tương lai xanh

Bắc Ninh: Nói không với rác thải nhựa

Nâng cao hiệu quả truyền thông về thu gom, phân loại rác thải tại Bắc Giang

Bình Định mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

Video

Hưởng hứng ngày Môi trường Thế giới 2023

Chương trình trồng cây "Chùa xanh" tại chùa Linh Quang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 663 cây tại chùa Linh Quang, Điện Biên

Chương trình Chùa xanh trồng 1008 cây xanh tại chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, Cao Bằng

Diễn đàn

Sử dụng nhiên liệu “xanh”, giảm phát thải trong giao thông vận tải

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND TP. Hà Nội phát động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2023

Thời tiết ngày 6/6: Nhiều nơi trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 5/6: Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông

Phát triển

Eurowindow River Park: Không gian xanh cho cuộc sống an lành

Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2023 tôn vinh 16 tập thể, cá nhân

Bổ nhiệm ông Hoàng Trung giữ chức Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đại diện hơn 50 cơ quan báo chí hưởng ứng chương trình trồng cây rừng

Khoa học

Xu hướng khoa học, công nghệ thế giới có tác động đến ngành Tài nguyên và môi trường

Đến năm 2030: Đạt mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường

Sinh viên chế tạo tàu vớt rác sử dụng năng lượng mặt trời

GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Chính sách

Tuyên Quang: Gỡ khó về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Chính phủ ban hành quy định mới về tinh giản biên chế

Chức năng và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Khoa học và Công nghệ

Hà Nội: Cần giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân